Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

CHÚNG TA CÓ QUYỀN TỰ HÀO VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA NỀN VĂN HÓA VÀO SỰ NGHIỆP CỨU QUỐC VÀ KIẾN QUỐC.

 Ngày 28/8/1945, Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Tuyên cáo thành lập nội các quốc gia với 12 Bộ, trong đó có Bộ Thông tin, Tuyên truyền. Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, tổ chức, bộ máy của Bộ nhiều lần được sắp xếp lại thành: Bộ Văn hóa và Thông tin; Bộ Văn hóa; Bộ Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao; Bộ Văn hóa – Thông tin và từ 31/7/2007 đến nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Từ vị trí là một trong ba mặt trận trọng tâm (kinh tế – chính trị – văn hóa) tại Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943, đến lời khẳng định của Bác Hồ kính yêu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, tới các Nghị quyết chuyên đề của Đảng về văn hóa, Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc, đặc biệt là Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức ngày 24/11/2021 nhân kỷ niệm 75 năm Bác Hồ tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn với xây dựng con người Việt Nam.

Trong suốt lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, ngành Văn hóa thông tin luôn là một mặt trận quan trọng đồng hành, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước, dân tộc. Trong giai đoạn đổi mới và phát triển hiện nay, các chiến sỹ trên mặt trận văn hóa đã và đang không ngừng nỗ lực để đóng góp công sức vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế – văn hóa – xã hội, đặc biệt là nhiệm vụ “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nhằm nhìn lại một chặng đường 77 năm vẻ vang, nhiều vinh quang gắn với của lịch sử dân tộc, phóng viên báo Điện tử Tổ Quốc đã ghi nhận những ý kiến của các chuyên gia, những người đã từng công tác trong ngành và cả những người ngoài ngành nhưng luôn dành tâm huyết cho văn hóa nước nhà. Những ý kiến là sự ghi nhận đóng góp của ngành văn hóa trong công cuộc đấu tranh, giải phóng đất nước cũng như xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Đồng thời cũng là lời cổ vũ, thể hiện tâm tư, khát vọng, đặt niềm tin vào Ngành Văn hóa hôm nay và mai sau.

Chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hóa vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới.

Trong thời gian tới, để xây dựng và phát triển đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chúng ta nhất định phải dựa vào, phải phát huy nguồn lực tiềm tàng vốn có – nguồn lực nội sinh văn hoá, con người Việt Nam. Cần tiếp tục giữ gìn, bồi đắp và phát huy hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam- hệ giá trị đã được hình thành qua trường kỳ lịch sử đấu tranh, dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc như tinh thần yêu nước, tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn…

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới rộng mở, ai cũng có thể học hỏi được những cái hay, cái đẹp của nhân loại và tránh được những cái cần phải tránh. Thế giới rộng mở nhưng gia đình luôn là nơi nuôi dưỡng và gìn giữ văn hóa dân tộc, giá trị gia đình truyền thống căn cốt vẫn cần được gìn giữ và phát huy. Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam”, việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến những giá trị đạo đức truyền thống, văn hóa ứng xử trong gia đình và trong cộng đồng, giúp mỗi gia đình thấy được sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại.

Đảng ta luôn đặt phát triển văn hoá, xây dựng con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Xét đến cùng, mọi chủ trương, chính sách đặt ra đều vì con người, cho con người và do con người thực hiện. Do vậy, sự nghiệp phát triển văn hoá, xây dựng con người phải là của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Nhưng trong hệ thống ấy cần có sự phân công, có các cơ quan chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn lực đầu tư, có cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện. Có cơ quan phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Có cơ quan chăm lo, khuyến khích đội ngũ những người lao động sáng tạo trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ…

Để có sự quan tâm phối hợp đồng bộ, cần phải có sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Phải có các cơ chế, chính sách phù hợp mới có thể huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Hiện nay, chủ trương, chính sách đã được nêu, được ban hành đầy đủ trong các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vấn đề quan trọng là thống nhất nhận thức và việc tổ chức, phối hợp của hệ thống các cơ quan thực hiện để sớm đưa các chính sách vào cuộc sống vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân.

Khi nước ta trong giai đoạn chiến tranh, kinh tế còn nghèo, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Chúng ta đã quan tâm việc xây dựng lối sống và lẽ sống đẹp cho con người và xã hội, không phải chờ khi có mức sống vật chất tốt hơn. Chính những năm đó, một lối sống tốt đẹp, một đời sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, sự đoàn kết gắn bó yêu thương nhau,… tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, những giá trị cao đẹp và sâu sắc là nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Trong những năm đổi mới, vấn đ lối sống được đặc biệt quan tâm từ đó khẳng định tư tưởng, đạo đức và lối sống văn hóa lành mạnh là những lĩnh vực then chốt của văn hóa và được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Vấn đề lối sống, quan hệ giữa lối sống và mức sống đã và đang trở thành vấn đề lớn trong đời sống xã hội.

Đặc biệt trong 35 năm đổi mới vừa qua, văn hóa thực sự và ngày càng khẳng định là một trong bốn trụ cột kiến tạo quốc gia. Văn hóa xuyên thấm trong tất cả đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Và ngay trong bốn trụ cột đó thì văn hóa thẩm thấu sâu rộng, sinh động và lấp lánh trong các lĩnh vực đó. Xây dựng kinh tế làm trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội… Văn hóa ngày càng xứng đáng trở thành một nhân tố không thể thiếu trong việc hoạch định đường lối chính trị, khơi dậy sức mạnh toàn dân, cố kết toàn dân tộc, hội nhập đoàn kết quốc tế.

Chúng ta bắt đầu từ văn hóa đi xuyên qua kinh tế thị trường đến văn hóa ở một tầm mức cao hơn. Tôi cho rằng, dân tộc Việt Nam phải bắt đầu đi từ văn hóa, không phải chỉ đi từ kinh tế. Kinh tế thị trường là công cụ. Nhà nước pháp quyền XHCN là công cụ của Nhân dân để đi đến văn hóa cao hơn là Chủ nghĩa Xã hội. Tư duy về văn hóa có lẽ nên hiểu như thế, chứ không phải ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, cố nhiên rất quan trọng. Chúng ta lấy văn hóa để phát triển kinh tế, phát triển chính trị…. Vì tư duy, quyết sách chính trị hay kinh tế chính là văn hóa. Đường lối chính trị chính là văn hóa. Kinh tế là văn hóa. Bao trùm hết thảy, Chủ nghĩa Xã hội là văn hóa. Văn hóa ở đây nó bao hàm nghĩa rộng như vậy, bao hàm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa là cái gì rất khó nắm bắt nhưng là hiện hữu trong đời sống xã hội hàng ngày. Bởi lịch sử mà không có triết học thì là lịch sử mù quáng. Còn triết học mà không có lịch sử thì chỉ là thứ triết học trống rỗng

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét