MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
KINH TẾ TẬP THỂ
Kinh tế
tập thể là những cơ sở kinh tế do các thành viên tự nguyện góp vốn, tài sản, tư
liệu sản xuất hoặc/và góp sức; cùng sản xuất, kinh doanh (SXKD); cùng quản lý
theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng; phân phối theo vốn góp, lao động hoặc theo
mức độ tham gia dịch vụ; thành viên kinh tế tập thể khi tự nguyện chấm dứt tư
cách thành viên thì được tổ chức kinh tế tập thể trả lại phần vốn, tài sản, tư
liệu lao động đã đóng góp. Kinh tế tập thể tồn tại dưới nhiều hình thức, phổ
biến hơn cả là hợp tác xã (HTX), liên hiệp (LH) HTX, tổ hợp tác… Trong
đó, HTX được coi là loại hình nòng cốt của kinh tế tập thể.
Theo báo
cáo của Liên minh HTX Việt Nam, tính đến tháng 6-2020, cả nước có
25.282 HTX (trong đó có 16.012 HTX nông nghiệp,
8.087 HTX phi nông nghiệp, 1.183 quỹ tín dụng nhân dân), tăng
2002 HTX so với cùng kỳ năm trước; 91 LH HTX và 120.811 tổ
hợp tác. Tổng vốn điều lệ đạt hơn 36,6 nghìn tỷ đồng, trung bình 1,434 tỷ
đồng/HTX; tổng giá trị tài sản đạt trên 181,74 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 2% so
với năm 2019); doanh thu bình quân đạt 1,7 tỷ đồng; thu nhập thành viên, người
lao động đạt trung bình 2,7 triệu đồng/người/tháng. Số HTX SXKD có
hiệu quả đạt 58% tổng số HTX đang hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét