Vào hồi 9h47 ngày 2/9/1969, trái tim của chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập....Vì cũng là ngày Quốc khánh của nước ta nên để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của cả dân tộc, lúc đó Bộ Chính trị quyết định công bố Chủ tịch Hồ Chí Minh mất vào lúc 9h47 ngày 3/9/1969.Trong Bản Di chúc của Bác được công bố năm 1969 về việc riêng, (bản viết năm 1968) Bác đã nhắc lại yêu cầu được hỏa táng và chôn cất ngắn gọn như sau:
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức
là "hỏa táng". Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến.
Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng.
Khi ta có nhiều điện, thì "điện táng" càng tốt hơn.
Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp
sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng
bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên bia đá
tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi chắc chắn, mát mẻ, để những
người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung
quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều
thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao
phó cho các cụ phụ lão.
Về vấn đề không thực hiện yêu cầu được hỏa
táng trong Di chúc Người thì thông báo của Bộ Chính trị ngày 19/8/1969 giải
thích là: "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban chấp
hành TƯ Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để
sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện
tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng
ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn.
Trên tinh thần ấy, 52 năm đã qua thi thể
Người vẫn được Đảng và Nhà nước ta bảo quản, giữ gìn và tu bổ theo định kỳ hàng
năm. Lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xây dựng trang nghiêm đối diện với hội
trường Ba Đình lịch sử - nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và cũng là nơi
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta làm lể truy điệu, vĩnh biệt Người. Từ đó đến nay
đã có một Bộ tư lệnh ngày đêm canh giữ bảo vệ Lăng theo nghi thức cao nhất của
quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét