Với tư cách là lực
lượng dẫn dắt xã hội phát triển văn minh, tiến bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên
không chỉ có trách nhiệm xây dựng nền tảng tinh thần đạo đức xã hội lành mạnh
mà còn phải là lực lượng tiên phong trong đấu tranh, phòng ngừa, đẩy lùi, ngăn
chặn các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.
Muốn làm tốt việc
này, trước hết đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần chú trọng học tập, thấm nhuần
những giá trị văn hóa truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc; tự giác tu
dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, không bị lôi
kéo vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, dâm ô, cờ bạc, mê tín dị đoan; gương mẫu
chấp hành nội quy, quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa tại cộng đồng nơi cư
trú; vận động gia đình, người thân và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phường, xã văn minh...
Để tệ nạn xã hội xâm
nhập vào một bộ phận cán bộ, đảng viên, cấp ủy và chính quyền các cấp không thể
vô can. Vì vậy, đi đôi với việc đề cao vai trò tự giác, gương mẫu của đội ngũ
cán bộ, đảng viên, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cơ quan,
đơn vị cần quan tâm chăm lo xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thường xuyên
tổ chức các hoạt động văn hóa bổ ích nhằm tạo ra không gian sống tích cực cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cùng với đó, cần làm tốt công tác giáo dục, quản
lý cán bộ, đảng viên ở mọi lúc, mọi nơi; phối hợp với chính quyền, đoàn thể,
nhân dân địa phương tăng cường giám sát cán bộ, đảng viên nơi cư trú; tránh để
“khoảng trống trận địa quản lý” khiến cán bộ, đảng viên vi phạm tệ nạn xã hội
mà không biết.
Theo Phó thủ tướng Vũ
Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”, nhiều nước trên thế giới thời gian đầu quá chú trọng phát
triển kinh tế mà không chú ý đến môi trường, khi nhận ra thì mất hàng chục năm
và nhiều phần trăm GDP để khắc phục. Nhưng muộn hơn nữa, khi nhận ra hệ quả của
việc không chú ý đến văn hóa, đạo đức xã hội thì phải mất hàng thế hệ và có khi
mất nhiều lần mức tăng trưởng kinh tế mới có thể khắc phục được.
Để không lặp lại “vết
xe đổ” đó, chúng ta càng phải chú trọng quan tâm xây dựng nền tảng văn hóa, đạo
đức lành mạnh cho xã hội, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn
hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống chính trị, vào mỗi tổ chức, cơ quan,
đơn vị, mỗi gia đình và cá nhân. Đây là “bức tường thành” có thể phòng ngừa
hiệu quả các tệ nạn xã hội. Nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giữ gìn và phát huy các chuẩn mực đạo đức,
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ góp phần bảo đảm cho xã hội nói
chung, mỗi người nói riêng được phát triển tiến bộ, cân bằng, bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét