Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, là nguồn sức mạnh to lớn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng. Các thế lực thù địch chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam luôn tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trước tình hình đó, nghiên cứu và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ cung cấp những chỉ dẫn quý báu và sâu sắc về đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Minh chứng sinh động phản bác luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết ...
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, là nguồn sức mạnh to lớn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách mạng_ Ảnh: IT

1. Âm mưu của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong quá trình lãnh đạo đất nước đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định rõ những động lực và trở lực của cách mạng. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn lịch sử Việt Nam, Người khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm mãi”(1).

Người đã chỉ rõ nội hàm đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam. Trước hết, đoàn kết toàn dân tộc là đoàn kết tất cả những người Việt Nam, đoàn kết giữa lương và giáo, giữa các tôn giáo với nhau, đoàn kết 54 dân tộc ở Việt Nam, đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp, đảng phái “Đồng bào trong nước hầu hết đã đoàn kết rồi; các đảng, các phái, các đoàn thể, các từng lớp, các tôn giáo, các dân tộc đều đã đoàn kết rồi. Nhờ có cái lực lượng ấy, đã có thể diệt được chế độ quân chủ phong kiến và sự trói buộc của đế quốc thực dân, đã có thể dựng nên quốc gia dân chủ cộng hòa, gây nền tự do độc lập”(2).

Đoàn kết toàn dân tộc là đoàn kết toàn thể những người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài “Cho nên chúng ta đoàn kết rộng rãi tất cả những người Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, yêu thống nhất trong cả nước và ở nước ngoài. Với lực lượng đoàn kết ấy, chúng ta hoạt động không ngừng cho Nam Bắc gần gũi nhau, chúng ta kiên quyết đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”(3). Một nội dung rất quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo Hồ Chí Minh là đoàn kết giữa toàn thể nhân dân với Đảng và Chính phủ: “Toàn cả nhân dân và Chính phủ nhất trí, chúng ta thế nào cũng đạt được độc lập, thống nhất, nước mạnh, dân giàu”(4).

Như vậy, Người đã làm rõ nội hàm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kế thừa tư tưởng của Người, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “Đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người trong nước và người định cư ở nước ngoài”(5).

Hồ Chí Minh lý giải tại sao các thế lực thù địch muốn phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, bởi vì chúng muốn “chia để trị”: “Trong hơn 80 năm thống trị nước chúng tôi, bọn thực dân dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chúng áp dụng chính sách cổ điển là “chia để trị””(6); “Về chính trị, nó chia rẽ giữa lương và giáo, giữa Nam và Bắc, giữa Chính phủ và nhân dân. Thế là âm mưu của địch rất nham hiểm”(7).

Trong mưu đồ gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, chúng tìm cách tạo ra sự đối lập giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc thiểu số, với đồng bào có đạo, với trí thức và với người dân nói chung. Người nhấn mạnh: “Hồi còn Tây, còn vua quan, đồng bào Kinh ăn hiếp đồng bào Thái, đồng báo Thái ăn hiếp đồng bào Puộc, đồng bào Xá, có phải thế không? Hồi trước như thế là vì sao? Vì Tây và vua quan muốn chia rẽ đồng bào, muốn làm cho đồng bào yếu đi”(8).

Đoàn kết để phát huy được mọi nguồn lực, sức sáng tạo của nhân dân vào thực hiện nhiệm vụ chung. Đó là nguồn sức mạnh vô địch để chúng ta đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH. Các thế lực thù địch muốn áp bức lâu dài dân tộc Việt Nam, muốn cản trở quá trình xây dựng CNXH nên tìm cách phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm phân tán các nguồn lực của nhân dân trong thực hiện mục tiêu chung. Việc tạo ra sự thù hằn, xung đột giữa các bộ phận trong nhân dân, giữa các tộc người, giữa các tôn giáo... còn làm cho đất nước rối loạn, mất ổn định chính trị - xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước. Thậm chí chúng tìm cách gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo nên tâm lý hoài nghi, thiếu thiện cảm, chống đối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước để gây dựng lực lượng chống đối từ bên trong để kích động không những làm cho chúng ta không thể thực hiện được mục tiêu xây dựng thành công CNXH mà còn hòng lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.

2. Các thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam

Chỉ rõ mục đích của các thế lực thù địch, trong việc phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bóc trần những thủ đoạn mà chúng sử dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ nhất, chúng thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, vu cáo để kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ thủ đoạn tuyên truyền này của chúng: “Những kẻ mưu sự phá hoại đất nước chúng ta, có thể tuyên truyền, đồn phao để chia rẽ sự đoàn kết”(9); “Tây, Mỹ, Diệm và bọn phản động khác chúng có muốn đồng bào đoàn kết không? Chúng có muốn đồng bào sung sướng không? Không, chúng không muốn như thế? Chúng sẽ làm thế nào? Chúng tuyên truyền nhảm nhí”(10). Mỗi sự kiện của đất nước, chúng đều tung ra các luận điệu tuyên truyền bóp méo sự thật. Hồ Chí Minh nhiều lần sử dụng từ “bịa đặt”, “vu khống” khi nói về thủ đoạn phản tuyên truyền của các thế lực thù địch: “Giặc Pháp và bù nhìn không mua chuộc được những người trí thức Việt Nam chân chính. Chúng bèn bịa đặt rằng: Chính phủ kháng chiến khinh rẻ những người trí thức. Mục đích của chúng là chia rẽ tầng lớp trí thức Việt Nam, và tách trí thức với kháng chiến. Song âm mưu của chúng đã thất bại”(11). Người vạch trần âm mưu: “Bọn Diệm bịa đặt nói: Chính phủ ta sẽ tịch thu những nhà công thương nghiệp, trừng trị những người đã làm việc cho đối phương, khủng bố đồng bào Công giáo... Đó là âm mưu đê hèn, thâm độc, nhằm chia rẽ những đồng bào ấy với Chính phủ ta, hòng phá hoại tình đoàn kết giữa nhân dân ta”(12).

Các thế lực thù địch còn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tự do, dân chủ để nhằm chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là những luận điệu xuyên tạc sự thật bởi Người khẳng định rất đanh thép: “Sự thật thì khác hẳn. Ở các nước ấy, người Công giáo có quyền tự do tín ngưỡng”(13). Mục đích của chúng là làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước với nhân dân. Người vạch rõ những kẻ tung tin đồn xuyên tạc này không có bất cứ một hành động nào để giúp nhân dân nhưng những luận điệu tuyên truyền sai sự thật đó vẫn có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm và suy nghĩ của nhân dân: “Gần đây, có một bọn người vì tư lợi nhỏ nhen, chủ ý chia rẽ, cố ý làm mất tín nhiệm Chính phủ, gây ra những dư luận bất chính nói rằng Chính phủ không chú ý cứu dân, Chính phủ bất lực trong việc cứu đói, mà nói ngay chính họ, họ chưa hề nhịn ăn bữa nào, bỏ ra một đồng trinh để cứu ai bao giờ. Mà họ cũng chả biết làm thế nào để cứu vớt đồng bào ra khỏi đói khát... Chính hạng người trơ tráo này chỉ làm cho dân chúng đã khổ cực lại thêm lo lắng hoang mang, nhụt chí chiến đấu quân thù”(14).

Thủ đoạn phản tuyên truyền, bịa đặt, vu khống, vu cáo của các thế lực thù địch mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch trần, hiện nay vẫn đang được chúng triệt để lợi dụng, đặc biệt trong bối cảnh internet, mạng xã hội phát triển làm cho những thông tin sai sự thật này được lan truyền nhanh chóng và rộng rãi. Bất cứ một sự kiện nào, một hoạt động nào của đất nước, chúng đều có thể đưa ra những luận điệu vu khống, vu cáo trắng trợn, ngay cả những hiện tượng thiên tai như lũ lụt, chúng cũng lợi dụng để chống phá, đưa thông tin sai lệch là do Nhà nước mới dẫn tới lũ lụt, làm cuộc sống của người dân lầm than. Chúng thực hiện phương châm dù nói sai sự thật, nói một lần không tin thì nói mười lần, một trăm lần sẽ tin. Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã của Hitle cũng đã từng nói, nếu nói dối đủ lớn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời nói dối đó. Cho nên, những thông tin sai sự thật đó vẫn ảnh hưởng nhất định trong nhân dân.

Thứ hai, chúng lợi dụng những bất cập trong chính sách và quá trình tổ chức thực hiện chính sách làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước, nhằm chia rẽ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thủ đoạn thâm độc này được Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch trần, đặc biệt là những âm mưu lợi dụng những bất cập, hạn chế trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo “Vì cán bộ địa phương trong các chính sách thuế má, chính sách tôn giáo, chính sách dân công... làm không đúng cho nên địch lợi dụng được những chỗ sai ấy để tuyên truyền chống và phá hoại ta, lừa bịp và ép buộc một số rất đông đồng bào đi vào Nam”(15); “Nói chung, đồng bào thiểu số rất hăng hái tham gia kháng chiến, nhờ đó chúng ta đã phá được chính sách chia rẽ dân tộc của địch. Nhưng có nơi thì một phần vì ta chưa có chính sách rõ rệt, một phần do cán bộ địa phương kém, cho nên ở đó có một số đồng bào thiểu số bị địch lợi dụng, chống lại ta”(16).

Âm mưu của chúng cũng quá rõ ràng, từ những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch tìm cách biến trường hợp cá biệt, cụ thể thành những vấn đề mang tính bản chất trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta để vẽ ra trong nhân dân hình ảnh một Đảng và Chính phủ chỉ biết lo lợi ích của bản thân, không bảo đảm đời sống của nhân dân, để nhân dân đói khổ, bị mất tự do, đàn áp đồng bào có đạo, đàn áp dân tộc thiểu số. Mục đích của chúng là hạ uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tạo ra sự hoài nghi và cao hơn nữa sẽ là chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ. Thực tế, chúng đã bước đầu thực hiện được âm mưu của mình “Một số đồng bào Công giáo tuy bản chất thì tốt, nhưng bị bọn cầm đầu phản động lung lạc, nên họ hoài nghi chính sách của Đảng và Chính phủ”(17).

Thủ đoạn tuyên truyền này hiện nay vẫn đang được các thế lực thù địch tiếp tục triển khai ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn. Hiện nay, chúng lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những khó khăn trong công tác điều hành, quản lý để thổi phồng, bôi đen hiện thực, nhằm tạo ra tâm lý hoài nghi, chống đối Đảng. Chúng bôi nhọ chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước khống chế, gây dựng lực lượng chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ.

Hiện nay, các thế lực thù địch sử dụng nhiều hình thức khác nhau vừa đưa những thông tin, luận điệu phản động, sai trái, bóp méo sự thật vừa thổi phồng, khuếch đại những hạn chế vào trong các tầng lớp nhân dân, như sử dụng các phương tiện truyền thông, in ấn các văn bản, dùng lối tuyên truyền rỉ tai từ ngoài vào trong thông qua các hoạt động thăm thân, nghiên cứu khoa học, hoạt động từ thiện của những người từ nước ngoài, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tôn giáo, truyền đạo, hội họp... làm cho những thông tin này xuất hiện với tần suất cao, dày đặc, thường xuyên, liên tục tác động đến các tầng lớp nhân dân.

Theo thống kê của Cục An ninh Văn hóa Thông tin và Truyền thông, Tổng cục An ninh, Bộ Công an, từ năm 2015 đến nay, các thế lực thù địch tiếp tục sử dụng 63 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, trên 400 báo và 88 nhà xuất bản, nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài tuyên truyền các luận điệu sai trái, phản động chống Việt Nam như đài RFI (Pháp), BBC (Anh), VOA, RFA (Mỹ)(18).

3. Giải pháp đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, đập tan “phản tuyên truyền” của các thế lực thù địch.

Địch tuyên truyền, xuyên tạc nhằm lung lạc tinh thần của nhân dân thì chúng ta cần tuyên truyền, đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái của chúng “Đồng bào Công giáo cũng yêu nước. Nếu ta biết kiên nhẫn thuyết phục giác ngộ, thì nhất định tranh thủ được. Làm được như vậy thì phá được một phần âm mưu của địch, và rất có lợi cho việc đoàn kết nhân dân để kháng chiến”(19). Công tác tuyên truyền của chúng ta cũng phải kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “kiên nhẫn thuyết phục”, trong đó phải đặc biệt chú ý tuyên truyền vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, trực diện đấu tranh, phản bác từng luận điệu sai trái của chúng.

Trong công tác tuyên truyền, Hồ Chí Minh lưu ý, tuyên truyền phải phù hợp với trình độ nhận thức của nhân dân, phải dễ hiểu, dễ nắm bắt, tránh lý luận cao siêu, dẫn cụ C.Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia. Đặc biệt phải chân thành, gần gũi, tôn trọng văn hóa và niềm tin của nhân dân “Đối với nông dân công giáo, có đội đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra giải thích. Nhiều cán bộ hễ nói đến cha cố, không phân biệt tốt xấu, cứ gọi là thằng, làm cho nông dân công giáo khó chịu”(20).

Đồng thời, tuyên truyền cho nhân dân hiểu đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, những thành tựu trong nâng cao đời sống của nhân dân, của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo để bồi đắp tình cảm cách mạng, niềm tin của toàn thể nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, với sự lãnh đạo của Đảng.

Các thế lực thù địch luôn lợi dụng những sai lầm, hạn chế trong quá trình phát triển đất nước, trong lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước để tuyên truyền chống phá. Do đó, trong khi tuyên truyền về những thành tựu trong quá trình phát triển đất nước, cần phải giúp nhân dân có cái nhìn khách quan về cả những thành tựu và hạn chế Người thẳng thắn chỉ rõ: “Có người hoài nghi sự lãnh đạo của Đảng, có đúng không? Nếu Đảng lãnh đạo không đúng thì Cách mạng Tháng Tám có thành công không? Kháng chiến có thắng lợi không? Hơn 8 triệu nông dân miền Bắc có ruộng cày không? 3 năm khôi phục kinh tế có hoàn thành được không? Và ngày nay, đang vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội có được không? Đảng là người, Đảng là cán bộ, là đảng viên, tất nhiên có sai lầm. Nhưng trong cải cách ruộng đất, thắng lợi vẫn là chủ yếu”(21). Lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH - một sự nghiệp mới mẻ chưa có tiền lệ thì việc mắc sai lầm cũng là khó tránh khỏi. Người nhấn mạnh: “Có hoạt động thì khó mà hoàn toàn tránh khỏi sai lầm. Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa”(22).

Thứ hai, hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Trong đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta không chỉ sử dụng tuyên truyền lý luận mà hình thức đấu tranh có hiệu quả nhất chính là thuyết phục bằng thực tiễn; thực tiễn là bằng chứng thuyết phục nhất để phản bác những luận điệu sai trái của chúng, tính đúng đắn, nhân văn trong đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Người chỉ rõ: “ở miền núi, ở biên giới, nếu nói cao xa thì không ăn thua. Phải có lý luận, đồng thời phải có vật chất, phải có thực tế. Ví dụ: nhân dân thiếu muối, ta không có muối cho dân thì không tốt; nhân cơ hội đó, bọn địch ở Lào có thể đưa muối ra và nói: Chớ nghe bọn cộng sản, mặc cho họ nói tích cực, tiêu cực, muối đây”(23).

Nhân dân ta, đặc biệt là nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo, có tư duy cụ thể, thiết thực, họ chỉ tin vào hành động, kết quả cho nên cán bộ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào là rất tốt đẹp nhưng đời sống còn khó khăn mà chưa giúp họ cải thiện được thì họ sẽ không tin, thậm chí bị kẻ địch lôi kéo, lợi dụng. Người đã chỉ rõ, kẻ địch lợi dụng đồng bào khó khăn, giúp họ về vật chất đôi khi không phải là nhiều nhưng đồng bào dễ nghe theo những tuyên truyền xuyên tạc của chúng mà xa rời Đảng và Nhà nước, Người yêu cầu: “Các ngành cần phải nhận rõ vấn đề miền núi quan trọng. Ta không thể để cho đồng bào sống cực khổ mãi như thế được. Địch vẫn tìm cách len lỏi vào đó để phá ta. Về xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, miền núi rất quan trọng. Các ngành phải chú trọng tiến hành công tác ở miền núi”(24). Người lấy ví dụ cụ thể việc địch lôi kéo, dụ dỗ đồng bào Công giáo di cư vào Nam, “Diệm được thực dân Pháp dung túng, đã lợi dụng đạo Chúa để dụ dỗ và ép buộc một số đồng bào Công giáo nhẹ dạ bỏ quê hương đi vào Nam. Diệm hứa hẹn với họ: Vào Nam mỗi người sẽ được 3 mẫu ruộng, 2 con trâu, mỗi ngày được 35 đồng bạc và được... lên Thiên đường”(25).

Người chỉ rõ, cách tốt nhất để chúng ta chống lại luận điệu phản động của chúng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào chứ không phải là ép buộc, ra mệnh lệnh cho đồng bào không được di cư: “Đồng bào Công giáo đói kém, ta phải hướng dẫn họ tăng gia sản xuất, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của họ. Có như thế chúng ta mới thành công trong việc chống di cư, chớ không phải kẻ khẩu hiệu tầm bậy, không phải ngăn ngừa, mệnh lệnh mà chống được di cư”(26).

Do đó, chúng ta phải chú ý nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho tất cả mọi người dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, đặc biệt là những bộ phận dân cư đang có đời sống vật chất khó khăn như đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Có như vậy mới gắn kết họ với Đảng, Nhà nước và chế độ, với Tổ quốc, với những bộ phận dân cư có đời sống khá giả hơn.

Người khẳng định, trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, khi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên thì tình đoàn kết giữa các dân tộc càng được thắt chặt, khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng thêm bền vững: “Từ khi Tây Bắc ta được giải phóng, Khu tự trị Tây Bắc được thành lập, đồng bào thuộc các dân tộc ở Tây Bắc đã ra sức tăng gia sản xuất, thực hiện kế hoạch của Nhà nước, nhờ đó mà đời sống vật chất và văn hóa đã được cải thiện hơn trước, tình đoàn kết anh em giữa các dân tộc cũng tăng thêm”(27). Để nâng cao được đời sống của nhân dân thì phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách hiện có, khắc phục những bất cập, đồng thời nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các chính sách đó trên thực tế. Những chỉ dẫn của Người vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay.

Thứ ba, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Một nội dung rất quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà các thế lực thù địch tìm cách phá hoại là đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Để chống lại âm mưu của địch thì phải chú ý xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh: “Đối với dân, chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa... Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc”(28).

Ở đây, Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ “một nền chính trị liêm khiết” nghĩa là hệ thống chính trị, đặc biệt là cán bộ, đảng viên không được tư lợi cá nhân, tham nhũng, lợi ích nhóm, đặc quyền mà phải có tinh thần phục vụ nhân dân “Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân”(29). Mà trước hết là, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Việc xây dựng một nền chính trị liêm khiết là cơ sở bảo đảm vững chắc trong việc thực hiện giải pháp về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đồng thời trực tiếp tăng cường niềm tin, sự gắn kết của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước để nhân dân ủng hộ, chấp hành, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ tư, nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân.

Khi những giải pháp trên được thực hiện tốt, nhân dân hiểu rõ những thủ đoạn, luận điệu sai trái, xuyên tạc của địch, đời sống của nhân dân được nâng lên, nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, lòng yêu nước được phát huy thì họ sẽ nâng cao tinh thần cảnh giác, không bị mắc mưu và bị lung lạc bởi những luận điệu sai trái đó: “Vì vậy đồng bào phải cảnh giác, chớ nghe tuyên truyền bậy bạ, thấy kẻ nào nói bậy bạ phải giúp công an, Ủy ban hành chính xã, châu giáo dục, nếu cố tình và ngoan cố thì trừng trị”(30). Sự “tỉnh táo” của nhân dân ở đây còn là nâng cao trình độ nhận thức, trình độ dân trí, khả năng phân tích, xem xét, đánh giá, phân biệt đúng - sai, thật - giả của nhân dân.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống tốt đẹp, là nguồn sức mạnh vô địch mà chúng ta đã phát huy rất tốt trong quá trình thực hiện khát vọng độc lập, tự do và chúng ta cần phải tiếp tục giữ gìn và phát huy nó trong quá trình thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc hiện nay. Để phát huy được truyền thống đó, trước hết chúng ta phải đấu tranh có hiệu quả chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, hiểu tường tận, sâu sắc và vận dụng những lời căn dặn, chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề này là yêu cầu cấp thiết, định hướng hành động để đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

KHI CÁC QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP TÍCH CỰC LUYỆN RÈN

 Những tiếng nổ đanh giòn, những tràng pháo tay rộn rã, những nụ cười rạng rỡ... Âm thanh, hình ảnh ấy đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng về buổi kiểm tra bắn đạn thật của Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 692 (Sư đoàn 301, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội) đối với quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) tuyển dụng khối chiến đấu năm 2024.

 

Ngay từ sáng sớm, các QNCN đã có mặt tại trường bắn và khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị để thực hiện nội dung kiểm tra bắn đạn thật. Thời tiết mùa này khá lạnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và kỹ thuật động tác của các quân nhân. Tuy nhiên, ai cũng tỏ rõ quyết tâm, tự tin, cố gắng hết sức thực hiện thật tốt bài bắn kiểm tra ở 3 tư thế nằm, quỳ và đứng bắn. 

 

Loạt đầu tiên lên tuyến bắn, mọi người có mặt trên thao trường dường như nín thở theo dõi. Sau những phát nổ giòn giã, khẩu lệnh “Báo bia!” của chỉ huy trường bắn vang trên loa, mọi người đều tập trung, hồi hộp nghe công bố số điểm. Lúc này, những tiếng vỗ tay, tiếng reo lên vui sướng của các QNCN khi nghe được số điểm cao như trút đi nỗi lo sau những ngày "vượt nắng thắng mưa". Rồi các loạt bắn tiếp theo đều rộn tiếng reo hò. Vậy là bao nỗ lực huấn luyện trên thao trường đã được đền đáp xứng đáng. Những chiến sĩ bắn giỏi được chỉ huy đơn vị tuyên dương ngay tại thao trường.

 

Niềm vui và tự hào hiện rõ trên khuôn mặt vì đạt kết quả giỏi, Thượng úy QNCN Nguyễn Thị Thu Huyền (Trung đội 4, Đại đội 10, Tiểu đoàn 6) tâm sự: “Các lần bắn phân đoạn, tôi đều đạt loại khá. Sau những lần rút kinh nghiệm và được chỉ huy đơn vị hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ, tôi đã cố gắng tự tập luyện thêm ngoài giờ. Kết quả này khiến tôi thấy rất hài lòng”.

 

Còn đối với Trung úy QNCN Hoàng Văn Nam (Đại đội 9, Tiểu đoàn 6), người đạt số điểm cao trong các lần bắn phân đoạn thì chia sẻ: “Quá trình luyện tập, nội dung nào khó, chưa hiểu, chưa rõ, tôi đều chủ động hỏi chỉ huy ngay để luyện tập thêm và chỉnh sửa, kịp thời rút kinh nghiệm. Theo hướng dẫn của chỉ huy đơn vị, chúng tôi còn chú trọng rèn luyện thêm về thể lực và tâm lý nên khi bắn đạn thật sẽ tự tin hơn”.

 

Theo chương trình huấn luyện trong 3 tháng, các đồng chí QNCN được trang bị những kiến thức cơ bản về nhận thức chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật. Dù thời gian ngắn, nhưng nhờ tích cực học tập, luyện rèn, ai cũng nắm chắc những quy định của điều lệnh, điều lệ trong Quân đội và tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị trong biên chế, cơ bản thuần thục động tác kỹ, chiến thuật cá nhân.

 

Thượng tá Đặng Thái Sơn, Chính ủy Trung đoàn 692 cho biết: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện QNCN tuyển dụng năm nay, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị về bia bảng, mô hình học cụ, giáo án bài giảng, thao trường huấn luyện; rà soát, lựa chọn các đồng chí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong huấn luyện và trong quản lý, thành lập khung huấn luyện bảo đảm chất lượng. Quá trình huấn luyện, đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động thao trường, đồng thời tổ chức phát động, đăng ký giao ước thi đua với những nội dung, chỉ tiêu cụ thể. Qua đó, góp phần cổ vũ, động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện./.

St

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

 Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh rất quan tâm xây dựng lối sống mới trong các giai tầng xã hội để phù hợp với một xã hội mới tốt đẹp, văn minh, đồng thời là động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người đã xây dựng hệ thống quan điểm về mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, biện pháp, nhằm xây dựng lối sống mới của người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, “chủ nhân tương lai” của nước nhà. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống mới của thanh niên và sự vận dụng trong xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Trường Đại học Tây Đô hình ảnh 1
Sinh viên trường Đại học Tây Đô _Ảnh: IT

1. Mở đầu

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng lối sống mới của người dân, trong đó có thanh niên, là một yêu cầu quan trọng khi nước nhà giành được độc lập và thực hiện xây dựng xã hội mới. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (ngày 3-9-1945), Người đã chỉ rõ: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác”(1). Từ đó, Người xác định: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”(2). Xây dựng lối sống mới nhằm khắc phục lối sống lạc hậu trong xã hội cũ và tiến đến xây dựng lối sống văn minh, tiến bộ của mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội.

Trong Di chúc, Người dặn lại: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết(3); xây dựng lối sống mới của thanh niên để họ trở thành lực lượng vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế tục xứng đáng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của thế hệ cha anh, là nhiệm vụ rất quan trọng, là trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống mới của thanh niên

Với cách nhìn biện chứng, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bản thân thanh niên, với vai trò là những chủ nhân của nước nhà trong tương lai, cần nêu cao tinh thần tự giáo dục, không ngừng xây dựng, hoàn thiện lối sống tốt đẹp trên các phương diện: lao động sản xuất, học tập, sinh hoạt, ứng xử… Trong bài nói chuyện tại Đại hội thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa (17-3-1960), Người yêu cầu thanh niên phải thật xứng đáng là người chủ tương lai của một nước xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, thanh niên cần: “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà. Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư, tự lợi, tự kiêu tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí. Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”(4).

Hồ Chí Minh khuyên thanh niên phải lao động tích cực với tinh thần “không có việc gì khó”, phải xem “lao động là sự nghiệp quang vinh, vẻ vang, vui thú và anh dũng(5) và “Lao động là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người công dân đối với Tổ quốc. Ai cũng phải tùy khả năng mình mà tự nguyện tự giác tham gia lao động, góp phần xây dựng nước nhà”(6). Sự tích cực trong lao động chính là biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, là biểu hiện sinh động của tinh thần yêu nước, cần, kiệm, liêm, chính.

Trong học tập, Người cho rằng, thanh niên phải học tập với tinh thần của V.I. Lênin: “Học, học nữa, học mãi”, bởi lẽ chỉ có say mê học tập với phương pháp đúng đắn, “lấy tự học làm cốt”, thanh niên mới có đủ phẩm chất và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và làm chủ thiên nhiên.

Trong xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải thực hành lối sống lành mạnh về sinh hoạt như: ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Các hoạt động này phải làm sao cho văn minh, tiến bộ, nhưng cũng phải hết sức giản dị, tiết kiệm để phục vụ nước nhà. Người nhiều lần phê bình hiện tượng chè chén lu bù, chẳng những gây tốn kém, lãng phí thì giờ và tiền bạc, mà còn hại đến sức khỏe của thanh niên. Đồng thời, Người cũng rất lưu ý xây dựng lối sống mới trong sinh hoạt chính trị, văn hóa, để phát huy tính tích cực chính trị và tạo ra sự phong phú trong đời sống tinh thần của thanh niên.

Theo Hồ Chí Minh, ứng xử là vấn đề rất khó, thể hiện trình độ và văn hóa của con người. Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi thanh niên phải xây dựng cho mình lối ứng xử văn minh, trước hết là trong ứng xử với chính mình, phải tự cải tạo bản thân, tự phê bình, tự tu dưỡng, bởi mỗi người tốt thì xã hội sẽ tốt. Còn trong ứng xử với mọi người, “nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ”(7), “phải hăng hái làm gương”(8), thực hành đức khoan dung độ lượng, thấu hiểu, không cố chấp hay định kiến trước những khác biệt với mình.

Trong ứng xử với môi trường, mỗi người phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn và tái tạo môi trường sống. Người nhắc lại câu nói của C.Mác: “Người cộng sản hiểu biết thiên nhiên để buộc thiên nhiên phục vụ hạnh phúc loài người và hiểu biết xã hội để cải tạo xã hội cũ, xấu xa, thành một xã hội mới tốt đẹp, một xã hội cộng sản”(9). Chỉ có như thế mới giúp con người có được môi trường sống trong lành, bền vững và sức khỏe bảo đảm.

Để xây dựng lối sống mới trong thanh niên, Hồ Chí Minh đề ra các biện pháp cơ bản. Đó là:

Một là, tổ chức tuyên truyền, giải thích để thanh niên hiểu rõ về sự cần thiết phải xây dựng lối sống mới. Hồ Chí Minh cho rằng: “Tất cả chúng ta đều sinh trưởng trong xã hội cũ dưới sự thống trị của đế quốc phong kiến. Mọi người chúng ta dù muốn hay không muốn đều bị thói xấu của đế quốc phong kiến truyền vào người. Vì vậy, ai cũng có khuyết điểm, không nhiều thì ít”(10). Do đó, cần phải kiên trì tuyên truyền, giải thích cho thanh niên đến khi hiểu rõ và thực hành được lối sống mới. Trong tuyên truyền, giải thích cho thanh niên, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh việc nêu gương “người tốt, việc tốt” trong xã hội và chính trong lực lượng thanh niên. Người viết: “Thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng”(11).

Hai là, phải kế thừa lối sống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu lối sống tiến bộ của các dân tộc khác trên thế giới. Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm phương pháp luận rằng: Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn(12). Do đó, phải biết chắt lọc, tiếp thu những giá trị truyền thống tốt đẹp trong lối sống của dân tộc và tinh hoa trong lối sống của nhân loại để xây dựng đời sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Ba là, phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách con người. Người cho rằng: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”(13). Một chương trình giáo dục toàn diện sẽ góp phần quan trọng xây dựng lối sống mới cho thanh niên. Bởi vậy, phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo là một tất yếu, vì sẽ rất khó để hình thành lối sống văn minh, tiến bộ nếu trình độ dân trí nói chung và của thanh niên nói riêng mãi thấp kém.

Bốn là, phát huy vai trò của pháp luật. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện điều này nhằm từng bước hình thành cho nhân dân mà nhất là thế hệ trẻ hệ thống tri thức về pháp luật và thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Chế độ bây giờ khác xã hội phong kiến trước, nếu vẫn còn xảy ra đánh vợ thì các cô và thanh niên phải đấu tranh chống lại, các cô và các cháu thanh niên có pháp luật trong tay”(14). Khi đã có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, thanh niên sẽ có nhu cầu học tập, hiểu biết pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích của mình và của người khác tốt hơn, cũng như tham gia vào hoạt động quản lý và kiểm soát nhà nước theo luật định.

Năm là, chú trọng khơi dậy, phát huy ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của thanh niên. Theo Hồ Chí Minh, phải thường xuyên khơi dậy ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện của thanh niên để họ trở thành người vừa có đức, có tài. Thanh niên phải trả lời cho kỳ được câu hỏi: “Mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”(15). Người còn nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình”(16). Việc khơi dậy, phát huy ý thức tự giác của thanh niên sẽ giúp thế hệ thanh niên thấy rõ hơn trách nhiệm của mình và theo đuổi những giá trị cao quý để cống hiến và phụng sự. Từ đó, thanh niên sẽ trưởng thành và sống tốt hơn với mình, với người, với việc bằng trí tuệ, trách nhiệm, tình thương và sự khiêm tốn, giản dị…

Sáu là, phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc tập hợp và giáo dục đoàn viên, thanh niên. Đoàn với sứ mệnh là “trường học xã hội chủ nghĩa” của thanh niên, thông qua các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi và thiết thực sẽ tạo ra môi trường tốt để thanh niên rèn luyện, góp phần nâng cao nhận thức, lẽ sống và định hướng hành động đẹp. Do vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Trung ương Đoàn cần phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ giai cấp và đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên”(17).

Những chỉ dẫn nêu trên của Hồ Chí Minh là nền tảng định hướng cho công tác xây dựng lối sống mới của thanh niên, trong đó có sinh viên, góp phần xây dựng lối sống mới trong xã hội hiện nay.

3. Xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 17 trường đại học được thành lập và đang hoạt động với 160.653 sinh viên(18), chiếm tỷ lệ 8,42% tổng số sinh viên đại học cả nước. Sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm chung của sinh viên Việt Nam, đồng thời họ cũng mang những đặc trưng riêng, như đa số xuất thân từ nông dân, nông thôn, sống nghĩa tình, thẳng thắn, thích ứng nhanh với văn hóa, môi trường. Tuy nhiên, trong họ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, rất dễ dẫn đến sự lệch chuẩn về đạo đức, lối sống nếu không được định hướng kịp thời.

Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống mới của thanh niên, trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành những văn bản quan trọng chỉ đạo việc xây dựng lối sống mới của thanh niên nói chung, thanh niên sinh viên nói riêng, như Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24-3-2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý luận cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03-10-2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04-12-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, thành trong khu vực, các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực chỉ đạo, tổ chức xây dựng lối sống mới trong sinh viên bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể, mang lại những kết quả tích cực.

Từ số liệu điều tra xã hội học thực hiện vào tháng 4-2024, với 436 sinh viên tại 6 trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long: Trường Đại học Cần Thơ (79 sinh viên), Trường Đại học Kiên Giang (53 sinh viên), Trường Đại học Trà Vinh (82 sinh viên), Trường Đại học Bạc Liêu (51 sinh viên), Trường Đại học Cửu Long (74 sinh viên), Trường Đại học An Giang (121 sinh viên), cho thấy có những điểm đáng chú ý:

Một là, lối sống của sinh viên trong lao động, học tập ngày càng có chiều hướng tích cực.

Trong lao động, được sự giáo dục của nhà trường về sự tôn trọng đối với lao động, tác phong lao động đúng đắn; biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm do lao động tạo ra; rèn luyện kỷ luật, kỹ năng trong lao động; tiết kiệm trong tiêu dùng… nên đa số sinh viên nhận thức đúng đắn về sự cần cù, tiết kiệm, sáng tạo và lao động hiệu quả. Vì vậy, có 93,7% sinh viên mong muốn ra trường có cuộc sống lao động tự lập bằng chính sức lao động của mình. Đồng thời, có 42,6% sinh viên tham gia làm thêm để phụ giúp gia đình, trang trải cuộc sống và có 60,5% sinh viên tự nhận mình tự giác trong lao động. Bên cạnh đó, có 65,7% sinh viên có mong muốn tham gia hoạt động khởi nghiệp khi còn đang học tại trường. Đây là những kết quả tích cực trong quá trình xây dựng ý thức trong lao động, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trong học tập, với phương châm tạo điều kiện, môi trường tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập, các trường đã tăng cường công tác giáo dục tri thức, thành lập các câu lạc bộ học thuật, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học. Nhờ đó, sinh viên xác định được mục đích và thái độ học tập ngày càng tốt hơn. Có 72% sinh viên cho rằng học là để cống hiến, phục vụ cho xã hội. Từ việc nhận thức đúng đắn, có 55,7% sinh viên có thời gian tự học từ 2-4 giờ và 14,3% có thời gian tự học trên 4 giờ ngoài thời gian học chính khóa.

Đặc biệt, khảo sát cho thấy, sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long có biểu hiện tích cực trong học tập như: 82,2% thực hiện tốt yêu cầu của giảng viên, 75,4% đi học đầy đủ, đúng giờ. Sinh viên cũng đã từng bước mạnh dạn hơn trong nghiên cứu khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu của sinh viên đã đạt những giải thưởng cao. Đây là bước khởi đầu để các em trở thành những nhà khoa học trong tương lai.

Hai là, lối sống, sinh hoạt của sinh viên nhìn chung là lành mạnh và ngày càng được nâng cao.

Trong sinh hoạt cá nhân, do mức sống của khu vực ngày càng được nâng lên nên sinh viên cũng có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện ăn ở, sinh hoạt được cải thiện, đồng thời vẫn giữ được tính chân chất, mộc mạc, giản dị của con người đồng bằng sông Cửu Long.

Trong sinh hoạt chính trị - xã hội, sinh viên đã tích cực tham gia các hoạt động như: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, cùng các phong trào: “Xuân tình nguyện”, “Mùa hè xanh”, “Tuổi trẻ xung kích đi đầu trong chuyển đổi số”… do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức. Những hoạt động ý nghĩa ấy đã khơi dậy khát vọng cống hiến, lẽ sống cao đẹp của sinh viên. Do vậy, có 81,8% sinh viên tự nguyện và mong muốn được tham gia các hoạt động xã hội. Đây là hiệu ứng tích cực trong lối sống, nó phá vỡ tính thụ động, khép kín của sinh viên đa phần xuất thân từ nông dân, nông thôn. Đặc biệt, đa số sinh viên các trường đại học ở khu vực quan tâm đến những vấn đề hiện nay của đất nước, có 79,2% sinh viên có mong muốn đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Cùng với đó, việc thực hiện trách nhiệm công dân của sinh viên cũng khá tốt. Ở mức độ thường xuyên, có 77% sinh viên thực hiện trách nhiệm bảo vệ Đảng, Bác Hồ, chế độ chính trị; 70% sinh viên thực hiện trách nhiệm bảo vệ công lý và lẽ phải; 72% sinh viên tích cực bảo vệ môi trường; 70,7% quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước. Những điều này đã biểu thị tinh thần yêu nước, yêu Đảng, yêu chế độ, yêu Bác Hồ của sinh viên.

Trong sinh hoạt văn hóa tinh thần, sinh viên các trường có sở thích và thị hiếu lành mạnh, hợp với định hướng giá trị hiện nay; tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng không mê tín dị đoan; sử dụng thời gian rỗi cho các hoạt động văn hóa như đọc sách báo, thể thao, tự học thêm tin học, ngoại ngữ, tham gia các hoạt động xã hội... Ngoài ra, sinh viên còn tham gia câu lạc bộ sở thích, tham gia những hoạt động văn hóa - văn nghệ do nhà trường, địa phương tổ chức, tham gia hoạt động về nguồn, tự tổ chức tham quan, khám phá văn hóa các vùng miền của đất nước. Điều này đã giúp cho đời sống tinh thần của sinh viên trở nên phong phú, lành mạnh.

Ba là, lối sống của sinh viên trong giao tiếp, ứng xử ngày càng văn minh.

Trong ứng xử với chính mình, nhiều sinh viên đã thể hiện mong muốn luôn giữ vững những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời không ngừng nỗ lực vươn lên. Đặc biệt, được sự quan tâm giáo dục của nhà trường và xã hội, nhiều sinh viên thể hiện sự cầu tiến trong học tập và lao động, chú trọng tự phê bình và phê bình, quan tâm tiếp thu ý kiến, góp ý liên quan đến bản thân để từng bước sửa chữa khuyết điểm. Sinh viên nhận thức ngày càng rõ về các giá trị như: trung thực, trách nhiệm; yêu chuộng hòa bình; cần, kiệm, liêm, chính; tôn trọng tự do, dân chủ; công bằng, bình đẳng; năng động, sáng tạo; có ý thức tổ chức kỷ luật; sống có nghĩa, có tình. Những giá trị quan trọng này là hành trang cần thiết để sinh viên làm người, làm việc trong tương lai.

Trong ứng xử với người khác, với cộng đồng, bằng các chương trình, kế hoạch hành động, bằng sự gương mẫu, thầy cô và nhà trường đã không ngừng bồi đắp, xây dựng, phát triển lối sống đẹp của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy, có 87% sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện, phục vụ cộng đồng. Đây chính là sự thể hiện lối sống “mình vì mọi người và mọi người vì mình”, thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng và xã hội; đồng thời, cũng thể hiện nét hào hiệp, trượng nghĩa của con người đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, sinh viên vẫn giữ được truyền thống “tôn sư trọng đạo” với 92,8% thể hiện quan điểm tôn trọng và rất tôn trọng thầy cô; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. Nhiều chương trình như: “Căn nhà tình nghĩa”, “Mái ấm sinh viên”, “Ngôi nhà 5000 đồng”, “Món quà tình bạn”, “Quỹ giúp bạn vượt khó”, “Chuyến xe tình bạn”, “Góc thực phẩm nghĩa tình”, “Hạt gạo nghĩa tình”, “Siêu thị 0 đồng”... đã phát huy được nghĩa cử cao đẹp trong sinh viên.

Trong ứng xử với môi trường, đa số sinh viên có ý thức cao về bảo vệ môi trường, quan tâm đến các vấn đề môi trường cấp bách như biến đổi khí hậu, sạt lở, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát cho thấy, có 82,8% sinh viên quan tâm đến vấn đề môi trường; 81,7% sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi; 80,2% tham gia trồng cây xanh và các hoạt động bảo vệ môi trường. Kết quả này là sự nỗ lực của các chủ thể trong việc chuyển hóa những yêu cầu về bảo vệ môi trường sống để tạo thành thói quen, ý thức, trách nhiệm của sinh viên đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long còn tồn tại một số hạn chế. Vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn về lao động và học tập, dẫn đến việc xác định mục tiêu, thái độ học tập chưa rõ ràng, cũng như các hành vi vi phạm quy chế của nhà trường, vi phạm quy định pháp luật. Trong sinh hoạt cá nhân còn tùy tiện, chạy theo lối sống đua đòi; ngại tham gia các phong trào chính trị - xã hội. Một bộ phận sinh viên tỏ ra thờ ơ với các vấn đề của đất nước; tinh thần tình nguyện, dấn thân vì cộng đồng và dũng cảm trong việc bảo vệ môi trường chưa cao; lối sống thực dụng vẫn còn tồn tại,…

Những hạn chế này có nguyên nhân từ sự nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống mới của sinh viên, chưa bám sát thực tiễn, chưa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm lối sống của sinh viên hiện nay. Bên cạnh đó, còn do thiếu cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cũng như nội dung và hình thức xây dựng lối sống mới của sinh viên chưa đi vào chiều sâu, thực chất, một bộ phận sinh viên thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện trong đạo đức, lối sống, dễ sa ngã trước tác động tiêu cực từ cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa…

4. Một số giải pháp xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực trạng xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định một số giải pháp như sau:

Một là, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các chủ thể về tầm quan trọng của xây dựng lối sống mới của sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nâng cao nhận thức của các chủ thể sẽ góp phần quan trọng trong việc hiểu đúng và tích cực thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng lối sống mới, tạo cơ sở pháp lý, môi trường cho việc xây dựng lối sống mới của sinh viên. Đồng thời, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong xây dựng lối sống mới của sinh viên. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong các hoạt động học tập, rèn luyện và khởi nghiệp để phát triển, hoàn thiện phẩm chất, tri thức, kỹ năng của thanh niên, sinh viên, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

Hai là, kết hợp chặt chẽ gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện nêu gương của các chủ thể trong xây dựng lối sống mới của sinh viên. Việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp trong giáo dục. Điều đó sẽ giúp cho sinh viên được học tập và rèn luyện mọi lúc, mọi nơi theo một định hướng chung. Và quan trọng hơn hết trong giáo dục lối sống mới, đó chính là sự nêu gương của các chủ thể trong mọi hoạt động. Đây là cách tác động nhanh và mạnh nhất đến sinh viên, bởi việc lấy nhân cách để giáo dục nhân cách sẽ dễ chạm đến tâm tư, tình cảm của sinh viên nhất.

Trong thực hiện nêu gương, phải hết sức lưu ý đến việc giáo dục tấm gương về lối sống, tác phong, đạo đức Hồ Chí Minh vì Người là một mẫu mực tuyệt vời về lối sống giản dị, suốt đời vì dân, vì nước. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của những người có uy tín, có ảnh hưởng tích cực, những điển hình tiên tiến trong nhà trường và xã hội để giáo dục sinh viên trở thành công dân tốt, trí thức tương lai của dân tộc.

Ba là, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, truyền thống cách mạng cho sinh viên. Làm tốt công tác này sẽ khơi dậy tính chủ động, tích cực trong sinh viên, định hướng mục đích, động cơ học tập đúng đắn, tinh thần lao động của người làm chủ, tích cực trong sinh hoạt chính trị - xã hội và văn hóa tinh thần cũng như trong ứng xử với mình, với người, với việc, với môi trường. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, không chỉ trang bị cho người học tri thức lý luận, mà còn là phương pháp; không chỉ tác động tới nhận thức, mà còn hướng tới hành động; không chỉ lớn hơn về tri thức, mà còn làm phong phú tình cảm và niềm tin khi tự soi mình vào tấm gương đạo đức của Người(19). Việc học tập này sẽ tạo nên sự cộng hưởng trong giáo dục nhằm tăng thêm sức đề kháng và bài trừ lối sống tiêu cực trong sinh viên.

Bốn là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao. Việc phát huy tốt vai trò của những nhân tố này có tác động rất lớn đến xây dựng lối sống mới của sinh viên, tạo ra môi trường lý tưởng cho việc xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, góp phần nuôi dưỡng giá trị tâm hồn, thẩm mỹ và sự khỏe mạnh về thể chất, đồng thời đấu tranh dẹp bỏ những tàn dư, tiêu cực còn tồn tại.

Năm là, xây dựng các chuẩn mực lối sống mới của sinh viên. Xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long phải bám sát tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống cho thanh niên, phải thể hiện được giá trị chung của dân tộc và mang giá trị riêng của con người khu vực đồng bằng sông Cửu Long, như: tính trọng nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, bao dung. Đồng thời, phải kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang diễn ra trong một bộ phận sinh viên, hướng sinh viên đến những giá trị tốt đẹp.

Sáu là, phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của sinh viên trong học tập và rèn luyện lối sống mới. Phải thường xuyên giáo dục sinh viên phát huy tính chủ động, sự năng động, sáng tạo và ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, cống hiến và phụng sự. Các cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời đối với những hành động tốt, việc làm tử tế; đồng thời kỷ luật nghiêm đối với những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống trong sinh viên. Cùng với đó, tổ chức các buổi định hướng nhân cách để định vị, khai phóng tiềm năng của mỗi sinh viên, giúp sinh viên tự tin và trưởng thành hơn. Đặc biệt, cần đưa vấn đề xây dựng lối mới của sinh viên thành một nội dung quan trọng trong chương trình hành động, đặt ngang hàng với vấn đề đào tạo tri thức, nghề nghiệp để lối sống sinh viên ngày càng văn minh, lành mạnh.

5. Kết luận

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống mới của thanh niên có ý nghĩa hết sức to lớn trong giai đoạn hiện nay, trong đó có việc xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng lối sống mới của sinh viên các trường đại học ở đồng bằng sông Cửu Long theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, không chỉ của các chủ thể trong nhà trường, mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội và bản thân mỗi sinh viên.

VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN TRONG BẢO VỆ BẢN CHẤT CÔNG NHÂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

Sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ dẫn tới sự thoái trào trong phong trào cách mạng trên thế giới. Nhưng ở một góc độ khác, quá trình cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội trên thế giới từ những thập niên cuối thế kỷ XX trở lại đây; những cuộc khủng hoảng liên tiếp của chủ nghĩa tự do tư bản chủ nghĩa và sự xuất hiện của cao trào cánh tả Mỹ - Latinh, trong đó có khuynh hướng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI... đã khẳng định phong trào cộng sản và công nhân thế giới cũng đang từng bước được phục hồi. Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, vừa giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay thì rất cần phải tiếp tục giữ gìn bản chất giai cấp công nhân của đảng cộng sản theo quan điểm của Lãnh tụ vĩ đại V. I. Lênin trong lý luận về xây dựng đảng kiểu mới cách đây hơn một thế kỷ. Có thể khẳng định, quan điểm của Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân nói chung, bảo đảm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của đảng cộng sản nói riêng cho đến ngày nay vẫn có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi công tác xây dựng Đảng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KIÊN ĐỊNH, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

 

Bước vào thế kỷ XXI loài người đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Những biến động dữ dội, đầy kịch tính của thế kỷ này đã làm nảy sinh nhiều suy nghĩ của con người v tương lai của mình, về hướng đi của lịch sử nhân loại và đã có nhiều câu hỏi đặt ra: nhân loại sẽ đi về đâu?

QUÁ NGUY HIỂM

 Quá trình theo dõi trên không gian mạng phát hiện nhóm đối tượng "Hội giá đỗ Miền Nam” và “Hội làm giá đỗ” có những dấu hiệu vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã kiểm tra đồng loạt 6 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

 

Phát hiện các cơ sở này trong quá trình sản xuất giá đỗ, ngoài việc sử dụng các nguyên liệu như hạt đỗ xanh, vôi cục, nước giếng, các đối tượng còn sử dụng thêm một loại chất lỏng không màu, mà nhóm này thường trao đổi tiếng lóng với nhau qua mạng là nước “kẹo”. 

 

Nhưng đó thực chất là hoạt chất 6 - Benzylaminopurine, không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

 

Đây là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin), nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người; hít hoặctiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh; ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong.

 

Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn thường xuyên dùng chất cấm này để pha vào nước ngâm ủ làm giá đỗ, với mục đích làm cho rễ cây giá ngắn lại để tập trung dưỡng chất phát triển cho thân cây giá to, mập, tăng trọng lượng và có hình thức đẹp.

 

---

Bộ Công an

 

Quá trình kiểm tra, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, thu giữ 20.357 kg giá đỗ mà nhóm này đã ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine, với giá bán ra khoảng 400 triệu đồng.

 

Kết quả điều tra làm rõ, trong năm 2024, nhóm này đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm hóa chất 6- Benzylaminopurine, trung bình mỗi ngày khoảng từ 8 đến 10 tấn.

 

Riêng có 1 cơ sở sản xuất còn ký hợp đồng bán cho Bách Hóa Xanh từ 350 – 400kg giá đỗ/1ngày và trên bao bì gói thứ giá đỗ này, lại được các đối tượng dán lên những nhãn mác ghi rất kêu, nào là “Vì sức khỏe của mọi người”, “không hóa chất”, “không chất kích thích”, “không chất bảo quản” để lừa dối người tiêu dùng.

 

Trong 20.357 kg giá đỗ thu giữ lần này, có 7.934 kg thành phẩm; 12.423 kg đang trong quá trình sản xuất đã ngâm ủ hoạt chất 6-Benzylaminopurine và 37 can nhựa với 135 lít dung dịch lỏng, trong suốt là hoạt chất cấm trên. 

 

Nếu không bị phát hiện, thì với 135 lít dung dịch này, cácđối tượng sẽ sản xuất và đưa ra thị trưởng khoảng 675 tấn giá thành phẩm với giá bán khoảng 18,7 tỷ đồng.

 

Các đối tượng thường bán sỉ cho các đại lý ở chợ đầu mối Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột, sau đó được vận chuyển về các huyện, thị xã, thành phố để tiêu thụ.

 

Ngày 24/12/2024, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định khởi tố 4 vụ án, khởi tố bắt tạm giam 4 bị can gồm: Lâm Văn Đạo, Vũ Duy Tư, Nguyễn Văn Quynh, Nguyễn Văn Hảo về hành vi Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

 

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra, mở rộng để xử lý toàn diện, triệt vụ án./.

St

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG Ý THỨC XÃ HỘI MỚI Ở VIỆT NAM

 

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, và tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, điều đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề xây dựng ý thức xã hội XHCN đã được Đảng ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ. Tuy nhiên, mượn cớ “quan tâm”, “phản biện” nhiều kẻ cơ hội, thù địch đưa ra không ít luận điệu sai trái, xuyên tạc. Chẳng hạn: bài viết “Đảng Cộng sản Việt Nam có ý thức xã hội gì ?” của đối tượng Phạm Trần đăng tại trên trang thongluan-rdp.org. Bài viết cho rằng: “Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không thể cấu thành “ý thức xã hội mới” cho Việt Nam, chúng là xiềng xích kéo dân tộc và đất nước xuống tận đáy của tụt hậu và thua kém”…

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31-12-2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

    Ảnh minh họa.

    Nghị định số 177/2024/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

    Đối tượng áp dụng

     Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng gồm:

    1. Cán bộ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019) giữ chức vụ, chức danh chuyên trách do bầu cử theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhưng không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp.

    Cán bộ quy định tại khoản này áp dụng đối với cả trường hợp cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử cấp ủy nhưng không đủ tuổi tái cử các chức danh lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tại thời điểm bầu cử, đại hội cùng cấp để bầu các chức danh đó.

    2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân giữ chức vụ, chức danh thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy, ủy viên chuyên trách Ủy ban kiểm tra cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy cùng cấp.

    Đối với trường hợp này, độ tuổi nghỉ hưu được tính theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    3. Công chức giữ chức vụ bổ nhiệm có thời hạn mà chức vụ đang giữ thuộc cơ cấu tham gia cấp ủy cùng cấp nhưng không đủ điều kiện về tuổi để tái cử cấp ủy (bao gồm cả các chức vụ, chức danh chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận, thị xã, phường nơi thực hiện chính quyền đô thị; chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã).

    4. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 30 tháng đến 60 tháng thì đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vì sắp xếp nhân sự cấp ủy, bản thân có nguyện vọng nghỉ hưu và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

    5. Cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được cấp có thẩm quyền cho nghỉ công tác, nghỉ hưu theo Thông báo Kết luận số 20-TB/KL ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Bộ Chính trị.

    6. Không áp dụng chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này đối với các trường hợp sau đây:

    a) Thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật về tinh giản biên chế;

    b) Đã có thông báo nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo, quyết định nghỉ hưu nhưng thời gian công tác còn từ đủ 06 tháng trở xuống, tính từ ngày tổ chức đại hội các cấp đến ngày nghỉ hưu theo quy định;

    c) Người không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) nhưng vẫn tiếp tục công tác ở các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.

    Chế độ nghỉ hưu trước tuổi

    1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi:

    a) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định của cấp có thẩm quyền hoặc còn đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 hoặc thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

    b) Tính đến ngày nghỉ hưu có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm cả thời gian tập sự, thử việc) để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ. Tuổi nghỉ hưu được xác định theo quy định của pháp luật về lao động tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu;

    c) Có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
    2. Các chế độ được hưởng:

    a) Được hưởng lương hưu, các chế độ khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi đối với thời gian từ 05 năm (60 tháng) trở xuống.

    b) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

    c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

    Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu thì được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

    d) Đối với trường hợp xếp lương chức vụ, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu.

    đ) Đối với trường hợp xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ và còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn.

    e) Được cộng thời gian nghỉ hưu trước tuổi với thời gian công tác để xét khen thưởng cống hiến nếu thuộc đối tượng khen thưởng cống hiến theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

    g) Được xét thăng cấp bậc quân hàm, nâng bậc lương theo quy định của pháp luật.

    h) Đối với cán bộ cấp xã làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021) theo quy định của pháp luật; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định để hưởng chế độ hưu thì được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí. 

    Đối với thời gian trên 30 tháng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần đối với số thời gian vượt quá; phương thức đóng, mức đóng, mức hưởng và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    i) Không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi đối với số năm nghỉ vượt quá 05 năm (nếu có) nếu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần đối với số thời gian vượt quá; phương thức đóng, mức đóng, mức hưởng và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    k) Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và hưởng trợ cấp một lần với mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính bằng 0,5 tháng lương hiện hưởng.

    l) Được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu

    1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu:

    a) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này;

    b) Còn dưới 24 tháng công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Tuổi nghỉ hưu được xác định theo quy định của pháp luật về lao động tại thời điểm nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu;

    c) Có đơn tự nguyện xin nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

    2. Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu:

    a) Được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp trách nhiệm đối với uỷ viên các cấp (nếu có) cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu;

    b) Người nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu và cơ quan nơi công tác tiếp tục thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

    c) Không thực hiện nâng ngạch, bậc lương trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. 

    Các chế độ khác như chế độ phục vụ, chế độ điện thoại (nếu có), các loại phụ cấp khác với phụ cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. 

    Các chế độ, chính sách khác (nếu có) thực hiện theo Nội quy, Quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị như đối với người đã nghỉ hưu;

    d) Trường hợp người nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu khi đang công tác thuộc đối tượng được hưởng chế độ sử dụng thường xuyên xe ô tô thì cơ quan có trách nhiệm bố trí xe đưa đón nếu có yêu cầu để tham gia các cuộc họp, hội nghị hoặc đi khám chữa bệnh; nếu không bố trí được thì thanh toán theo quy định;

    đ) Trường hợp sau khi hết chế độ chờ đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng lương hưu thì được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu (nhưng không quá 30 tháng) vào quỹ hưu trí và tử tuất theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội tại tháng đủ tuổi hưởng lương hưu để thực hiện chế độ hưu trí.

    3. Không tính vào biên chế của cơ quan đối với các trường hợp trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. 

    Khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, cơ quan nơi công tác thực hiện thủ tục để cán bộ hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 

    Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 ĐIều 2 Nghị định này còn được xét thăng cấp bậc quân hàm, nâng bậc lương theo quy định (nếu có).

    Kinh phí giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp ngân sách hiện hành.

    Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

    Nghị định này thay thế Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.