Giai cấp công nhân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau khi giành được chính quyền về tay mỉnh
sẽ bắt tay vào xây dựng một hình thái mới - đó là hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa cộng sản. Đây là thời kỳ lâu dài, khó khăn phức tạp, vừa có kế thừa, phủ
định biện chứng chủ nghĩa tư bản, vừa xây dựng những yếu tố, những cơ sở vật
chất của chủ nghĩa xã hội. Khi xã hội mới đủ sức vận động trên cơ sở nền tảng
cùa chính nó, thì chuyển dần lên
chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, thực hiện bước quá độ là một tất yếu khách quan đối
với mọi nước sau khi giai cấp công nhân đã giàhh thắng lợi trong cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn đầu.
Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn,
Đảng ta càng nhận thức rõ rằng, quá
độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp
Vì: phải tạo ra sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước
nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bàn chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất
thấp, lại trải qua mấy
chục năm chiến tranh để lại hậu quả nặng nề;
các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc cải
tạo và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, cho nên lại càng khó khăn, phức tạp. Do vậy, nhất thiết
phải trải qua
một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái
mới, nên không thể nóng vội, giản đơn. Tính chất đan xen, phức tạp và lâu dài
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam biểu hiện rõ
nét ở đường
lối phát triển kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành
phần kinh tế dựa trên các hình thức sở
hữu khác nhau. Nhận thức mới này đã khắc phục được những biểu hiện nóng vội,
đốt cháy giai đoạn, vi phạm quy luật khách quan đã diễn ra thời kỳ trước đổi
mói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét