Ngày 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Việc ban hành pháp lệnh này là để hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm xử phạt nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng, phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra; bảo đảm quyền uy tư pháp, giữ gìn sự tôn nghiêm của tòa án… Tuy nhiên, một số đối tượng đang đưa ra những thông tin lệch lạc, hướng lái tiêu cực, xuyên tạc nội dung, mục đích, ý nghĩa của pháp lệnh này.
Lợi dụng việc Pháp lệnh quy định xử phạt đối với hành vi “ghi âm
lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của chủ tọa
phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không
được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính;
không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói,
ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự”, các đối tượng xấu đã đưa ra
nhiều luận điệu độc hại. Thậm chí còn kích động, bịa đặt trắng trợn rằng, “nếu
việc xử án mà đàng hoàng, nghiêm minh, đúng pháp luật thì không cần phải bóp
nghẹt tự do bằng cách cấm ghi hình và ghi âm như hiện nay”, “livestream là phản
ánh đúng sự thật, mà nhà cầm quyền rất sợ những tiếng nói sự thật được đưa
lên”… Từ đây, chúng ra sức bôi lem, tấn công Pháp lệnh. Nói thẳng “cây ngay
không sợ chết đứng”.
Bất cứ xã hội nào cũng cần có quy định của pháp luật để bảo đảm
các quan hệ xã hội được duy trì ổn định. Khi một người nào đó cố tình vượt qua
những giới hạn chung, xâm phạm lợi ích của cộng đồng thì mới bị xử lý. Ngược
lại, nếu bản thân chấp hành đúng quy định của pháp luật, tôn trọng quyền lợi
của các chủ thể khác trong xã hội thì chẳng có gì phải lo ngại.
Pháp lệnh này không chỉ quy định các nội dung liên quan đến ghi
âm, ghi hình trái quy định mà còn quy định nhiều hành vi vi phạm khác. Trong đó
có thể kể đến như: người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử
dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại/người làm chứng tham gia tố tụng hoặc
buộc người bị hại/người làm chứng khai báo gian dối; hành vi gây trở ngại cho các
hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hoà giải và xét xử vụ việc dân sự của
tòa án…
Các hành vi cản trở tố tụng không phải đến bây giờ mới được quy
định, trong các luật chuyên ngành như Bộ Luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng
dân sự, Luật Tố tụng hành chính… cũng đều có quy định về nội dung này. Mục đích
khi ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt
động tố tụng là để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý xử phạt
nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng; tăng cường kỷ luật, kỷ
cương trong tố tụng; bảo đảm quyền uy tư pháp, giữ gìn sự tôn nghiêm của tòa
án… Chẳng ai ngăn cản quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hay “bóp nghẹt” tự
do như những gì một số kẻ rêu rao.
Về chủ thể vi phạm, ngoài những công dân bình thường thì cán bộ
của chính các cơ quan tố tụng (Công an, Viện Kiểm sát, Toà án…) cũng có thể là
đối tượng bị xử phạt nếu có vi phạm. Phát biểu tại buổi thảo luận, cho ý kiến
về Dự thảo Pháp lệnh này, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao khẳng định
rõ: nếu đánh người gây thương tích bên ngoài là xử phạt bình thường, còn cán bộ
Công an, Kiểm sát mà đánh người là quá nặng nên buộc phải xử nặng; hay làm sai
lệch hồ sơ vụ án, giấy tờ giả bên ngoài xử phạt khác, cán bộ Công an, Kiểm sát
làm sai thì xử nặng hơn nhiều.
Chỉ có những kẻ “có tật” thì mới hay “giật mình”. Vì vậy, đừng
núp dưới tấm áo “dân chủ”, “tự do” để che đậy cho bộ mặt nhem nhuốc phía sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét