Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế bảo đảm quyền con người ở việt nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển

         1. Bảo đảm quyền con người luôn là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, bảo đảm quyền con người (nhân quyền) là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), là bản chất của xã hội ta. Vì thế, suốt 25 năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, công tác nhân quyền được đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhận thức về nhân quyền trong xã hội, đặc biệt là trong cán bộ công chức, ngày càng được nâng cao. Các cấp, các ngành đã ngày càng quan tâm hơn đến công tác này. Bên cạnh Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ, với hoạt động ngày càng đi vào nền nếp và chủ động, nhiều địa phương cũng đã thành lập được Ban chỉ đạo nhân quyền cấp tỉnh/thành phố, với sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành. Sự phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương cũng ngày càng đồng bộ và chặt chẽ hơn... Đạt được những thành tựu nói trên có sự đóng góp của nhiều cơ quan, đơn vị.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, theo quan điểm của Đảng, Việt Nam có thể và cần phải giành lại thế chủ động trên lĩnh vực nhân quyền. Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ; không chỉ lĩnh vực kinh tế, mà các lĩnh vực khác, kể cả lĩnh vực nhân quyền cũng diễn ra xu hướng này. Dù muốn hay không, mọi quốc gia đều bị cuốn vào và không khỏi bị tác động bởi tiến trình này. Các quá trình này còn bị hướng lái và thúc đẩy mạnh mẽ bởi Mỹ và Phương Tây; cả trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi khu vực và tiểu khu vực. Chúng ta cần chủ động trong mọi hoạt động, kể cả thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia nhằm tránh bị áp đặt, bị lôi cuốn thụ động vào quá trình phức tạp, nhạy cảm, khó xử lý, nếu xử lý sai sẽ có nhiều hậu quả khôn lường.

Điều đáng lưu ý là việc thiết lập cơ quan nhân quyền quốc gia phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn quốc tế về cơ chế nhân quyền quốc gia, tương thích với xu hướng quốc tế và khu vực. Thông qua các hoạt động đối nội và đối ngoại, cơ quan này có thể góp phần tích cực vào các hoạt động tuyên truyền về thành tựu nhân quyền Việt Nam; cũng như trong hợp tác và đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền.

Hiện nay, hơn 120 nước trên thế giới đã có cơ quan nhân quyền quốc gia. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài 5 nước đã có ủy ban nhân quyền quốc gia, một số quốc gia cũng đang chuẩn bị theo xu hướng này. Bên cạnh đó, các quốc gia thuộc ASEAN cũng đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế hiện có, đặc biệt là sự tham dự của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Các tổ chức khu vực mà Việt Nam là thành viên, như APEC, ASEM... đều đưa nhân quyền thành mối quan tâm chính, một hoạt động chủ yếu, thường xuyên. Bối cảnh trên đòi hỏi chúng ta cần thiết lập một cơ quan nhân quyền đủ sức đáp ứng các yêu cầu đối ngoại.

Căn cứ vào bối cảnh và thực tiễn chính trị Việt Nam, việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia theo đúng, đầy đủ các quy định của Nguyên tắc Paris là chưa phù hợp. Tuy nhiên, việc xây dựng một thiết chế độc lập có chức năng giám sát việc thực hiện quyền con người ở nước ta là cần thiết. Thiết chế ấy nên trực thuộc Quốc hội.

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, để thực hiện tốt hơn nữa việc bảo vệ nhân quyền, cần có một cơ quan đặc trách về vấn đề này. Một cơ quan như vậy cần được tổ chức dựa trên các quy định và thông lệ quốc tế, song phải đảm bảo giữ vững được định hướng XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng (nghĩa là cơ quan này cần phải đảm bảo tin cậy về chính trị và chuyên môn), tuân thủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhân quyền. Để thành lập một cơ quan như vậy phải có lộ trình chuẩn bị từng bước về cơ sở pháp lý, nhân sự và điều kiện hoạt động.

Để đáp ứng được yêu cầu nói trên, trước mắtkhông nên tập trung tất cả các chức năng theo quy định của Nguyên tắc Paris vào một cơ quan, mà nên phân các chức năng đó cho một số cơ quan đủ năng lực chuyên môn và uy tín chính trị đảm nhiệm. Khi các cơ quan hoạt động ổn định, có thể sáp nhập vào một cơ quan quốc gia.

Những điểm trình bày ở trên là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tiếp tục hoàn thiện các cơ quan nhân quyền hiện có và đề xuất việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam

2. Một số mô hình thiết chế độc lập khả thi về thực hiện quyền con người

Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, việc tiếp tục kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; bao gồm Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo đảm quyền con người. Đây là một nhiệm vụ luôn được quan tâm và đặc biệt được coi trọng trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Thông qua việc đổi mới các hoạt động của Quốc hội, các chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp, việc bảo đảm quyền con người ngày càng được mở rộng và nâng cao. Điều này cho thấy, việc tìm kiếm, bổ sung các cơ chế mới chỉ có tác dụng khi bản thân các nhánh quyền lực cũng nhận thức rõ và không ngừng đổi mới chính mình. Ngược lại, dù có bổ sung thêm bao nhiêu cơ chế đi chăng nữa, nhưng bản thân nhà nước không chuyển động thì các cơ chế mới cũng mất tác dụng và trở nên vô nghĩa.

Với ý nghĩa ấy, việc xây dựng, kiện toàn các cơ quan nhân quyền phải gắn liền với đổi mới bản thân các cơ quan nhà nước, gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

2.1. Kiện toàn các cơ quan nghiên cứu, giáo dục nhân quyền

Nhận thức về nhân quyền có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi nhân quyền. Đến nay đã có thêm một số cơ sở giáo dục đào tạo về quyền con người, trong đó có cả đào tạo ở bậc đại học, theo các chương trình và nội dung khác nhau. Nếu không được quan tâm kịp thời, các quan điểm nhân quyền tư sản, thông qua các đối tượng dự học, không khỏi ảnh hưởng nhanh tới các tầng lớp trong xã hội. Do vậy, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan nghiên cứu, giáo dục nhân quyền là hết sức cần thiết nhằm tạo sự thống nhất nhận thức trong xã hội về quyền con người. 

a) Đề nghị Trung ương giao cho một cơ quan chủ trì (phối hợp với các cơ quan khác, như Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - đào tạo, Hội đồng lý luận Trung ương…) nghiên cứu xây dựng một “giáo trình chuẩn” và tổ chức triển khai việc giáo dục nhân quyền thống nhất, đồng bộ trong cả nước. Giáo trình này được xây dựng trên quan điểm đổi mới của Đảng ta về quyền con người.

b) Cần có một chiến lược, quan niệm và lộ trình cụ thể cho công tác giáo dục nhân quyền trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trước mắt, cùng với việc mở rộng tới mọi đối tượng học tập tại hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị huyện/thị, cần nghiên cứu để giảng dạy nhân quyền trong các trường đại học, cao đẳng, nhằm trang bị tri thức nhân quyền đúng đắn cho học sinh, sinh viên. Cần kết hợp việc đào tạo cơ bản, chính quy với bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày, sao cho tất cả cán bộ trong bộ máy nhà nước đều được trang bị những kiến thức cơ bản về quyền con người.

c) Từng bước đào tạo, hình thành được đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về quyền con người (đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về nhân quyền)[1]. Cần coi trọng việc tập huấn về nhân quyền cho đội ngũ phóng viên, báo chí; tập hợp những cây bút tâm huyết, trang bị chuyên sâu về nhân quyền, hình thành đội ngũ đủ sức đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền...

d) Cùng với việc mở rộng nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và những vấn đề đương đại đang nổi lên hiện nay, Trung ương nên giao cho một cơ quan, chẳng hạn như Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, hoặc Hội đồng lý luận trung ương, chủ trì một chương trình nghiên cứu tổng thể về quyền con người. Bên cạnh những vấn đề cơ bản về quyền con người (theo quan điểm của Liên hiệp quốc) và xu hướng nhân quyền hiện nay, Chương trình nghiên cứu này cần làm rõ vị trí vấn đề quyền con người trong chủ nghĩa xã hội; vấn đề quyền con người trong xã hội do Đảng cộng sản lãnh đạo theo định hướng XHCN; mối quan hệ giữa Hiến pháp với các quy định pháp luật khác về quyền con người, các điều kiện bảo đảm quyền con người; cơ chế giám sát nhân quyền ở Việt Nam; cần nghiên cứu, hình thành những luận cứ khoa học trên cơ sở pháp lý quốc tế và thực tiễn quốc gia phục vụ việc bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền...

e) Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với các quốc gia, trước hết là các nước có cùng quan điểm với Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Chú trọng tham khảo kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhân quyền của các nước như Trung Quốc, Nga… 

2.2. Kiện toàn các cơ quan hiện đang tham gia bảo vệ nhân quyền

Cùng với việc không ngừng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm công vụ, thông qua các chương trình đổi mới hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp, cần tiếp tục kiện toàn các cơ quan hiện đang tham gia bảo vệ quyền con người. 

a) Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ nhằm đảm đương tốt hơn việc chỉ đạo mọi hoạt động nhân quyền; đặc biệt là nhiệm vụ bảo đảm nhân quyền.

Trong khi chưa thành lập được cơ quan nhân quyền quốc gia, cần đầu tư xây dựng một cơ quan giúp việc cho Ban chỉ đạo nhân quyền Chính phủ, với đội ngũ cán bộ tương xứng với nhiệm vụ đang đặt ra hiện nay, có khả năng phối hợp nghiên cứu, giảng dạy và đáp ứng tốt các yêu cầu đối nội và đối ngoại của đất nước (ở Trung Quốc, Hội nghiên cứu nhân quyền có 166 người; Viện Nhà nước - pháp luật của Liên bang Nga có 350 người…với nhiều chuyên gia giỏi được thu hút từ nhiều ngành/lĩnh vực).

b) Kiện toàn các cơ quan, tổ chức có chức năng theo dõi, tư vấn, trợ giúp Chính phủ trên lĩnh vực nhân quyền. Đó là Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ; Ban Tôn giáo; các Vụ/Cục về giới, về quyền trẻ em, về việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội …

c) Thành lập chức danh nhân quyền tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao nhằm giúp người đứng đầu các cơ quan này theo dõi, xử lý các vấn đề nhân quyền thuộc thẩm quyền.

2.3. Bổ sung cơ chế bảo vệ nhân quyền trên cơ sở các tổ chức hiện có

Kiện toàn và tăng thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức có chức năng theo dõi, phản biện Chính phủ về việc thực thi nhân quyền và các cơ quan tư pháp trong hoạt động xét xử. Đó là: Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Đối ngoại, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban các Vấn đề xã hội, Ủy ban Thanh thiếu niên và nhi đồng thuộc Quốc hội. Hình thành cơ chế phối hợp về hoạt động giám sát và thúc đẩy quyền con người của các ủy ban thuộc Quốc hội.

 Cần thu hút sự tham gia tích cực hơn của một số Ban thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng thời bổ sung thêm một số cơ quan mới như: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Luật gia, Hội Luật sư...

 Các phát hiện, tư vấn, kiến nghị của các cơ quan này có thể được chuyển tới Ban Bí thư, Thường vụ Quốc hội để kịp thời giải quyết.

2.4. Cơ quan nhân quyền quốc gia dựa trên Nguyên tắc Paris

Về lâu dài, cần nghiên cứu toàn diện nhằm tiến tới thành lập Ủy ban nhân quyền quốc gia. Đây là mô hình được nhiều nước lựa chọn so với mô hình cơ quan Thanh tra Quốc hội.

Về cơ sở pháp lý, theo quy định của Nguyên tắc Pari, dù theo mô hình nào thì các cơ quan này cũng phải được thành lập từ một quy định trong Hiến pháp hoặc trên cơ sở một đạo luật riêng biệt. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, việc ban hành một đạo luật là thích hợp. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp hiện nay, có thể bổ sung đoạn văn sau vào Hiến pháp mới “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, có cơ chế bảo vệ quyền con người”. Luận điểm này vừa nhằm khẳng định quyết tâm chính trị của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ nhân quyền, vừa như báo hiệu trước việc xây dựng một cơ chế bảo vệ nhân quyền mới trong tương lai.

 Cơ quan này chỉ có chức năng theo dõi, giám sát, tư vấn việc thực thi nhân quyền, chứ không có chức năng trực tiếp giải quyết các khiếu nại, tố cáo những vi phạm nhân quyền. Phạm vi xem xét các vấn đề nhân quyền có thể bao gồm: Xem xét việc ban hành luật và văn bản dưới luật có phù hợp với Hiến pháp hay không; việc thực thi nhân quyền của Chính phủ; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật và theo hướng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người hay không. Cơ quan này còn có trách nhiệm xem xét báo cáo nhân quyền quốc gia; xem xét về tính tương thích của pháp luật quốc gia với các quy định của công ước nhân quyền và đề xuất kiến nghị.

Cơ quan này được đảm bảo tính độc lập tương đối, nhưng không “đối lập”, “đối trọng” với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan tư pháp. Do đặc thù chính trị ở Việt Nam, hoạt động của cơ quan này phải nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn quyền con người, không phá hoại sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Cần lựa chọn những người đã có nhiều năm công tác trên lĩnh vực bảo vệ pháp luật, có chuyên môn về nhân quyền, có uy tín xã hội; đặc biệt là kiên định với vai trò lãnh đạo của Đảng, định hướng XHCN, có bản lĩnh trong xử lý công việc và bảo vệ lẽ phải (Chủ tịch Uỷ ban nhân quyền quốc gia của các nước đều có mối quan hệ tốt, tin cậy từ Tổng thống, hay Thủ tướng Chính phủ).

Kinh nghiệm của Trung Quốc là Hội nhân quyền Trung Quốc - mặc dù được lãnh đạo chặt chẽ bởi Đảng cộng sản (người đứng đầu - Chủ tịch Hội - thường là Bộ trưởng đã nghỉ hưu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký có hàm Thứ trưởng thuộc Văn phòng Nhà nước; các thành viên vẫn giữ chức vụ thuộc một Ban Đảng, như Ban Tuyên huấn, hoặc cơ quan Nhà nước khác), nhưng tổ chức này vẫn được xem là tổ chức phi chính phủ, có quy chế tư vấn tại Hội đồng Kinh tế, xã hội của Liên hiệp quốc (ECOSOC); đặc biệt, các thành viên của tổ chức này có uy tín cao trong xã hội Trung Quốc cũng như trên trường quốc tế - cả về phẩm hạnh cũng như tri thức nhân quyền. Kinh nghiệm Inđônêxia, Malaixia, Nga về bổ nhiệm chức vụ này cũng tương tự như vậy. Cách bố trí nhân sự này rất cần được tham khảo trong xây dựng và vận hành cơ quan nhân quyền ở Việt Nam.

2.5. Các phương án về cơ quan nhân quyền quốc gia

Xuất phát từ thực tiễn phức tạp của vấn đề nhân quyền ở nước ta trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia cần có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kinh nghiệm, cơ sở pháp lý, chuyên gia, nhân sự... cho bộ máy. Lộ trình xây dựng cơ quan này ít nhất là 5-7 năm, qua hai giai đoạn: Giai đoạn trước mắt, khoảng năm năm tập trung thành lập và củng cố cơ quan Thanh tra về nhân quyền, củng cố, hoàn thiện các cơ quan nhà nước liên quan đến vấn đề nhân quyền, chuẩn bị các tiền đề cần thiết. Giai đoạn thứ hai, thành lập và hoàn thiện cơ quan nhân quyền quốc gia trên cơ sở bộ máy, đội ngũ cán bộ các cơ quan nhân quyền đã tồn tại.

2.5.1. Phương án 1 (trước mắt): Thành lập cơ quan Thanh tra Quốc hội về nhân quyền.

- Cơ sở pháp lý: Ra đời theo một đạo luật của Quốc hội; trực thuộc Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ của Quốc hội; người đứng đầu cơ quan Thanh tra do Quốc hội thông qua trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch nước.

- Chức năng, nhiệm vụ: Theo dõi, tư vấn cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề nhân quyền trong và ngoài nước; giám sát các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp liên quan đến vấn đề tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền con người; xem xét, đánh giá việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là quốc gia thành viên; soạn thảo báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện quyền con người trình cơ quan có thẩm quyền; tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu kiện, tố cáo liên quan đến những sai phạm trong thi hành và bảo vệ pháp luật, liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (thực thi chức năng hiện nay của Ban Dân nguyên của Quốc hội; một phần chức năng của Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban các Vấn đề xã hội...); thúc đẩy việc giáo dục nhân quyền; hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục nhân quyền, xây dựng năng lực và hỗ trợ thực hiện nhằm thúc đẩy các quyền con người với các cơ quan nhân quyền quốc gia, khu vực và quốc tế có liên quan.

- Nhân sự: người đứng đầu phải: 1) Là một vị đại biểu Quốc hội đương nhiệm; 2) Từng giữ trọng trách trong Đảng và Chính quyền (nên là một Bộ trưởng hoặc tương đương đã nghỉ quản lý); 3) có phẩm chất đạo đức, am hiểu lĩnh vực nhân quyền và dày dạn kinh nghiệm; 4) hoạt động theo cơ chế độc lập với các cơ quan quyền lực nhà nước; 5) được miễn trừ trách nhiệm pháp lý mà không bị truy tố hay xem xét bởi Chủ tịch nước, Thủ tướng do thực hiện chức năng và thẩm quyền của mình; 6) được hưởng lương trực tiếp từ ngân sách nhà nước do Quốc hội thông qua (chế độ như một Phó Thủ tướng)[2]. Các thành viên khác gồm những người am hiểu pháp luật, chính trị, khoa học... đã được thử thách trong công tác. Lâu dài có thể có cơ sở ở miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh); cơ quan này không bị hành chính hóa trong hoạt động.

Có thể thay thế mô hình này bằng chức danh Văn phòng Nhân quyền quốc gia trực thuộc Chủ tịch nước (trong điều kiện tăng thẩm quyền cho Chủ tịch nước như đã nêu trong Cương lĩnh sửa đổi của Đảng và Hiến pháp sửa đổi tới đây). 

2.5.2. Phương án 2 (trong dài hạn): Thành lập Ủy ban Nhân quyền quốc gia. 

- Cơ sở pháp lý: ra đời theo một đạo luật của Quốc hội; trực thuộc Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ của Quốc hội; người đứng đầu Ủy ban (Chủ tịch) do Quốc hội thông qua trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch nước.

- Chức năng, nhiệm vụ: theo dõi, tư vấn cho Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề nhân quyền trong và ngoài nước; nhận và giải quyết đơn khiếu kiện (sau khi đã sử dụng hết các trình tự thủ tục mà vẫn không đạt kết quả mong đợi); phát hiện bản chất vụ việc và đưa ra khuyến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về cách thức giải quyết (không được trao chức năng điều tra); xem xét, đánh giá việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là quốc gia thành viên; soạn thảo báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện quyền con người trình cơ quan có thẩm quyền; hợp tác quốc tế với các cơ quan nhân quyền quốc gia, khu vực và quốc tế trên lĩnh vực giáo dục, xây dựng năng lực... về quyền con người.

- Nhân sự: người đứng đầu phải: 1) Từng giữ trọng trách trong Đảng và Chính quyền (nên là một Bộ trưởng hoặc tương đương đã nghỉ quản lý) và hiện vẫn đang là đảng viên; Được Chủ tịch nước đề xuất và Quốc hội thông qua theo đa số phiếu tán thành; 3) có phẩm chất đạo đức, trình độ/am hiểu lĩnh vực nhân quyền và dày dạn kinh nghiệm; 4) hoạt động theo cơ chế hoàn toàn độc lập khỏi sự ảnh hưởng của các nhánh quyền lực nhà nước; 5) được miễn trừ trách nhiệm pháp lý mà không bị truy tố hay xem xét bởi Chủ tịch nước, Thủ tướng do thực hiện chức năng và thẩm quyền của mình; 6) được hưởng lương trực tiếp từ ngân sách nhà nước do Quốc hội thông qua (như các đại biểu Quốc hội cao cấp khác). Các thành viên khác gồm những người am hiểu pháp luật, chính trị, khoa học... đã được thử thách trong công tác. Lâu dài có thể có cơ sở ở miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh); cơ quan này không phải là cơ quan hành chính, không bị hành chính hóa trong hoạt động.

Ủy ban này trước mắt có thể trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, có chức năng xem xét các thông tin liên quan đến sai phạm của cán bộ thực thi công vụ cũng như trong quá trình tố tụng và có thể độc lập tương đối với các bộ khác trong nội các.

2.5.3. Phương án 3 (ngắn hạn): Thành lập Hội đồng Nhân quyền quốc gia 

- Cơ sở pháp lý: ra đời theo một đạo luật của Quốc hội hay Lệnh (Order) hoặc Nghị định (Decree) của Chủ tịch nước; trực thuộc Chủ tịch nước; người đứng đầu Hội đồng (Chủ tịch) do Chủ tịch nước bổ nhiệm với chức vị tương đương bộ trưởng.

- Chức năng, nhiệm vụ: theo dõi, tư vấn cho Chủ tịch nước và các cơ quan quyền lực nhà nước về các vấn đề nhân quyền trong và ngoài nước; nhận đơn khiếu kiện (sau khi đã sử dụng hết các trình tự thủ tục mà vẫn không đạt kết quả mong đợi); phát hiện bản chất vụ việc và đưa ra khuyến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về cách thức giải quyết (không được trao chức năng điều tra); xem xét, đánh giá việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là quốc gia thành viên; soạn thảo báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện quyền con người trình cơ quan có thẩm quyền; hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục, phổ biến, tuyên truyền, xây dựng năng lực,... về quyền con người với các cơ quan nhân quyền quốc gia, khu vực và quốc tế có liên quan.

- Nhân sự: người đứng đầu phải: 1) từng giữ trọng trách trong Đảng và Chính quyền (nên là một Bộ trưởng hoặc tương đương đã nghỉ quản lý) và hiện vẫn đang là đảng viên; 2) được Chủ tịch nước bổ nhiệm trực tiếp; 3) có phẩm chất đạo đức, trình độ/am hiểu lĩnh vực nhân quyền và dày dạn kinh nghiệm; 4) hoạt động theo cơ chế hoàn toàn độc lập khỏi sự ảnh hưởng của các nhánh quyền lực nhà nước; 5) được miễn trừ trách nhiệm pháp lý một phần mà không bị truy tố hay xem xét bởi Thủ tướng do thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình; các thành viên khác gồm những người am hiểu pháp luật, chính trị, khoa học... đã được thử thách trong công tác. Lâu dài có thể có cơ sở ở miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh); cơ quan này không bị hành chính hóa trong hoạt động

 

“Dân chủ”, “nhân quyền” phương Tây - Hay thì ít, dở thì nhiều

            Cùng với các chiêu bài về tự do, dân chủ, hợp tác, ngoại giao thân thiện là các chiêu bài “nhân quyền”, “tự do thương mại”, “hợp tác giáo dục đào tạo”,…, người phương Tây muốn đến Việt Nam bằng nhiều cách; trong đó, có một phương cách “ hiệu quả nhất”, vừa tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp, vừa thực hiện được mưu đồ “luồn thật sâu, leo thật cao” vào các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội ở Việt Nam; từ đó, gây dựng cơ sở, thực hiện “nội công, ngoại kích”, chống phá ta trên nhiều mặt trận, cả chính trị, kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, cả văn hóa, ngoại giao, quân sự, an ninh.

Một trong những nội dung mấu chốt, cốt lõi của vấn đề “nhân quyền ở Việt Nam” là phương Tây muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Làm việc này, phương Tây đã bộc lộ dã tâm, mưu đồ đen tối: xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì thế, hai trong nhiều vấn đề then chốt của các học thuyết “dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây cần áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta; từ đó giành lại chiến thắng trong hòa  bình, cái điều họ luôn luôn mong muốn và rất cần nhưng đã để tuột trong chiến tranh của gần 4 thập niên trước đây. Người phương Tây sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” suy đến cùng là nhằm mục đích phá hoại Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tổng hợp lại có thể thấy, các chiêu bài: tự do, dân chủ, nhân quyền, đa đảng, đa nguyên chính trị, tôn giáo, dân tộc, phi chính trị hoá lực lượng vũ trang… người phương Tây đều nhằm vào mục đích duy nhất: không thừa nhận chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đồng tâm, gắng xây đắp nên. Bởi lẽ, họ biết rằng, chừng nào ở Việt Nam còn có Đảng Cộng sản lãnh đạo thì chừng ấy ở đất nước này vẫn sẽ còn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn sẽ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và điều đó, là trái với ý đồ, ngược lại sự mong muốn của họ, Đảng Cộng sản Việt Nam là “nguyên nhân”, là vật cản trở họ thực hiện giấc mộng làm chủ thế giới cũng như ý đồ xếp đặt lại trật tự thế giới theo kiểu phương Tây.

  Một trong những nội dung quan trọng khác của học thuyết “dân chủ, nhân quyền” của phương Tây đối với Việt Nam là họ cố tình xuyên tạc, vu cáo Việt Nam „thiếu nền dân chủ“, “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, lấy đó làm cớ để tuyên truyền sai lệch, thiếu thiện chí khi dựng nên bức tranh u ám về Việt Nam, cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không có năng lực lãnh đạo cách mạng, không có khả năng đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc và tôn giáo. Với chiêu bài này, phương Tây đang tiếp tay cho các thế lực cực đoan tôn giáo, mở rộng không gian hoạt động, tạo ra mối hiểm họa đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; qua đó, khuyến khích, kích động những phần tử bất mãn, phản động trong các tôn giáo nổi dậy chống đối Đảng, Nhà nước ta.

Sự thật của cái mà người phương Tây gọi là tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là một số tín đồ tôn giáo cực đoan đang tìm cách khôi phục lại các giáo phái đã bị đào thải trong lịch sử, cũng như phục hồi hoạt động của các tổ chức trá hình tôn giáo ở Việt Nam; đồng thời, kích động các tổ chức, lực lượng có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hạ thấp uy tín của Đảng. Thực chất của vấn đề “dân chủ, nhân quyền” mà các thế lực thù địch đang khuyếch trương ầm ĩ là phủ nhận con đường, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghiã xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, là sự phủ nhận nền tảng tư tưởng và vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Làm việc đó, phương Tây đã và đang vi phạm luật pháp và các điều ước quốc tế về tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam. Việc áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây vào Việt Nam dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, nhân đạo” chỉ là giả tạo, thực chất là vì lợi ích của Mỹ, hoàn toàn không phải vì dân chủ, nhân quyền đích thực mang giá trị nhân đạo, nhân văn, cũng chẳng phải là lòng tốt, sự yêu thương, chăm sóc của giới cầm quyền các nước phát triển ở phương Tây ưu tiên, dành cho dân tộc Việt Nam. Đối với kẻ đã từng đến xâm lược nước ta, thất bại cay đắng ở Việt Nam và buộc phải “cuốn gói”, rút quân về nước, ra đi trong uất hận thì làm gì có sẵn lòng tốt, sự nhân từ, bao dung, quang minh, chính đại để quay lại yêu thương, quí trọng, tận tình giúp đỡ, cứu vớt con người Việt Nam một thời họ coi là thù địch.

Sự thật vẫn là sự thật và bản thân nó chứa đựng chân lý, không ai có thể dùng ý muốn chủ quan để áp đặt, trà đạp lên nó; đặc biệt là trong thế giới đương đại, khi mà giao lưu quốc tế được mở rộng, các phương tiện thông tin đại chúng đã đạt đến trình độ siêu đẳng, tự động hoá tới mức 3G, 4G trong “một thế giới phẳng” thì không có điều gì che giấu được. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo gần 30 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bộ mặt của một đất nước gần 40 năm kết thúc chiến tranh đã hoàn toàn khác trước. Đất nước Việt Nam đã hồi sinh và đang phát triển mạnh mẽ, đời sống của 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, không ngừng nâng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm là trên 7%, riêng năm 2013, mặc dù chịu tác động, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,42 %/năm; đó là mức tăng trưởng mà nhiều nước trong khu vực không thể có được vào thời điểm suy thoái.

Hàng năm, khách quốc tế, bạn bè khắp năm châu, bốn biển; trong đó có nhiều người phương Tây, những cựu binh Mỹ đã từng tham chiến ở chiến trường Việt Nam đến tham quan, du lịch đều nhìn thấy sự thật: Đất nước Việt Nam sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh đã thay da đổi thịt, sự sống đang hồi sinh; dù còn nhiều việc phải làm, đời sống chưa thật sự khá giả; song cái quý nhất là chính trị - xã hội ổn định, cuộc sống thật sự có hoà bình, tự do, trật tự an toàn, an ninh tốt, nhân dân thật sự là chủ nhân của đất nước. Hiếp pháp năm 2013, nhất là chương 2 với nhiều điều mới, phản ánh rất rõ tính chất ưu việt của nền dân chủ, nhân quyền của dân tộc Việt Nam, thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam. Đó là điều hơn hẳn những người tự cho mình cái quyền đi phán xét, ban phát dân chủ, nhân quyền cho nước khác, nhưng ở ngay nước họ, tệ nạn xã hội còn nhiều, súng đạn buôn bán tràn lan, tệ nạn khủng bố, giết người vô cớ liên tục diễn ra, biểu tình, bãi công là chuyện thường ngày như cơm bữa, v.v... Phải chăng như thế là tự do, dân chủ, là quyền con người được tôn trọng, đề cao?

 Cuộc sống vẫn cứ thế, trôi đi. Những điều giản dị ở Việt Nam là chăm lo cho nước được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai ai cũng được học hành đã và đang được khẳng định. Đó là đạo lý, là lẽ sống giản dị, chân tình của người dân Việt Nam tin yêu đi theo Đảng. Xin ai tự thừa nhận là tốt bụng, có lương tâm, biết sống vì con người thì đừng dại làm những điều sai trái, phản dân, hại nước, cản trở sự tiến bộ của lịch sử. Giá rét sẽ qua đi, mùa xuân sẽ đến. Ai đó dù cố tình cũng chỉ có thể bóp nát được một vài bông hoa còn ý định huỷ diệt mùa xuân là không thể, không bao giờ làm được. Quy luật của ngàn đời vẫn thế. Xin đừng nhân danh, giả danh, giả nghĩa làm những điều phi nhân tính. Còn như ái đó vẫn “ngựa quen đường cũ”, vẫn cứ sặc giọng lên lớp về  “dân chủ, nhân quyền” này nọ, xin hãy nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử ngàn năm đánh giặc để dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; xin hãy đến thăm đất nước Việt Nam với những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được đang bày đặt trước mắt mọi người./.

 

Biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hoá trên không gian mạng - cần đấu tranh, bác bỏ


Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, mở ra cơ hội, thách thức cho việc giao lưu, tiếp biến văn hóa của Việt Nam và thế giới. Cùng với các giá trị tích cực thì những ấn phẩm độc hại, biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa và tác hại của nó cần được nhận diện để có giải pháp đấu tranh, bác bỏ.

Sự nguy hại của biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, tạo dựng môi trường và không gian xã hội mới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian và địa vị xã hội của mỗi con người; tạo ra sự giao lưu, tiếp biến văn hóa khác hẳn về chất trên tất cả các lĩnh vực, với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet thuộc tốp đứng đầu thế giới1, không gian mạng được sử dụng để tương tác trong học tập, lao động, giao tiếp, giải trí của người dân đã trở nên phổ biến và quen thuộc. Chúng ta đang đứng trước cơ hội và thách thức tiếp cận khối lượng khổng lồ các sản phẩm văn hóa của nhân loại bao gồm cả sản phẩm có giá trị văn hóa và phản văn hóa. Đảng, Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Song, trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là sự kết nối xuyên “biên giới” trên không gian mạng, việc giao lưu, tiếp biến văn hóa vẫn còn những lệch lạc, biểu hiện ở hiện tượng “sùng ngoại” và “lai căng” văn hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến thời kỳ hội nhập.

“Sùng ngoại” trong văn hóa có thể hiểu là sự đánh giá thái quá những yếu tố, sản phẩm, giá trị của nước ngoài; từ đó, dẫn đến cuồng tín, tôn sùng, theo đuổi trong nhận thức và hành động, hạ thấp, coi thường các sản phẩm, giá trị văn hóa trong nước. Còn “lai căng” văn hóa là sự tiếp thu sản phẩm, giá trị văn hóa nước ngoài trên không gian mạng để pha trộn, gán ghép một cách gượng ép, tùy tiện với các sản phẩm, giá trị văn hóa trong nước theo kiểu “dở tây dở ta”, hay nói cách khác, đó là sự bắt chước nước ngoài không có chọn lọc, gây phản cảm.

 “Sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa trên không gian mạng như những virus “văn hóa độc hại” lây lan, tác động to lớn đến con người và xã hội Việt Nam. Nó cổ súy cho lối sống dân chủ, thể chế chính trị tư sản phương Tây. Những biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa theo khuynh hướng xã hội công nghiệp hiện đại và mặt trái của kinh tế thị trường, như: chủ nghĩa thực dụng, đề cao cá nhân, lối sống hưởng thụ, tôn thờ tiền bạc thái quá, thị hiếu thấp kém,… đi ngược lại với giá trị văn hóa truyền thống, con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Không chỉ vậy, nó còn làm cho những giá trị đạo đức cốt lõi bị lung lay, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhất là của giới trẻ hiện nay, mà còn tạo ra nhiều hệ lụy trong xã hội, làm cho nhiều người dễ dao động, buông xuôi trước sự tấn công của văn hóa ngoại lai xấu độc, gây khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng trong lựa chọn các giá trị, lối sống, v.v. Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) chỉ rõ: “Nhiều sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài đã xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường, tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thế hệ thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc”.

Kiên quyết đấu tranh, bác bỏ biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa

Để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, một mặt phải không ngừng chăm lo, xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp, mặt khác cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa trên không gian mạng theo tinh thần: “Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại”2.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các quốc gia, trong đó có Việt Nam là tất yếu khách quan, song sự du nhập, “lai căng” văn hóa từ bên ngoài đối với từng quốc gia cũng khác nhau. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng các thiết chế quản lý văn hóa của mỗi nước. Vì thế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và trên không gian mạng nói riêng là vấn đề rất quan trọng. Đây là những cơ sở pháp lý cần thiết để các cấp, ngành, tổ chức, lực lượng đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm về văn hóa. Theo đó, cùng với quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về văn hóa, cần đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, khung pháp lý về văn hóa, quản lý văn hóa ở tất cả các cấp. Đồng thời, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho bản sắc văn hóa dân tộc phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập mà không hòa tan. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống thông tin quốc gia, góp phần bảo đảm chủ quyền, an ninh, trật tự và xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh trên không gian mạng. Tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy đầu tư, sáng tạo, sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm, nguồn tài nguyên, dịch vụ văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên không gian mạng.

Thực tiễn hoạt động văn hóa ở từng địa phương, lĩnh vực và cả nước cho thấy, tuy cùng chịu sự tác động của văn hóa ngoại lai, nhưng ở đâu có môi trường văn hóa tốt hơn thì ở đó sự “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa sẽ ít hơn và việc đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện này cũng dễ dàng hơn và ngược lại. Vì thế, để nâng cao sức đề kháng của nhân dân trước sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai độc hại cần phải xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh. Để làm được điều đó, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống giá trị văn hóa với các tiêu chí, chuẩn mực cụ thể trong từng lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, báo chí và truyền thông, tôn giáo và tín ngưỡng; trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, các cơ quan trong hệ thống chính trị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,... nhằm hình thành các chuẩn mực về văn hóa đạo đức, hành vi ứng xử của từng cá nhân. Khai thác, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có; thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trên môi trường mạng xã hội, hướng tới những giá trị cao đẹp, “chân, thiện, mỹ”. Thực hiện tốt vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, người có uy tín trong cộng đồng trong việc thực hiện quy chế, chuẩn mực đạo đức, thực sự là tấm gương sáng, là hạt nhân trong việc xây dựng môi trường văn hóa. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh đấu tranh bác bỏ các hiện tượng văn hóa độc hại, biểu hiện “sùng ngoại”, “lai căng” văn hóa, nhất là trên không gian mạng ở ngay mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị và mỗi gia đình. Quá trình đấu tranh cần kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhân tố quyết định, “chống” là quan trọng.

Trong dòng chảy phát triển của nhân loại, việc giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc như là một lẽ đương nhiên và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài dòng chảy đó. Trong bối cảnh ấy, cùng với các giải pháp khác, việc sử dụng sức mạnh nội sinh của văn hóa nước nhà để ngăn chặn, giảm thiểu,... sự tác động của văn hóa ngoại lai xấu độc là vấn đề cần được chú trọng. Vì thế, cần chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan văn hóa, du lịch nước ngoài giới thiệu tiềm năng đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với thế giới. Trong hội nhập cần phát huy bản lĩnh văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; giải quyết hài hòa mối quan hệ văn hóa với chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh với các nước và cộng đồng quốc tế; kiên quyết chống sự áp đặt, đồng hóa về văn hóa từ các nước lớn.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển như vũ bão, kéo theo đó là sự phát triển của không gian mạng cùng sự giao thoa, tiếp biến văn hóa khổng lồ đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó, để nâng cao hiệu quả đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục, các cấp, ngành, lực lượng, địa phương cần đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đi đôi với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong công tác quản lý nhà nước và trong thực hiện các nhiệm vụ. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, sản xuất các sản phẩm của Việt Nam trên không gian mạng, tiến tới đủ năng lực bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ an ninh mạng và làm chủ không gian mạng. Triển khai xây dựng phát triển không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, rộng khắp gắn với xây dựng các quy chế phối hợp và các giải pháp kỹ thuật trong kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào nước ta từ mạng internet, các thiết bị kỹ thuật số, điện thoại di động. Xây dựng quy chế phối hợp với các hãng công nghệ nước ngoài như Google, Youtube xóa bỏ các kênh thông tin xấu, độc, không phù hợp với văn hóa nước ta. Biểu dương, khen thưởng những điển hình tốt, gương tiêu biểu trong giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục, xây dựng cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa và trong công tác phòng, chống, bài trừ, phê phán các sản phẩm văn hóa “sùng ngoại”, “lai căng”; kịp thời xử lý nghiêm minh, những tổ chức, cá nhân có sai phạm.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng


Hình thức lai căng, nội dung nhảm nhí, lệch lạc

Sùng ngoại là thái độ sùng bái mù quáng vào yếu tố ngoại lai. Còn lai căng được hiểu là pha trộn nhiều thứ có tính chất lai tạp, lố lăng. Thông thường sùng ngoại đi liền với lai căng như hình với bóng, tác động tương hỗ cho nhau và là con đường ngắn nhất dẫn đến bào mòn bản sắc, phai nhạt giá trị truyền thống tốt đẹp và dần đánh mất mã gene văn hóa của ông cha chảy trong huyết quản của mỗi người. 

Không ngẫu nhiên mà người lãnh đạo cao nhất Đảng ta từng cảnh báo trong đời sống văn hóa - nghệ thuật nước ta vẫn có tình trạng nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách nhố nhăng, phản cảm, không có chọn lọc.    

Minh họa: PHẠM HÀ 

Sự sùng ngoại, lai căng xuất hiện ở khá nhiều lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài. Trong khoảng 30 lễ hội nước ngoài du nhập vào nước ta có nhiều yếu tố tích cực, nhân văn, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân, qua đó giúp người Việt hiểu hơn về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của nhiều dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, khi tiếp nhận lễ hội nước ngoài vào nước ta cũng có biểu hiện biến tướng, nhảm nhí, làm sai lệch ý nghĩa ban đầu của nó. Ví như: Ngày lễ tình yêu được cổ xúy đi nhà nghỉ, khách sạn với lối sống lệch lạc; lễ hội Halloween xuất hiện nhiều hình ảnh, hình tượng dị hợm, ma quỷ, chết chóc, gây ám ảnh người khác...

Không chỉ vậy, sự lai căng còn bộc lộ ở các loại hình nghệ thuật, nhưng tập trung nhiều và dễ thấy ở lĩnh vực văn học, âm nhạc, điện ảnh, thời trang.

Trong văn học thể hiện ở những tác phẩm chứa đựng nội dung tư tưởng tắc tị, ma mị, thần bí, đề cao dục tính, kích thích lối sống buông thả và bản năng thấp hèn của con người. Đã xuất hiện những truyện ngắn, bài thơ bề ngoài khoác vỏ bọc đề cao tự do cuộc sống con người, vì quyền sống tự do của con người, nhưng lại ẩn chứa những tình tiết khơi gợi phần thú tính, sinh học mang tính chất hoang dã của con người nguyên thủy.

Việc lạm dụng tính chất hư cấu văn chương để hạ thấp tính chất xã hội của con người thực chất là hạ thấp phẩm giá chân chính của con người, làm tha hóa tính cách người. Trong 5 năm gần đây, cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm đối với 126 cuốn sách thể loại văn học, trong đó có hàng chục cuốn sách phải đình chỉ phát hành, thu hồi xuất bản phẩm vì có nội dung lệch lạc, dung tục, độc hại.

Biểu hiện sùng ngoại, lai căng trong âm nhạc là không ít tác phẩm có nhịp điệu giật đùng đùng, tiết tấu quá đà cộng với ca từ nhảm nhí, dung tục, chen từ ngoại lai. Trào lưu làm các sản phẩm âm nhạc “mì ăn liền” với nội dung thô thiển, phản cảm không chỉ xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội do một số Youtuber, Tiktoker thực hiện mà nhiều video ca nhạc do một số nhạc sĩ, ca sĩ đầu tư cũng có ý tưởng nghèo nàn, dễ dãi chỉ nhằm mục đích câu view và đánh bóng tên tuổi là chính.

Nền âm nhạc và ngôn ngữ Việt sẽ đi về đâu khi chúng ta nghe thấy những ca từ phản văn hóa như thế này: “Ghệ iu dấu của em ơi/ Ghệ có biết em cần ghệ/ Ghệ có muốn mình cặp kè?/ Oki hăm?”; hay: “Tình iu các cụ non/ Mama ghệ nghe đâu đã muốn có nụ con dâu/ Tình iu ghệ ngày ngày cứ bự hơn/ Ghệ có muốn qua em quấn quýt tít mù ôm nhau?”.

Trong lĩnh vực điện ảnh, nhiều người làm phim để ra nước ngoài với mục đích thi thố, mang chuông đi đánh xứ người, nhưng có phim lại tràn ngập cảnh đánh đấm máu me, sặc mùi bạo lực hay khơi gợi tính dục, cổ vũ lối sống buông thả, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Những phim này hoặc đã bị thu hồi vĩnh viễn, bị xử phạt hành chính, hoặc phải chỉnh sửa trước khi ra rạp, như các phim: “Gái ngoan nổi loạn”, “Bụi đời Chợ Lớn”, “Vị”, “Ròm”, “Chơi vơi”, “Bi đừng sợ”...

Đời sống thời trang những năm gần đây diễn ra nhộn nhịp, sôi động, nhất là ở các thành phố lớn, nhưng đây cũng là mảnh đất khá màu mỡ cho những tư duy cấp tiến thái quá, tiếp thu thời trang nước ngoài một cách sống sượng, thậm chí có những biến tướng dung tục, thể nghiệm phản cảm, gây bất bình dư luận. Gần đây, một công ty giải trí ở TP Hồ Chí Minh bị phạt 85 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng vì tổ chức chương trình mang tên “Thời trang mới” với màn trình diễn áo dài cách tân rất lố lăng, làm tổn thương nghiêm trọng vẻ đẹp thuần Việt của trang phục truyền thống dân tộc.

Tổ quốc lâm nguy không đáng sợ bằng văn hóa bị lâm nguy

Cách đây 14 năm, ngày 27-7-2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW “Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”.

Trong chỉ thị này, Đảng ta đưa ra cảnh báo về nguy cơ, tác hại của các sản phẩm văn hóa độc hại và sự sùng ngoại, lai căng đã “tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc; có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận công chúng; dẫn đến khuynh hướng “tự diễn biến” về chính trị, tư tưởng, tác hại lâu dài đến các thế hệ mai sau”.

Nhìn vào đời sống văn hóa, văn học nghệ thuật ở nước ta những năm qua cho thấy sự cảnh báo của Đảng hơn mười năm qua vẫn nguyên tính thời sự. Thật không khó để nhận ra tác hại của sự sùng ngoại, lai căng đang ngấm vào đời sống tinh thần một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ khiến cho những ai nặng lòng với tương lai đất nước không khỏi trăn trở.

Nhiều thanh thiếu niên thời nay tự rời xa gốc gác truyền thống dân tộc; không mặn mà, thiết tha với lịch nước nhà; không hiểu thế nào là nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương của ông cha để lại; không cảm thấy rung động trước những lời ca quan họ đằm thắm, câu hát ví, giặm nồng nàn da diết, giai điệu đờn ca tài tử chan chứa nghĩa tình nước non; không nhớ nổi dăm ba câu kiều hay những lời ca dao thấm đẫm lẽ đời của người xưa truyền lại... Nhưng họ lại rất say sưa bàn tán sôi nổi về những phim “bom tấn” phương Tây, đắm chìm với phim cổ trang của nước láng giềng; nhảy múa cuồng nhiệt thâu đêm dưới ánh sáng lòe loẹt và tiếng nhạc xập xình chát chúa ở những vũ trường, quán bar.

Từ đầu tóc, mang mặc đến lời ăn tiếng nói, cái tên của nhiều người trẻ (trong đó có không ít ca sĩ, diễn viên, người mẫu) không hẳn giống tây mà cũng chẳng giống ta vì pha tạp đủ thứ nhố nhăng. Họ đã cố gắng bắt chước làm bản sao của người khác cả về hình thức và nội dung là đang tự đánh mất mình và tổ tiên mình, quê hương, đất nước mình.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một mặt do sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội mới, sự lên ngôi của nhiều hình thức giải trí mới lạ của nước ngoài cuốn theo làn sóng “xâm lăng văn hóa” vào nước ta; mặt khác, do nhiều cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng các cấp chưa nhận thấy rõ tác hại của sản phẩm văn hóa ngoại lai và lối sống sùng ngoại, lai căng gây hủy hoại đạo đức xã hội như Đảng ta từng chỉ ra.

Trong khi đó, việc đầu tư ngân sách, nguồn lực cho các hoạt động văn hóa-nghệ thuật lành mạnh ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương chưa trở thành dòng chủ lưu tích cực để đủ sức tác động, dẫn dắt, chi phối vào đời sống tinh thần của xã hội. Hơn thế, tâm lý tự ti, thiếu thiện cảm với hàng nội (trong đó có sản phẩm văn hóa-nghệ thuật nước nhà) cộng với tâm lý sính hàng ngoại (trong đó có sản phẩm văn hóa-nghệ thuật nước ngoài) đã ăn sâu vào máu thịt của một số người Việt (trong đó có văn nghệ sĩ) cũng khiến cho tình trạng sùng ngoại, lai căng trong xã hội có biểu hiện gia tăng rất đáng lo ngại.

Người Việt ta tự hào là một dân tộc có truyền thống hàng nghìn năm văn hiến. Niềm tự hào đó có cơ sở bởi trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, phải đối đầu với hiểm họa xâm lăng của kẻ thù có thời kỳ kéo dài cả nghìn năm, trăm năm, nhưng chúng ta vẫn cơ bản giữ được gốc gác dân tộc, hồn cốt tổ tiên, bản sắc văn hóa mà lớp lớp thế hệ người Việt đã bền bỉ dày công vun đắp, giữ gìn, bảo vệ bằng bao máu xương, mồ hôi, nước mắt.

Tuy vậy, thời đại ngày nay đã khác xưa rất nhiều, đó là chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh nhỏ bé cũng có thể biến một con người, một cộng đồng, thậm chí cả một dân tộc dần trở thành bản sao của người khác, cộng đồng khác, dân tộc khác bởi vô số các sản phẩm thông tin, văn hóa, nghệ thuật, giải trí của các nước phương Tây và một số cường quốc công nghiệp văn hóa đang “làm mưa làm gió” trên các nền tảng mạng xã hội. “Thế giới ngày càng thu gọn lại, trong khi văn hóa dân tộc ngày càng loãng ra”-lời cảnh báo của các chuyên gia văn hóa là không thể coi thường.

Câu tuyên ngôn bất hủ của đại văn hào Nga M.Gorki cách nay trăm năm: “Đối với tôi, lời kêu gọi Tổ quốc lâm nguy cũng không đáng sợ hơn lời kêu gọi: Hỡi các công dân! Văn hóa bị lâm nguy!” vẫn có ý nghĩa cảnh tỉnh, nhắc nhở sâu sắc đối với chúng ta trong “cuộc chiến” chống lại những làn sóng “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài.

Vì vậy, việc chủ động đấu tranh, ngăn chặn “cuộc chiến mềm” này sẽ giúp chúng ta phòng ngừa, hạn chế các hiện tượng sùng ngoại, lai căng trong các sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật và trong đời sống tinh thần của nhân dân, qua đó góp phần xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh. Ý nghĩa sâu xa hơn, đây chính là việc làm thiết thực để góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc-một trong những nhân tố cấu thành trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

“Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị-xã hội, thuần phong mỹ tục... Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại”. (Văn kiện Đại hội XIII của Đảng) 

Một số tư liệu quốc tế liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa

 Trong khi Trung Quốc nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì cho đến năm 1988, không có một văn bản pháp lý quốc tế nào chính thức xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi xin giới thiệu một số tư liệu và chứng cứ lịch sử chứng minh điều đó

Ngày 27/11/1943, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, những người đứng đầu các nước Anh, Hoa Kỳ và Cộng hòa Trung Hoa, đại diện lúc đó là Tưởng Giới Thạch, đã họp tại Cairo, Thủ đô Ai cập và đã ra một bản tuyên bố gọi là Tuyên bố Cairo.

Tuyên bố Cairo có đoạn viết: “Mục đích của họ là Nhật Bản phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cướp hoặc chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất năm 1914 và tất cả những lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa”[1].

Như vậy là về phần lãnh thổ của Trung Quốc, Tuyên bố Cairo đã không nói gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau đó, tại Hội nghị Potsdam ngày 25/7/1945, những người đứng đầu ba nước Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh lại ra tuyên bố khẳng định các điều khoản của Tuyên bố Cairo sẽ được thi hành.

Năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch đến một số đảo của quần đảo Hoàng Sa và các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Đây chỉ là hành động nhằm giải giáp quân đội Nhật Bản ở đây theo quyết định của Hội nghị Potsdam là Trung Quốc chịu trách nhiệm giải giáp quân đội Nhật ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16 chứ hoàn toàn không có ý nghĩa xác định hoặc thu hồi chủ quyền của Trung Hoa dân quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ ngày 4 đến ngày 8/9/1951, Hội nghị San Francisco được triệu tập đã bàn về việc ký hòa ước với Nhật Bản, có 51 quốc gia tham dự. Dự thảo Hòa ước đưa ra hội nghị, trong đó Điều 2 của chương II có ghi: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền danh nghĩa và các đòi hỏi của mình đối với các lãnh thổ được nêu trong các khoản của điều này”.

a,Triều Tiên

b,Đài Loan, Bành Hồ

c, Kurile, phần phía Nam đảo Sakkalin

d, Các đảo ở Thái Bình Dương

e, Châu Nam cực

f, Các đảo thuộc quần đảo Spratly và Paracel” (tức Hoàng Sa và Trường Sa).

Tại phiên họp toàn thể ngày 5/9/1951, Hội nghị đã tán thành quyết định của Chủ tịch Hội nghị, không chấp thuận đề nghị bổ sung “đòi Nhật Bản công nhận chủ quyền hoàn toàn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Manchuris (Mãn Châu ), đảo Đài Loan (Formusa) với tất cả các đảo kế cận nó, quần đảo Penlinletao (Pescadores tức Bành Hồ), quần đảo Tunshatuntao (quần đảo Pratas), cũng như đối với quân đảo Sishatuntao và Chunshatuntao (quần đảo Hoàng sa, nhóm đảo Amphitrites, bãi cát ngầm Maxfield) và quần đảo Nanshatuntao, kể cả quần đảo Trường Sa và Nhật từ bỏ các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với các vùng lãnh thổ nêu trong điểm này”.

Quyết định này của Hội nghị đã được thông qua với 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng.

Các nước bỏ phiếu thuận có Argentina, Australia, Bolivia, Brazil, Campuchia, Canada, Sri Lanka, Chile, Colombia, Costarica, Cuba, Dominicana, Ecuador, Ai cập, Elsalvado, Ethiopia, Pháp, Hy Lạp, Goatemala, Haiti, Onduras, Indonesia, Iran, Iraq, Lào, Liban, Liberia, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Nicaragoa, Na Uy, Pakistan, Panama, Paraguay, Peru, Philippines, Arab Saudi, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Việt Nam (Quốc gia Việt Nam), Nhật Bản.

Như vậy, cuối cùng, Điều 2 chương II của Hòa ước vẫn giữ nguyên như dự thảo và gồm 5 khoản sau đây:

a, Nhật Bản, trong khi công nhận nền độc lập của Triều Tiên, từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với Triều Tiên, kể cả các quần đảo Quelpart, Port Hamilton và Dagelet”

b, Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với vùng Formosa (Đài Loan) và Pescadores (Bành Hồ)

c, Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với các quần đảo Kurile, đảo Sakhalin và quần đảo nằm sát nước Nhật Bản mà ở đó Nhật Bản đã giành được chủ quyền theo Hiệp ước Portsmouth ngày 5/9/1905”.

d, Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi liên quan tới chế độ ủy trị của Hội quốc liên và chấp nhận quyết định ngày 2/4/1947 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia hạn chế độ ủy trị đối với các đảo Thái Bình Dương trước đây dưới quyền ủy trị của Nhật Bản”.

e, Nhật Bản từ bỏ tất cả các đòi hỏi muốn có bất kỳ quyền hoặc tước hiệu hoặc lợi ích nào liên quan tới bất cứ phần nào của vùng Nam cực, dù đó là các hoạt động của các công dân Nhật hoặc các hình thức khác”.

f, Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracel)[2].

Như vậy, các đất đai mà Tuyên bố Cairo xác nhận và Hòa ước San Francisco khẳng định lại là của Trung Quốc chỉ bao gồm Đài Loan, Bành Hồ và không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

Việc Hòa ước San Francisco tách riêng Đài Loan, Bành Hồ và Hoàng Sa, Trường Sa thành hai điều khoản riêng biệt, tự nó đã bao hàm ý nghĩa không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc

Cũng tại Hội nghị San Francisco, ngày 7/9/1951, Trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại là Trần Văn Hữu đã tuyên bố rằng: từ lâu, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và “cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo luôn luôn thuộc về Việt Nam”[3].

Tuyên bố của Trưởng đoàn Trần Văn Hữu đã không gặp phải sự chống đối và bảo lưu nào của đại diện tất cả 51 quốc gia tham dự hội nghị.

Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”

Thời gian qua, trong vùng đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn một số tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên xuất hiện hoạt động của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”. Tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã xuyên tạc Kinh Thánh để lừa mị, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông tham gia vào hoạt động phức tạp về an ninh, trật tự; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp phát triển lực lượng lập “Nhà nước Mông”.

Các đối tượng cầm đầu các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” ở nước ngoài đã triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông qua điện thoại, mạng xã hội, các phần mềm họp trực tuyến để chỉ đạo số đối tượng cốt cán ở trong nước tích cực tuyên truyền, lôi kéo người Mông tham gia với mục đích kích động tư tưởng ly khai, tự trị, tập hợp lực lượng lập “Nhà nước Mông”. Mặc dù đã được lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhưng hiện nay vẫn còn một bộ phận đồng bào dân tộc Mông bị ảnh hưởng bởi các luận điệu tuyên truyền của các đối tượng cầm đầu bên ngoài, vẫn còn lén lút tin theo và tham gia sinh hoạt tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” trên mạng xã hội hoặc ẩn thân vào các tổ chức tôn giáo hợp pháp để chờ thời cơ thuận lợi để tái hoạt động trở lại gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự trong vùng đồng bào dân tộc Mông.

Vậy bản chất hoạt động của các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” là gì? Tác động, ảnh hưởng các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” trong vùng đồng bào dân tộc Mông sẽ như thế nào?

Bản chất hoạt động của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”

 – Về đối tượng cầm đầu: Tà đạo “Giê Sùa” và tà đạo “Bà Cô Dợ” đều do các đối tượng là người dân tộc Mông gốc Lào, quốc tịch Mỹ, hiện đang sinh sống ở Mỹ lập ra. Tà đạo “Giê Sùa” do đối tượng David Her (tên thật là Hờ Chá Sùng, khoảng 60 tuổi, người Mông, quê quán ở huyện Phông Xa Vẳn, Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa DCND Lào, hiện đang định cư ở bang California, Mỹ) tự lập ra năm 2000 và bắt đầu tác động, ảnh hưởng vào vùng dân tộc Mông ở Việt Nam vào thời điểm từ đầu năm 2015. David Her đã sáng tác lôgô của tà đạo “Giê Sùa” gồm chữ YESHUA ở phía trên, ngôi sao 6 cánh ở giữa cùng một số họa tiết và phía dưới là dòng chữ “House of Healing” (tạm dịch là “Ngôi nhà an lành”), lợi dụng một số câu, điều trong Kinh Thánh của đạo Tin Lành soạn ra giáo lý, giáo luật của tà đạo “Giê Sùa” và tuyên truyền vào vùng đồng bào dân tộc Mông. Trong khi đó, tà đạo “Bà Cô Dợ” (Tiếng Mông: “Pawg ntseeg vajtswv hlub peb” nghĩa là “Hội thánh Đức Chúa trời yêu thương chúng ta”) do Vừ Thị Dợ, sinh năm 1977, người Mông gốc Lào, quốc tịch Mỹ, hiện đang sinh sống tại thành phố Milwaukee, bang Wiscosin, Mỹ lập ra và làm “Hội trưởng” từ cuối năm 2016. Vừ Thị Dợ đã tuyên truyền lôi kéo một số người Mông sinh sống gần nhà để thành lập ra nhóm đạo và tuyên truyền, phát triển qua các nước, trong đó có Việt Nam thông qua các đoạn video clip tuyên truyền trên mạng xã hội YouTube để lôi kéo mọi người tin theo nhằm lập “Nhà nước riêng” của người Mông.

– Về đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động của tà đạo: Đối tượng tham gia của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” chủ yếu là người Mông theo các hệ phái Tin lành như: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Hội thánh Tin lành Truyền giáo Phúc âm…, thân nhân, người nhà của số đối tượng cầm đầu, cốt cán và một bộ phận người dân tộc Mông thiếu hiểu biết, khó khăn về đời sống kinh tế nên dễ bị lôi kéo, mua chuộc. Địa bàn ảnh hưởng và hoạt động của “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” chủ yếu tại các bản, xã vùng sâu, vùng xa, biên giới các tỉnh phía Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn…) và một số tỉnh vùng Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk).

– Về phương thức truyền giáo: Kết hợp giữa truyền giáo thông qua hệ thống công nghệ thông tin, còn sử dụng lực lượng tại chỗ; nội dung tuyên truyền vừa vẽ ra viễn cảnh tạo hi vọng như theo đạo không làm cũng có ăn, được sung sướng, có đất đai, còn dùng biện pháp đe dọa tạo nên nỗi sợ hãi với người tin theo. Chúng tuyên truyền “sắp có chiến tranh xảy ra, Chúa dạy phải tích lũy lương thực, than đá…”, khiến một số hộ tin theo mua, tích trữ lương thực, than đá với số lượng lớn, gây hoang mang trong dân chúng, ảnh hưởng đến ANTT. Số cầm đầu “Bà Cô Dợ” bên ngoài thường xuyên thông qua mạng xã hội (YouTube, Facebook) đăng tải, chia sẻ bài viết, video clip để tuyên truyền cho tà đạo “Bà Cô Dợ” hoặc lập các hội kín thông qua ứng dụng Zoom để mọi người tham gia sinh hoạt, tuyên truyền, rao giảng về Kinh Thánh và chỉ đạo hoạt động trong nước. Số đối tượng cầm đầu ở bên ngoài thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo, tài trợ cho số đối tượng cốt cán ở trong nước để sử dụng vào mục đích tuyên truyền, phát triển tà đạo.

– Về kinh sách: Tà đạo “Bà Cô Dợ” sử dụng Kinh Thánh cựu ước và tân ước, in bằng chữ Mông Latinh (chữ Mông mới) và chữ phổ thông giống đạo Tin lành đang sử dụng. Ngoài ra, một số trường hợp nghiên cứu Kinh Thánh và tự biên soạn tài liệu có nội dung giải thích Kinh Thánh theo cách hiểu riêng của mình để tuyên truyền, hướng dẫn người tin theo.

– Về giáo lý, giáo luật: Tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đều chưa hình thành hệ thống giáo lý, giáo luật riêng mà chủ yếu cắt xén, cóp nhặt, xuyên tạc từ Kinh Thánh. Những người tuyên truyền “Bà Cô Dợ” phủ nhận vai trò cứu thế của Chúa Giê Su, chỉ có chúa tái lâm lần thứ 2 mới là chúa thật. Vừ Thị Dợ tự nhận mình là nhà tiên tri được “Chúa Cha” chọn làm sứ giả giúp cai quản công việc ở trần gian, hơn nữa bà còn được “Chúa Cha” chọn làm người sinh ra chúa tái lâm lần 2, tên là Nu-Long (con trai út của Vừ Thị Dợ) để cứu giúp người Mông và cai quản công việc trần gian; những người theo đạo khác sẽ bị đày xuống hỏa ngục, ai theo chúa tái lâm lần 2 sẽ được lên thiên đường; khi có chiến tranh xảy ra, chúa tái lâm sẽ cứu sống những người tin theo và đưa họ về vùng đất do chúa tái lâm lần 2 đứng đầu để sinh sống. Những người theo “Bà Cô Dợ” không thờ cúng ông bà, tổ tiên, không thừa nhận Chúa Giê Su, chỉ thừa nhận chúa tái lâm lần 2. Còn tà đạo “Giê Sùa” không thừa nhận tên chúa là Giê Su mà gọi là “Giê Sùa”; không thừa nhận các nhân vật Adam và Eva trong Kinh Thánh mà thay thế bằng nhân vật khác có tên là “Chàng Ong” và “Cô Ía” theo truyền thuyết của người Mông. David Her tự nhận mình chính là thiên sứ (người đưa tin), sứ giả của Chúa Giê Sùa và biết trước ngày chúa tái lâm và sẽ làm vua của người Mông, ai tin và đi theo Chúa Giê Sùa sẽ có đất nước riêng; cho rằng, đạo Tin lành không phải là tôn giáo của người Mông, chỉ có Giê Sùa mới là tôn giáo của người Mông. Những người theo “Giê Sùa” cũng không thờ cúng ông bà, tổ tiên, phủ nhận Chúa Giê Su mà chỉ thờ Chúa Giê Sùa.

– Về sinh hoạt: Những người tin theo tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” sinh hoạt đạo bằng hình thức trực tuyến là chủ yếu; các đối tượng và người tin theo sử dụng mạng xã hội Facebook, qua ứng dụng Zoom, điện thoại thông minh để hội họp, nghe, xem đối tượng cầm đầu ở Mỹ giảng trực tiếp, sử dụng Kinh tân ước và cựu ước như đạo Tin lành. Khi giảng đạo họ trích nguyên câu Kinh Thánh nhưng lại giải thích khác đi theo ý của mình. Ngoài ra còn tập trung tại nhà riêng của số đối tượng cầm đầu để sinh hoạt, các điểm nhóm tụ tập sinh hoạt không có nhóm trưởng mà nhiều người thay nhau chủ trì buổi sinh hoạt.

Tà đạo “Bà Cô Dợ” không tổ chức lễ Phục sinh, chỉ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 23/11 hằng năm vì cho rằng đây là ngày sinh của chúa tái lâm lần 2; không bắt tín đồ đóng 10% thu nhập mà ai theo sẽ được chia tiền khi những người ở nước ngoài gửi về; thời gian sinh hoạt do “Bà Cô Dợ” đưa ra từ 22h ngày thứ bảy đến 3h ngày chủ nhật, nhưng ở Việt Nam các điểm nhóm thường sinh hoạt vào buổi sáng (7-9h), chiều (13-15h) ngày chủ nhật. Còn tà đạo “Giê Sùa” không tổ chức lễ Giáng sinh, Phục sinh, coi đây là bịp bợm, chuyển ngày sinh hoạt từ chủ nhật sang sáng thứ bảy hằng tuần với lý do chúa đã làm việc và tạo dựng đất trời, muôn loài trong sáu ngày, đến ngày cuối cùng chúa phải được nghỉ ngơi.

Tác động, ảnh hưởng tiêu cực của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” trong vùng đồng bào dân tộc Mông

Sự du nhập và phát triển của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” vào vùng đồng bào dân tộc Mông các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên đã có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, trật tự và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn.

Thứ nhất, hoạt động của các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số, làm hủy hoại các giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống: Nhiều người sau khi tin theo tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã từ bỏ các hoạt động văn hóa cộng đồng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tâm lý trong tình trạng hoang mang khi số đối tượng cầm đầu tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” thường xuyên tuyên truyền về ngày tận thế, chúa tái lâm, chiến tranh… Đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân bị xáo trộn, tạo sự hoang tưởng khiến bà con không nghĩ đến việc lao động sản xuất, tập trung phát triển kinh tế gia đình gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thứ hai, hoạt động của các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ trong từng gia đình, dòng họ, giữa các tôn giáo với nhau, gây chia rẽ giữa một bộ phận quần chúng nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương. Những đối tượng cầm đầu tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” thường xuyên đả kích các tôn giáo chính thống, chê bai phong tục truyền thống người dân tộc Mông; tuyên truyền gây chia rẽ người Mông với các dân tộc khác, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, gây phức tạp về an ninh, trật tự.

Thứ ba, hoạt động của các tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã gây cản trở việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương: Sự xâm nhập của các tà đạo vào địa bàn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chế độ chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Một số đối tượng theo tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã hướng dẫn cách thức đối phó với chính quyền khi được mời lên làm việc, hướng dẫn cách thức thu thập thông tin, tài liệu, viết bản tường trình, báo cáo cho các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí nước ngoài và tuyên truyền cho số người tin theo không thực hiện tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 trong thời điểm dịch đang bùng phát.

Thứ tư, lợi dụng tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” để hoạt động thành lập “Nhà nước Mông”. Bản chất của “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” là một tà đạo, lợi dụng những yếu tố đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông để tuyên truyền, kích động gây chia rẽ dân tộc Mông với các dân tộc khác; tạo dựng ngọn cờ, tập hợp lực lượng ly khai, tự trị thành lập “Nhà nước Mông”. Điển hình như trong quá trình tuyên truyền, David Her đã kích động người Mông ở các nước, trong đó có Việt Nam, kéo về Lào để chiến đấu, xây dựng “Nhà nước Mông” tại Xiêng Khoảng, Lào. Các đối tượng cầm đầu đã tuyên truyền: “Đức Chúa trời Giê Hô Va đã chia đất nước cho người Mông nhưng người Mông không đoàn kết nên bị các nước khác xâm chiếm; người Mông không có lãnh thổ, nhà nước riêng, suốt đời đi làm thuê cho các dân tộc khác, thời gian tới chúa sẽ tái lâm làm vua của dân tộc Mông. Ai tin tưởng chúa “Giê Sùa” thì có được đất nước riêng của người Mông, cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc…

Số đối tượng cầm đầu tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” ở Mỹ thường xuyên tuyên truyền luận điệu cho rằng đây là tôn giáo chính thống của người Mông; coi các tôn giáo khác là tà giáo để từ đó gây chia rẽ những người theo tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” với các tôn giáo khác, tập hợp lực lượng, hình thành tôn giáo riêng của người Mông. Sự xuất hiện của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” gắn liền với vấn đề “Nhà nước Mông” và gần đây các đối tượng có xu hướng sử dụng tà đạo như một dạng của Tin lành của người Mông. Hoạt động này cùng với sự hậu thuẫn của các cá nhân, tổ chức chống phá bên ngoài và một số đối tượng phản động trong vùng dân tộc Mông tiềm ẩn nhiều yếu tố, gây phức tạp về an ninh, trật tự trong vùng đồng bào dân tộc Mông.

Phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “xâm lăng văn hóa” của các thế lực thù địch trong tình hình mới

 “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; hòng làm lệch chuẩn hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam, dẫn tới nguy cơ làm thay đổi bản chất chế độ, làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, âm mưu, thủ đoạn “xâm lăng văn hóa” ngày càng tinh vi, xảo quyệt và rất nguy hại, đòi hỏi chúng ta phải luôn nêu cao cảnh giác và tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống.

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn “xâm lăng văn hóa” của các thế lực thù địch hiện nay

Thời gian qua, các thế lực thù địch mở rộng, đẩy mạnh “xâm lăng văn hóa”, tập trung vào công kích, xuyên tạc, bôi nhọ, tạo ra sự mâu thuẫn về nhận thức tư tưởng của nhân dân đối với quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; phủ nhận đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng, thâm độc hơn là nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, ra sức truyền bá các sản phẩm văn hóa ngoại lai, phản nhân văn, phi văn hóa nhằm kích thích tâm lý, lối sống thực dụng, sa đọa...; làm lệch chuẩn các giá trị văn hóa, đạo đức nhân ái, nhân văn trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ… Mục tiêu "xâm lăng văn hóa" của các thế lực thù địch là tiêm nhiễm làm xói mòn văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó chuyển dần sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị. Có thể khái quát một số phương thức, thủ đoạn “xâm lăng văn hóa” của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay:

Ở trong nước, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng internet, các phương tiện truyền thông xã hội để kích động tư tưởng chống đối, lối sống thực dụng, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; núp dưới chiêu bài tự do ngôn luận, tự do sáng tác, quyền thông tin để chống phá; khuếch trương quá khích các quyền tự do, dân chủ trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ; móc nối với những phần tử bất mãn, chống đối trong nước, lợi dụng những sơ hở, những điểm còn hạn chế trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, tung ra các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật, nói xấu, vu cáo chế độ... Thông qua việc phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch, lối sống lai căng vào xã hội, vào cán bộ, đảng viên và nhân dân, các thế lực thù địch âm mưu từng bước tạo sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống biểu hiện ở sự hoài nghi, dao động về chính trị, mất định hướng, khủng hoảng niềm tin, phai nhạt lý tưởng; trỗi dậy chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, thiếu trung thực, thái độ thờ ơ, vô cảm, buông lỏng kỷ cương, kỷ luật, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng... “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống là quá trình diễn ra trong chính nội bộ chúng ta, đồng thời cũng là “sản phẩm” từ hoạt động tấn công, tác động chuyển hóa từ chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Ở nước ngoài, các thế lực thù địch ra sức lôi kéo, thành lập các hội, nhóm văn hóa, văn nghệ phản động để tiến hành tuyên truyền, bôi nhọ quan điểm, đường lối của Đảng; dùng mọi biện pháp để công kích chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; phủ nhận những giá trị văn hóa dựng nước và giữ nước Việt Nam, nhất là hệ giá trị văn hóa giữ nước trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc; đánh đồng giá trị nhân văn, chính nghĩa với phi nghĩa, phản động, làm lẫn lộn giá trị yêu nước của những chiến sĩ cách mạng với những kẻ phản bội, cướp nước, bán nước…

Các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn để kích động, lôi kéo, lung lạc một bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ trong nước; hướng lái họ đi theo các trào lưu tư tưởng văn hóa phương Tây, đào sâu “tự do, dân chủ” trong sáng tác, thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập” để đối trọng với Hội Nhà văn Việt Nam... Họ còn dùng những tác phẩm văn học, nghệ thuật để tạo cớ gây áp lực đòi “nhân quyền”, kích động bạo lực và lối sống thực dụng, dung tục, hòng làm phai mờ những giá trị đạo đức tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch dùng thủ đoạn cử người trực tiếp tiếp cận các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trí thức, sinh viên và một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất để tuyên truyền, lôi kéo tham gia các hoạt động chống đối trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Với mưu đồ phủ nhận tính giai cấp, tính Đảng của văn hóa - văn nghệ, các thế lực thù địch cổ xúy chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội trong văn hóa - văn nghệ; hạ bệ những tác phẩm đỉnh cao chứa đựng sâu sắc tính nhân văn, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng... Một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân đã có biểu hiện nhận thức lệch lạc về các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chạy theo lối sống phương Tây; thương mại hóa các hoạt động văn hóa một cách thái quá, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc...

Một số giải pháp phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “xâm lăng văn hóa”

Một là, tăng cường giáo dục, bồi đắp hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên”(1). Đây vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp hết sức quan trọng để ngăn ngừa tác động của những âm mưu, thủ đoạn “xâm lăng văn hóa”; tạo “sức đề kháng”, sự “miễn dịch” trong các tầng lớp nhân dân trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch. Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân ái, nhân văn trong truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới, đó chính là sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại; tích cực gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

Xin chữ ngày xuân - nét đẹp văn hoá truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam _Nguồn: nhiepanhdoisong.vn

Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng ở cơ sở cần nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, gắn sát với đặc điểm của từng đối tượng; trong đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông; tuyên truyền, giáo dục trong các nhà trường, ở từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của các tổ chức quần chúng trong hoạt động tuyền truyền giáo dục đoàn viên, hội viên. Kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục với tổ chức các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ để định hướng nhận thức tư tưởng một cách sinh động, hiệu quả trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền; phát huy tốt vai trò nêu gương về văn hóa của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt ở địa phương, cơ sở.

Trước hết, cấp ủy, chính quyền ở các địa phương, cơ quan, đơn vị cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới; tập trung đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với xây dựng, phát triển văn hóa, con người. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; chăm lo đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; có cơ chế khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động văn học, nghệ thuật, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam; hạn chế các lệch lạc, các biểu hiện chạy theo thị hiếu tầm thường. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin, nhất là trên internet, các phương tiện truyền thông xã hội. Kiên quyết ngăn ngừa, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục…

Phát huy tốt vai trò nêu gương về văn hóa của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp có tác dụng lan tỏa rất lớn trong giáo dục, định hướng giá trị văn hóa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên: Quy định số 101-QÐ/TW, ngày 7-6-2012, của Ban Bí thư, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016, của Ban Chấp hành Trung ương, về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 08-QĐ/TW, ngày 25-10-2018, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Quán triệt quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên, mà trước hết là cán bộ chủ trì, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương, cơ sở phải là những tấm gương sáng về trí tuệ, đạo đức, lối sống, phong cách và tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, tạo sự lan tỏa các giá trị văn hóa cao đẹp đến các tầng lớp nhân dân.

Ba là, đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở các địa phương, cơ sở.

Môi trường văn hóa ở các địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở có vai trò hết sức quan trọng, là môi trường xã hội trực tiếp hình thành, nuôi dưỡng, phát triển, hoàn thiện nhân cách của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Chăm lo xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “xâm lăng văn hóa” của các thế lực thù địch.

Xây dựng môi trường văn hóa ở địa phương, cơ quan, đơn vị hiện nay cần phải đồng bộ, toàn diện, bao gồm hệ thống các giá trị văn hóa, các quan hệ văn hóa, hoạt động văn hóa và thiết chế, cảnh quan văn hóa. Chăm lo xây dựng văn hóa từ trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể đến văn hóa, nhân cách của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập trung xây dựng đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân, “cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của nhân dân…; bảo đảm công bằng về cơ hội và thụ hưởng văn hóa. Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp…”(2). Chăm lo xây dựng các quan hệ văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp và trong mỗi gia đình…; khắc phục sự xuống cấp về đạo đức trong các quan hệ văn hóa, nhất là trong giới trẻ hiện nay. Xây dựng cảnh quan văn hóa hài hòa, thân thiện, văn minh; tổ chức các hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú, tạo ra ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị một không gian văn hóa lành mạnh, tiến bộ, để ngăn chặn sự nảy sinh những biểu hiện phản văn hóa.

Đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc rực rỡ sắc màu trong Chương trình "Hội xuân dâng Bác" ở tỉnh Sơn La _Ảnh: TTXVN

Bốn là, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”; giữa gìn giữ, bồi đắp hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người thời kỳ mới với kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa, lọc bỏ những biểu hiện phản giá trị văn hóa.

Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” vừa là yêu cầu khách quan, vừa là giải pháp hữu hiệu trong phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “xâm lăng văn hóa” của các thế lực thù địch hiện nay. Những tác động tiêu cực từ mặt trái nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mưu đồ chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch đã và đang làm nảy sinh ngày càng gia tăng những biểu hiện phi văn hóa, phản giá trị, suy thoái, tệ nạn, tiêu cực... Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” nhằm lấy “xây” để “chống”, lấy “cái đẹp” để “dẹp cái xấu” và lấy “chống” để “xây”, kiên quyết “nhổ cỏ dại” để “hái mùa vàng”.

Trong tình hình mới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần coi trọng giáo dục, gìn giữ, bồi đắp và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện bản sắc giá trị của mình; đồng thời, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, để có những giá trị văn hóa mới, mang tính tiên tiến, văn minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa, lọc bỏ những biểu hiện phản giá trị văn hóa, nhất là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng; các hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, nhất là vai trò của cơ quan chức năng, các ban chỉ đạo 35, lực lượng nòng cốt đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Đây là việc làm thường xuyên, lâu dài, được tiến hành một cách bền bỉ, kiên trì trên mọi lĩnh vực, hoạt động, tổ chức, lực lượng và trong mỗi con người. Trong đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa khơi dậy và phát huy vai trò nêu gương về văn hóa của cán bộ, đảng viên với tăng cường quản lý, điều hành, thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm./.