Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

CÁCH XỬ SỰ TRỊCH THƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG SẼ LÀM HỎNG CHIẾN LƯỢC “VÀNH ĐAI - CON ĐƯỜNG” CỦA CHÍNH MÌNH.


CÁCH XỬ SỰ TRỊCH THƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG SẼ LÀM HỎNG CHIẾN LƯỢC “VÀNH ĐAI - CON ĐƯỜNG” CỦA CHÍNH MÌNH.



 Ảnh: Sự phong tỏa của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc - Những hướng phát triển của Trung Quốc - Hai cánh của chiến lược “Vành đai-Con đường”






Từ ngày 3-7-2019, Trung Quốc điều động nhóm tàu khảo sát biển Haiyang Dizhi 8 gồm 1 tàu khảo sát địa chất đáy đại dương, từ 3 đến 5 tàu cảnh sát biển và hàng chục tàu đánh cá có trang bị vũ khí nhẹ xâm phạm vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) và Thềm lục địa (CS) của Việt Nam tại khu vực ngoài khơi, phía Đông Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 16-7-2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối hành động này của Trung Quốc. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước ASEAN lên án hành động có tính gây hấn này của Trung Quốc. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 họp tại Bangkok, Thái Lan (AMM-52) đã ra tuyên bố chung coi những hành động của Trung Quốc đã gây ra những sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Ngoại trưởng các quốc gia là quan sát viên của ASEAN như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ… cũng chỉ trích chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, buộc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (cũng là quan sát viên) phải tìm cách xoa dịu hội nghị và hứa sẽ mau chóng đạt được thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC trong thời hạn 3 năm tiếp theo.
Tiếp theo AMM-52, 26 quốc gia và tổ chức tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 26 (ARF-26) cũng tại Bangkok ngay sau đó gồm gồm 10 nước ASEAN và Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Đông Timor, Canada, Mông Cổ, Australia, Bangladesh, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Sri Lanka (trừ Trung Quốc) cũng bày tỏ quan ngại trước tình hình diễn biến phức tạp tại Biển Đông với những sự cố nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây. Các ngoại trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế theo Công ước Luật biển 1982. Hội nghị kêu gọi các bên kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình và thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, các nước Mỹ, Nhật, Australia .v.v… mới chỉ đề cập đến việc Trung Quốc “cản trở việc khai thác dầu khí ở Biển Đông” cũng như việc bảo đảm an toàn và tự do giao thông hàng hải, hàng không ở Biển Đông cũng như các vấn đề chỉ liên quan đến Biển Đông. Các cơ quan truyền thông cũng chỉ truyền đi những luận đàm ở cả AMM-52 và ARF-26 xung quanh vấn đề an ninh ở Biển Đông và các khu vực có liên quan như Bác đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông .v.v…
Kể từ năm 1991 đến nay thì đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông và không chỉ gây hấn đối với Việt Nam, mặc dù Việt Nam là quốc gia bị Trung Quốc xâm phạm vùng biển và hải đảo nhiều nhất. Những nước ven Biển Đông từng bị Trung Quốc uy hiếp còn có cả Philippines, Malaysia và Indonesia. Một số câu hỏi đã được đặt như: Tại sao lại là Biển Đông mà không phải là Biển Hoa Đông hoặc Hoàng Hải ? Tại sao Việt Nam lại bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển-đảo nhiều nhất ? Tại sao Trung Quốc lại có những hành động gây hấn nghiêm trọng trên Biển Đông vào những năm 2014, 2016 và 2019 ? Việc Trung Quốc cứ khăng khăng bám lấy những lập luận vô giá trị về “đường lưỡi bò” có phải chỉ vì lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông hay không ? Có phải chỉ vì vấn đề dầu khí hay không ? Mục tiêu sâu xa của những hành động ấy của Trung Quốc là gì ?
Xem xét toàn bộ những vấn đề trên, chúng ta có thể thấy việc Trung Quốc điều nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 xâm phạm EEZ và CS của Việt Nam nhằm khá nhiều mục tiêu. Vì thế, chúng ta hãy tìm lời giải cho từng câu hỏi một.
Câu hỏi 1: Giấc mơ Trung Hoa cần được gọi cho chuẩn hơn là “Giấc mơ toàn cầu hóa kiểu Trung Quốc”.
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, người Mỹ nói chung và giới tư bản cá mập cầm quyền ở Mỹ đã có thể ước vọng một “Giấc mơ Mỹ”. Tuy nhiên, giấc mơ ấy không đơn giản như suy nghĩ tầm thường của một số người coi nước Mỹ là “thiên đường hiện hữu” trên trái đất này để mơ ước được sống ở đó; để hưởng thụ, để tự do, kể cả tự do giết người và tự do làm đĩ.
Đối với giới tinh hoa của nước Mỹ, “Giấc mơ Mỹ” là giấc mơ “Toàn cầu hóa kiểu Mỹ”, đặt nước Mỹ vào vị trí trong tâm của nhân loại và nước Mỹ là kẻ thống trị thế giới. Điều này không phải là không có cơ sở thực tế khi xét đến năng lực của nền kinh tế Mỹ với GDP trên 20.000 tỷ USD/năm, với nền khoa học và công nghệ phát triển bậc nhất thế giới, với tiềm năng quân sự ở mức không có đối thủ toàn cầu, với đồng Dollar Mỹ đang ở vị trí độc quyền thống lĩnh tiền tệ toàn cầu, được đặt trên bộ ba trụ đỡ vững chắc là Quỹ tiền tệ quóc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Cơ quan dự trữ liên bang (FED).v.v… Đó còn là một loạt các cơ quan của Mỹ có vai trò toàn cầu như Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Quỹ Vì dân chủ (NED). Không những thế, Mỹ còn nắm trong tay một loạt các cơ quan truyền thông hàng đầu thế giới, độc quyền không gian mạng toàn cầu Internet, độc quyền hệ thống định vị toàn cầu GPS .v.v…
Với những ưu thế ấy, những độc quyền ấy, sao lại không thể nghĩ đến một “Toàn cầu hóa” kiểu Mỹ, do Mỹ điều khiển được ?
Thế nhưng sau 30 năm trở thành “công xưởng của thế giới”, lặp lại vai trò của nước Anh thế kỷ thứ XVIII và nước Mỹ thế kỷ thứ XIX nhưng ở một cấp độ phát triển công nghệ hiện đại hơn hẳn, Trung Quốc, được Mỹ và phương Tây “vỗ béo” bằng những khoản đầu tư khổng lồ đã vươn lên trở thành kẻ thách thức vị trí số 1 thế giới của Mỹ. Bất chấp những hậu quả bất bình đẳng xã hội tăng cao, những nguy cơ bất ổn do tốc đọ phát triển kinh tế quá nhanh, những “bong bóng kinh tế-xã hội” có thể nổ bất kỳ lúc nào do nền kinh tế phát triển quá nóng. Chỉ trong 35 năm, Trung Quốc đã đạt được những kết quả mà người Anh phải mất 200 năm, người Mỹ phải mất 100 mới đạt được.
Và từ những kết quả này, ý tưởng về một “Giấc mơ Trung Hoa” dần dần hiện hữu.
Đây là điều hợp với quy luật vận động bình thường của xã hội loài người trong điều kiện phân hóa giai cấp và phân chia dân tộc. Trong điều kiện có tính bắt buộc của hai sự phân hóa và phân chia ấy, bất cứ một quốc gia nào có tiềm lực ở vào vị thế “cường quốc” đều có xu hướng phát triển với mục tiêu trở thành “thủ lĩnh khu vực”, xa hơn là “bá chủ liên khu vực” và cao hơn hết thảy là “bá chủ toàn cầu”. Lịch sử loài người từ Ai Cập cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại, Hy Lạp cổ đại, La Mã Cổ đại và đương nhiên và cả Trung Quốc cổ đại đều ghi nhận quy luật ấy. Riêng đối với Trung Quốc thì đó là nơi duy nhất mà nền văn minh cổ đại của nó vẫn được bảo tồn một cách tương đối trọn vẹn trong một quốc gia lâu đời bậc nhất thế giới, với đầy đủ văn tự sử học và di tích khảo cổ học. Và chính lịch sử Trung Quốc cũng phản ánh quy luật ấy ở thời “Xuân Thu-Chiến Quốc” (thế kỷ VII TCN đến thế kỷ III TCN) bằng chuỗi mô hình: “xưng Bá – xưng Hùng – xưng Đế”.
Những nhà lãnh đạo của Trung Quốc kể từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời đều rất chú ý đến một quy luật được học thuyết Marx-Enghels-Lenin đúc kết, đó là chu kỳ luân chuyển ngôi bá chủ của thế giới tư bản của các nước phương Tây được xác định bằng các mô hình chủ nghĩa tư bản trên thực tế. Chu kỳ này mở đầu bằng mô hình chủ nghĩa tư bản Hà Lan, một thứ chủ nghĩa tư bản sơ khai dựa trên trụ cột là tài chính-ngân hàng với quy luật “tư bản cho vay, tư bản đầu tư” làm chủ đạo. Kế tiếp là mô hình chủ nghĩa tư bản Anh lấy “công nghiệp hóa” thế hệ thứ nhất làm chủ đạo, đồng thời kế thừa mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính-ngân hàng của Hà Lan. Mô hình chủ nghĩa tư bản Anh thống trị thế giới suốt gần 200 năm. Nước Anh trở thành hình mẫu cho sự phát triển của một loạt các nước đế quốc như Pháp, Đức, Ý, Mỹ và kể cả nước Nga Sa hoàng.
Hai cuộc chiến tranh thế giới kế tiếp nhau trong nửa đầu thế kỷ XX đã làm suy yếu mô hình chủ nghĩa tư bản Anh. Trong khi đó, ở Tây Bán Cầu và không phải chịu cảnh “bom rơi đạn nổ”, nước Mỹ vươn lên vị trí công xưởng hàng đầu thế giới nhưng với một nền khoa học kỹ thuật hiện đại hơn mô hình chủ nghĩa tư bản Anh gấp nhiều lần. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thì cũng là lúc mô hình chủ nghĩa tư bản Mỹ khẳng định vị trí dẫn đầu thế giới với những lợi thế kể trên.
Cuộc ‘Chiến tranh Lạnh” tuy có làm chậm lại sự vươn lên đứng đầu thế giới của nước Mỹ nhưng không đủ mạnh để làm hỏng mô hình chủ nghĩa tư bản Mỹ với nền khoa học và công nghệ vượt trội cũng như nền tài chính-tiền tệ thống trị toàn cầu. Thị trường chứng khoán New York trở thành thị trường vốn đầu tư trung tâm của thế giới, đẩy thị trường chứng khoán London xuống hàng một thị trường chứng khoán khu vực.
Học tập những ưu điểm của các mô hình của các chu kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa trước đó, kết hợp với những bài học lịch sử phát triển quốc gia-dân tộc của chính mình, các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông đã chấp nhận sự phát triển của nền kinh tế tư bản dưới sự quản lý của một nhà nước được tổ chức theo mô hình xã hội chủ nghĩa với một Đảng Cộng sản duy nhất lãnh đạo. Thậm chí, họ còn chấp nhận cả hình thức tổ chức hành chính “một nước hai chế độ” trong khi dần dần hạn chế các quyền tự trị của bố khu vực dân tộc thiểu số đong dân gồm Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và Choang được biểu tượng bằng 4 ngôi sao nhỏ trên quốc kỳ Trung Quốc.
Với sức mạnh của một nền kinh tế có GDP hàng năm trên 12.000 tỷ USD, đứng thứ 2 toàn cầu (chỉ sau Mỹ), tương đương với EU và xếp trên Nhật Bản, người Trung Quốc cho rằng “thời của họ đã đến”. Theo sự vận động luân chuyển có tính chu ký của chủ nghĩa tư bản thì mô hình “Chủ nghĩa tư bản-xã hội Trung Quốc” (hay gọi khác đi về hình thức là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”) sẽ thay thế mô hình chủ nghĩa tư bản thuần túy của Mỹ bởi cấp độ hiện đại hóa cao hơn nhiều do tận dụng được sự phát triển hanh hơn vũ bão của nền khoa học công nghệ toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có cơ sở lý luận và thực tiễn để hiện thực hóa tham vọng “Giấc mơ Trung Hoa” của họ. Và học cũng nhận thức được những gì cản trở họ trên con đường hiện thực hóa giấc mơ đó. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, người Trung Quốc đã định hình một chiến lược đột phá mới, vượt ra khỏi giai đoạn “náu mình chờ thời” để vươn tới “Giấc mơ Trung Hoa” mà thực chất là đại chiến lược “Toàn cầu hóa kiểu Trung Quốc”. Đó là sáng kiến “Vành đai-Con đường”
Câu hỏi 2: “Vành đai-Con đường” sẽ trở thành viển vông nếu Biển Đông không được bảo đảm an ninh và an toàn.
Trong thời hiện đại, vì bị khống chế bới quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1946 rằng tất cả các vùng đất đai bị chiếm đóng bằng vũ lực đều là lãnh thổ bất hợp pháp nên tất cả các nước đế quốc đều chuyển trọng tâm chiếm lĩnh ra biển và đại dương. Nhưng thế giới không phải chờ đến quy định của Liên Hợp Quốc mới chuyển trọng tâm chiến lược ra biển và đại dương. Bởi 3/4 diệt tích bề mặt trái đất là biển và đại dương và nguồn lợi thù được thù biển và đại dương (bao gồm cả dưới đáy đại dương) lớn gấp nhiều lần nguồn lợi thu được trên đất liền nên kẻ nào chiếm lĩnh biển và đại dương nhiều hơn, khai thác biển và đại dương nhiều hơn sẽ có nhiều tiềm năng hơn để trở thành kẻ thống trị thế giới.
Từ bài học lịch sử của chính mình và của nhân loại, đặc biệt là kinh nghiệm từ các mô hình đế quốc tư bản Hà Lan, Anh, Mỹ cũng như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha .v.v… sau hàng thiên niên kỷ chỉ chăm lo mở rộng lãnh thổ trên đất liền, người Trung Quốc nhận ra rằng muốn thống trị thế giới, muốn trở thành “bá chủ thiên hạ” thì trước hết phải trở thành “bá chủ đại dương”.
Kể từ khi thiết lập nền Cộng hòa Nhân dân năm 1949, Trung Quốc bị bao vây từ hướng biển bởi hai vành đai kiềm tỏa của Mỹ và phương Tây. Đó là vành đai phong tỏa bên ngoài gồm các chuỗi đảo từ Aleuchien qua Midwey đến quần đào Mariana, dọc xuống phía Nam qua Bắc Australia và kéo dài đến căn cứ liên hợp Diego Garcia trên Ấn Độ Dương. Đó là vành đai phong tỏa bên trong từ Nhật bản, Hàn Quốc ở Đông Bắc Á qua Đài Loan, qua Philippines, qua Biển Đông xuống Malaysia, Singapore, xuyên Ấn Độ Dương và nối với Tây Nam Á.
Các hướng bành trướng trên bộ của Trung Quốc cũng đều vướng phải những nước, những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc từng “gây sự” hoặc là cựu thù của Trung Quốc như Liên Xô, từng bị Trung Quốc gọi là “đế quốc xã hội chủ nghĩa”; Ấn Độ, dù bị ngăn cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở nhưng đã có cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962; Nhật Bản, cựu thù duy nhất chiếm đóng và tàn sát người Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai; Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé nhưng “cứng đầu” với 14 lần đánh đuổi quân xâm lược Trung Quốc ra khỏi bờ cõi.
Trong điều kiện ấy, con đường phát triển xuống Biển Đông là duy nhất khả quan đối với Trung Quốc. Mở cửa được Biển Đông cũng có nghĩa là chọc thủ được vòng phong tỏa của Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người cộng sản Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông đặc biệt quan tâm giúp đỡ những người cộng sản Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giành và giữ vững nền độc lập. Một trong những kết quả của cuộc Kháng chiến chống Mỹ của quân và dân Việt Nam là đẩy đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi Biển Đông. Một kết quả có lợi cho Trung Quốc
Tuy nhiên, cản trở tiếp theo đối với chiến lược “mở cửa” Biển Đông lại là sự “cứng đầu” của Việt Nam. Từ năm 1977, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của mình đối với ít nhất 1/3 diện tích Biển Đông, bao gòm cả quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ tay quân ngụy Sài Gòn năm 1974. Ngay từ những năm 1980, Việt Nam cũng đã cương quyết bác bỏ cái gọi là “đường 9 đoạn” trên Biển Đông do Trung Quốc tự vẽ ra; đồng thời, kiên quyết bảo vệ những vùng biển thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến giới lãnh đạo Trung Quốc thời đó tiếp tay cho tập đoàn diệt chủng Pol Pot – Yeng Sari tấn công xâm lược Việt Nam và trực tiếp đưa 60 vạn quân xâm lược Việt Nam nhằm làm Việt Nam suy yếu đến kiệt quệ khi vừa ra khỏi chiến tranh hòng thao túng giới lãnh đạo Việt Nam, buộc Việt nam phải từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đi theo quỹ đạo của Trung Quốc.
Sự yểm trợ tích cực của Liên Xô đối với Việt Nam trong những năm 1979-1990 cũng như sự có mặt của Hạm đội Thái Bình Dương hùng hậu của Liên Xô trên Biển Đông cùng với căn cứ liên hợp không-hải quân Cam Ranh cũng là sự cản trở lớn nhất, làm chậm trễ kế hoạch “mở cửa Biển Đông”. Do đó, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu từ năm 1989 đến năm 1991 mặc dù có gây cho Trung Quốc một số phiền toái (các đồng minh xã hội chủ nghĩa như Romania, Albania… quay lựng lại với trung Quốc, vụ Thiên An Môn này 4-6-1989 .v.v…) nhưng xét về chiến lược “Mở của Biển Đông” thì lại có lợi cho Trung Quốc. Một cách ngẫu nhiên, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Au giúp Trung Quốc loại thêm được mọt trở ngại lớn ở Biển Đông trong khi người Mỹ chưa kịp quay trở lại. Đó chính là lý do mà từ năm 1994 đến nay, Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây hấn ở Biển Đông, xâm phạm chủ quyền của các nước ven Biển Đông, đặc biệt là Việt nam, Philippines và Malaysia.
Sau những sự đụng độ bằng súng đạn giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực “Đá Vành Khăn” (Mischief Reef) từ năm 1995 đến năm 1996, một số học giả Mỹ và phương Tây cho rằng: “Sau sự sụp đổ của Liên Xô, một khối quyền lực mới đã xuất hiện. Nó giàu có. Nó mang tính bành trướng. Nó làm rộng ra sự khác biệt văn hóa với phương Tây. Nó cay đắng vì quá khứ của nó…” và “nhiều hậu quả không mong muốn sẽ xảy ra nếu chính sách của phương Tây, nhất là của Mỹ đối với Trung Quốc bị buông trôi”. Đến đây, cần nói thẳng rằng người Mỹ và phương Tay đã tiếp tục buông trôi chính sách đối với Trung Quốc thêm hơn 10 năm nữa để lao vào “cuộc chiến chông khủng bố”. Còn người Việt Nam thì từ cổ chí kim chưa bao giờ buông trôi chính sách của mình đối với Trung Quốc.
Lợi dụng sự buông trôi chính sách ấy, Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng vũ lực đối với các nước ASEAN đi kèm với những thủ đoạn chiêu dụ như “gác tranh chấp, cùng khai thác”, hoặc “chỉ đàm phán song phương, không đàm phán đa phương” hoặc “không cho các thế lực bên ngoài Biển Đông can dự vào công việc ở Biển Đông” .v.v… để lừa mị các quốc gia ven Biển Đông. Tất cả đều chỉ nhằm các mục tiêu: Một là cô lập Biển Đông ra khỏi vai trò quốc tế của nó để lấy áp lực nước lớn chèn ép các nước nhỏ yếu buộc họ phải nhượng bộ Trung Quốc. Hai là chia rẽ khối ASEAN, chia rẽ các nước ven Biển Đông để bẻ đũa từng chiếc. Tuy nhiên, sau gần 20 năm thi thố, những thủ đoạn này đã thất bại về cơ bản.
Đối với vấn đề Biển Đông thì trong chính giới Trung Quốc cũng có hai phe “diều hâu” và bồ câu” hệt như trên chính trường Mỹ. Phe “diều hâu” đòi hỏi phải sử dụng vũ lực quân sự mạnh mẽ để nhanh chóng mở cửa Biển Đông, không để các quốc gia bên ngoài khu vực có thời gian kịp can thiệp để phản kích. Phe “bồ câu” thì tính toán đến việc sử dụng các biện pháp kinh tế và ngoại giao để “chiêu dụ” các nước ven Biển Đông đặc biệt là những nước mà theo họ luôn có thái độ “dĩ hòa vi quý” như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và cả những nước không liên quan trực tiếp đến Biển Đông như Myanma và Lào. Họ cho rằng những biện pháp “chiêu dụ” này sẽ cô lập Việt Nam và Philippines, hai nước đang nắm giữ hai cánh cửa quan trọng nhất trên Biển Đông.
Thế nhưng ngay cả khi đưa cả “bồ câu” hay “diều hâu” vào cuộc thì cả hai vấn đề tối quan trọng nhất mà Trung Quốc mong muốn vẫn không thể đạt được.
Trước hết, các nước ASEAN, theo sang kiến của Việt nam đã mời các quốc gia tuy không tiếp giáp với Biển Đông nhưng co quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp ở Biển Đông cùng ngồi vào bàn thương nghị ARF về bảo đảm an ninh ở Biển Đông. Chính điều này đã dẫn đến một tình huống cô lập về ngoại giao đối với Trung Quốc tại Bangkok vừa qua. Hai là tại AMM-52, các nước ASEAN đã ra một tuyên bố chung, trong đó đặc biệt nhất mạnh đến việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biên Đông, kiên quyết lên án các hành động quân sự hóa ở Biển Đông và cần chặn đứng những âm mưu dùng vũ lực để xâm phạm chủ quyền của các nước ven Biển Đông.
Lẽ ra với tình huống này, người Trung Quốc phải nhận ra rằng, các quốc gia ASEAN đã có sự tiến bộ vượt bậc về nhận thức đối với vấn đề Biển Đông rằng Biển Đông không chỉ có vấn đề dầu lửa hay băng cháy mà quan trọng hơn còn là tuyến đường hàng hải huyết mạch đối với Đông Bắc Á và đối với cả Trung Quốc; rằng Biển Đông còn có tầm quan trọng đặc biệt đối với sang kiến “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc. Các nước ASEAN cũng hiểu rất rõ rằng nếu xảy ra một sự cố nào đó mà Biển Đông bị đóng cửa, các nước ven Biển Đông bất hợp tác với trung Quốc thì ít nhất là một nửa cái sáng kiến “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc cũng tan thành mây khói. Điều đó sẽ làm hỏng “con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc, một trong hai cái “cánh” mà Trung Quốc đang muốn có để tiếp tục bay lên, thoát khỏi vòng phong tỏa của Mỹ và phương Tây.
Biển Đông có thể giúp Trung Quốc cất cánh bằng chiến lược “Vành đai-Con đường” nhưng nó cũng chính là “gót chân Asin” của cái chiến lược ấy nếu như Tung Quốc vẫn tự coi mình là một “kẻ bề trên”, tự coi mình đã là “bá chủ toàn cầu” theo kiểu “chưa đõ ông nghè đã đe hàng tổng”.
Sự kiện Trung Quốc điều động nhóm tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 xâm phạm EEZ của Việt Nam trong thời điểm này dù chưa phải là việc sử dụng lực lượng quân sự ở Biển Đông nhưng điều đó cũng đủ chứng tỏ tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa hai phái “diều hâu” và “bồ câu” trong chính giới Trung Quốc. Và nó cũng chứng tỏ một điều rằng muốn hợp tác làm ăn thì bất kể là nước lớn hay nước nhỏ, chớ nên cậy mình là nước lớn để áp đặt cho nước nhỏ những điều kiện có loại cho mình, và cũng đừng mơ đến việc có thể dùng vũ lực khuất phục nước nhỏ.
Vì thế, bất kỳ một hành động trịch thượng nào của Trung Quốc khi giải quyết vấn đề chủ quyền ở Biển Đông để có níu kéo cái luận điệu “đường 9 đoạn” hay “vùng nước lịch sử” cũ rích đều có nguy cơ làm thất bại chiến lược “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc trên hướng biển và đại dương. Còn nếu chỉ sử dụng “Con đường tơ lụa trên bộ” xuyên qua Trung Á, Nga, hay Thổ Nhĩ Kỳ sang Châu Âu thì các đoàn tàu hỏa và ô tô của Trung Quốc cũng không hơn gì những đoàn lạc đà cách đây hàng nghìn năm. Tuy nó không bị các toán giặc cướp uy hiếp nhưng tình hình chính trị bất ổn ở những nước mà “đoàn lạc đà” ấy đi qua chính là những mối đe dọa không kém gì những toán cướp thời trung cổ./.
                                                                      DANTRI65

BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA "XÃ HỘI DÂN SỰ" MÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ THƯỜNG LỢI DỤNG ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY. VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI TRONG NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH.

BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA "XÃ HỘI DÂN SỰ" MÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ THƯỜNG LỢI DỤNG ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY. VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI TRONG NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH.
Những năm gần đây, khái niệm “xã hội dân sự” xuất hiện trên các diễn đàn, báo chí, truyền thông xã hội với tần suất ngày càng nhiều hơn. Sở dĩ được thảo luận nhiều, vì trong vòng hơn hai thập niên qua, “xã hội dân sự” được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Khái niệm “xã hội dân sự” gây nên nhiều tranh cãi tại Việt Nam, có người đặt nó đối nghĩa với “xã hội chính trị”, có người lại xem nó đối lập với “xã hội quân sự”. Nhiều người không thừa nhận khái niệm này vì nội hàm và ngoại diên không tường minh, bởi khó có thể định nghĩa một “xã hội” (dân sự) trong “xã hội” (tổng thể) mà nhân loại lâu nay đã phân định thành các phân hệ - lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Có người xem các hiệp hội, tổ chức xã hội chính, quỹ, diễn đàn... là những biểu hiện cụ thể của “XHDS”, nhưng người khác lại cho rằng đó chính là các thiết chế xã hội gắn với các thể chế tương ứng, đâu phải là một “xã hội”. Một định nghĩa về XHDS được chia sẻ rộng rãi: “XHDS là không gian xã hội công cộng nằm ngoài nhà nước, thị trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, bao gồm tổng thể các định chế xã hội độc lập tương đối với nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội...”.
Điều đó cho thấy, không có định nghĩa thống nhất về “XHDS” mà nó thường bị giải thích một cách chủ quan bởi ý chí của người muốn sử dụng khái niệm này. Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng tính không rõ ràng, thiếu tính lịch sử - cụ thể của khái niệm này để giải thích nội hàm “XHDS” theo tiêu chí của các nước phương Tây. Trong các nền dân chủ đa đảng, ranh giới giữa một tổ chức của XHDS và đảng chính trị rất mong manh. Một tổ chức xã hội khi đủ điều kiện và đăng ký tham gia tranh cử vào nghị viện, nếu giành được một tỷ lệ phiếu nhất định trong các cuộc bầu cử (theo quy định của các nước rất khác nhau), thì được xếp vào đảng chính trị và nhận được hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước để hoạt động. Thậm chí nếu giành được số phiếu cao có thể trở thành đảng chính trị có vị thế trong đời sống chính trị đất nước. Còn các tổ chức xã hội không hội đủ số phiếu cần thiết, cùng với các hiệp hội, quỹ, diễn đàn, viện nghiên cứu độc lập... được xem là thành tố cấu thành của “XHDS”. Ngay bản thân tài chính của các tổ chức xã hội, viện nghiên cứu độc lập, quỹ, diễn đàn này, một mặt, dựa vào khả năng tự huy động; mặt khác, nhận đấu thầu các gói dịch vụ có nguồn gốc tài chính ngân sách để thực hiện các mục tiêu của chính phủ. Những tổ chức của “XHDS” có vị thế lớn đều có lực lượng chính trị này hay lực lượng chính trị khác đứng sau chi phối, gây ảnh hưởng, thông qua cung cấp tài chính và định hướng mục tiêu hoạt động.
Trong các nước chuyển đổi chế độ chính trị ở Đông Âu, không gian hậu Xô-viết, Bắc Phi - Trung Đông, cũng như ở nhiều nơi khác, đã từng diễn ra các trường hợp một tổ chức của “XHDS” bằng các chiêu trò dân túy và sự hà hơi, tiếp sức từ bên ngoài, chỉ trong một thời gian ngắn chuyển hóa thành đảng chính trị thực hiện “cách mạng nhung”, “cách mạng màu” rồi trở thành đảng cầm quyền. Các NGO nước ngoài nhân danh “XHDS” hoạt động trên lãnh thổ nước khác hoạt động rất ráo riết để cổ vũ cho thúc đẩy các hoạt động “cách mạng đường phố”, mà đứng sau đều chịu sự chi phối bởi các chính phủ đã cung cấp tài chính. Vì vậy, Tổng thống Nga V. Pu-tin rất mạnh tay với các tổ chức NGO nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Nga; nhiều nước khác cũng rất cảnh giác, thận trọng, tìm cách quản lý, kiểm soát các tổ chức này nếu không muốn gây nên nguy cơ bất ổn xã hội.
Do các tổ chức xã hội có vai trò tích cực nhất định, nên các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã ra sức lợi dụng, tuyệt đối hóa đặc điểm này để tranh thủ quần chúng, tập hợp lực lượng một cách công khai nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Họ lợi dụng các kẽ hở về mặt pháp luật, các vấn đề tiêu cực trong xã hội, vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khi thời cơ chín muồi sẽ hình thành tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam. Có thể nhận dạng mấy điểm sau đây của XHDS:
Thứ nhất, dù những người cổ vũ cho XHDS tự cho rằng XHDS có tính “độc lập” với Nhà nước và không mang bản chất giai cấp, nhưng thực tế cho thấy, XHDS (bao gồm các tổ chức hội, hiệp hội, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, quỹ, diễn đàn...) đều mang tính chính trị, luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch lợi dụng để tiến hành các hoạt động chống Đảng và Nhà nước. “Xã hội dân sự” chính là môi trường mà trong chính bản thân các thành tố cấu thành cũng diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa... Do đó, các lực lượng, phe phái, đảng phái chính trị luôn tìm cách chi phối, vận động, lôi kéo lực lượng XHDS hoặc chính các thành tố của XHDS (hội, hiệp hội, đoàn thể, quỹ, diễn đàn...) để đạt được mục tiêu, lợi ích của mình đều bị chi phối bởi các thế lực chính trị hoặc bị chính trị hóa ở các mức độ, hình thức khác nhau. Thực tế cho thấy, thời gian qua, các thế lực thù địch đã và đang triệt để lợi dụng, thúc đẩy hình thành XHDS đối lập với Đảng, hoạt động ngoài sự quản lý của Nhà nước, tạo tiền đề cho can thiệp, lật đổ dưới danh nghĩa “chuyển hóa dân chủ”, đưa các lực lượng chống đối lên nắm chính quyền.
Thứ hai, vốn mang tính đa dạng về lợi ích, thành phần, do đó XHDS cũng mang tính đa dạng, đa nguyên về tư tưởng. Đặc trưng này phản ánh tính phức tạp về tư tưởng, văn hóa trong đời sống XHDS. Đối với Việt Nam, sự hình thành của XHDS còn chứa đựng nguy cơ xuất hiện, hình thành hoặc du nhập những khuynh hướng tư tưởng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản, tiền đề trực tiếp dẫn đến đa nguyên về chính trị.
Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, ý thức công dân, ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, quản lý của chính quyền còn nhiều lỗ hổng; lại có những đặc điểm phức tạp, đa dạng về tôn giáo, dân tộc, di tồn lịch sử của chế độ thực dân... Do đó, sự hình thành và phát triển các yếu tố của XHDS luôn tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng dẫn đến chia rẽ, xung đột, hỗn loạn, vô chính phủ, mất ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
Thứ tư, XHDS bao hàm nhiều tổ chức xã hội có tính đa dạng về thành phần, mục đích hoạt động, lợi ích, thiếu tính tổ chức chặt chẽ, do đó nó dễ bị các cá nhân, tổ chức có điều kiện chi phối, lợi dụng để thực hiện các mục đích riêng và tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự, ổn định xã hội. Tính chất đa dạng, phức tạp của XHDS cho thấy đây là khu vực không thuần nhất, tính đồng thuận không cao và thiếu tính nhất quán. Tổ chức XHDS hình thành chủ yếu dựa trên những mối quan hệ và liên kết mềm, tự nguyện, tự quản, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra nguy cơ các tổ chức này chỉ chạy theo lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích chung, toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, có thể gây cản trở đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ cho lợi ích của cá nhân, tổ chức có điều kiện chi phối. Thực tế cho thấy, tuyệt đối hóa vai trò các tổ chức của XHDS, xem nhẹ quản lý của Nhà nước, chỉ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, tiền đề cho rối loạn, bất ổn. Do tính chất đa dạng và phức tạp này mà XHDS luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các đối tượng, tổ chức thù địch cả trong và ngoài nước mua chuộc, chi phối, lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối
Thứ năm, một số tổ chức xã hội có vai trò, ảnh hưởng xã hội nhất định, số lượng thành viên đông đảo luôn trở thành mục tiêu tác động, chi phối, lợi dụng của các thế lực thù địch nhằm biến các tổ chức này thành các tổ chức chính trị đối lập với Đảng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước Việt Nam. Một bộ phận các tổ chức xã hội, đặc biệt là các hội, liên hiệp hội, tổng hội có tổ chức mang tính hệ thống cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang, với số lượng thành viên đông, có ảnh hưởng nhất định đối với quần chúng. Các tổ chức này trở thành mục tiêu lợi dụng của các thế lực thù địch để tìm cách tác động đến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các hoạt động “vận động hành lang”, hội thảo, kiến nghị, nhất là những vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, như chế độ sở hữu đất đai, an ninh mạng, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc... Do đó, nếu không có những quy định pháp lý đủ mạnh, thiếu hiệu lực quản lý của các cơ quan chức năng để các hoạt động “vượt rào” thì các tổ chức này rất dễ bị lợi dụng, biến thái và biến tướng thành các lực lượng hỗ trợ tích cực cho thúc đẩy “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, thậm chí chuyển hóa thành tổ chức đối lập về chính trị. 
QUÂN ĐỘI ĐẤU TRANH VỚI ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ "XÃ HỘI DÂN SỰ" ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; được Đảng, bác Hồ sáng lập và rèn luyện, thực sự là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng. Với chức năng của đội quân công tác, Quân đội cần thực hiện tốt các giải pháp:
Một là, cần nhận thức đầy đủ về XHDS và có cách “ứng xử” phù hợp với vấn đề “XHDS”. Phải thẳng thắn bác bỏ và phê phán, đấu tranh kiên quyết với các quan điểm khuyến khích, cổ vũ XHDS với ý đồ thúc đẩy hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Hiện nay, nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến XHDS chưa được nghiên cứu thấu đáo, hiệu lực và công cụ quản lý của Nhà nước, ý thức pháp luật của người dân còn có những hạn chế. Do đó, nếu chúng ta buông lỏng, thả nổi cho sự hình thành, phát triển “XHDS” sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó kiểm soát, nhất là dưới góc độ quản lý nhà nước, cũng như bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ an ninh quốc gia.
Hai là, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách, biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực của XHDS mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam. Cần tổ chức nghiên cứu bài bản, có hệ thống về XHDS, các yếu tố của XHDS, nhất là làm rõ khái niệm, bản chất của XHDS; XHDS và các yếu tố cấu thành, biểu hiện cụ thể của XHDS; các hình thức của XHDS gắn với điều kiện lịch sử - cụ thể, nhất là chế độ chính trị, truyền thống văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; cấu trúc của XHDS và quan hệ của XHDS với nhà nước, thị trường, tôn giáo, mạng xã hội, gia đình; vai trò, ưu thế và giới hạn, mặt tiêu cực của XHDS; yếu tố ngoại sinh và nội sinh của XHDS; các hình thức lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị. Từ những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước chủ động có chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các NGO, vừa phát huy mặt tích cực, vừa định hướng hoạt động lành mạnh phù hợp với thể chế chính trị, đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, triệt tiêu các yếu tố có thể bị lợi dụng để hình thành lực lượng chính trị đối lập, gây bất ổn chính trị - xã hội. Đồng thời, làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân không bị các thế lực thù địch kích động, lôi kéo thông qua danh nghĩa tổ chức XHDS.
Ba là, trong điều kiện có sự tồn tại khách quan của một số loại tổ chức có tính chất “XHDS”, cần tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức này, hạn chế những tác động tiêu cực của nó và có các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, phù hợp với cơ chế vận hành của thể chế chính trị, giữ vững bản chất của chế độ. Sự quản lý và định hướng có hiệu quả, bằng pháp luật của Nhà nước sẽ tạo ra một môi trường dân chủ, lành mạnh cho sự phát triển hài hòa của toàn xã hội. Mặt khác, cần củng cố, đổi mới, phát huy tính tích cực và chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt chức năng đoàn kết, tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát và phản biện xã hội, bảo vệ quyền lợi của nhân dân trước tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa.
Đồng thời, quán triệt tinh thần Đại hội XII của Đảng: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”(1), định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, hiệp hội, đoàn thể ở Việt Nam phải gắn liền với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; gắn với đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện nền dân chủ XHCN.
Bốn là, làm tốt công tác phối kết hợp với các lực lượng nòng cốt các cấp( nhất là công an) căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao, vận dụng các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “XHDS” xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, vấn đề cấp bách hiện nay là tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội và NGO Việt Nam, không để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng tác động, chuyển hóa thành tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, ngăn chặn hoạt động truyền bá tư tưởng, thổi phồng, tuyệt đối hóa vai trò của XHDS theo mô hình, tiêu chí của phương Tây, cổ vũ thành lập các tổ chức chính trị đối lập, các tổ chức phản động dưới danh nghĩa, vỏ bọc của tổ chức “XHDS”.
Năm là, Tích cực tuyên truyền, vận động các nhân sĩ, trí thức, học giả đang sinh hoạt tại các hội, liên hiệp hội, tổng hội nâng cao cảnh giác trước luận điệu của các thế lực thù địch về cái gọi là “hình mẫu lý tưởng” của “XHDS” phương Tây, cũng như tích cực tham gia đấu tranh tư tưởng - lý luận. Đồng thời, vạch rõ những điểm không phù hợp (cả về lý luận và thực tiễn) của “XHDS” theo hình mẫu phương Tây đối với xã hội Việt Nam; vạch rõ mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thông qua việc lợi dụng vấn đề “XHDS” để tác động, chuyển hóa chế độ chính trị tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sử dụng các biện pháp, phương tiện ngăn chặn, vô hiệu hóa các con đường, cách thức truyền bá vấn đề “XHDS” theo hình mẫu phương Tây vào Việt Nam, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, hợp tác, trao đổi về văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo... Đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động của các thế lực thù địch bên ngoài câu kết, hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong nước thành lập các tổ chức phản động dưới danh nghĩa, vỏ bọc XHDS./.
                                                                                 TK.HN.9.9.19
                                                                 

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐÃ XÓA BỎ CHẾ ĐỘ ÁP BỨC, BÓC LỘT, MỞ RA CHÂN TRỜI MỚI CHO THỰC HIỆN NHỮNG HOÀI BÃO, CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Vào những ngày tháng Tám này, mỗi người dân Việt Nam lại trỗi dậy niềm tự hào, niềm vui về những thành tựu đã đạt được kể từ cuộc Cách mạng mùa Thu năm 1945. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước Việt Nam diễn ra từ ngày 15 đến 28-8-1945 nhưng thành công ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Sáng 16-8-1945, Quốc dân Đại hội khai mạc tại đình Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Từ đây, 10 chính sách của Việt Minh và Lệnh Tổng khởi nghĩa đã được ban hành. Sáng 17-8-1945, Ủy ban dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch đã đọc lời tuyên thệ trước nhân dân. Cũng cần nhắc lại từ sau cuộc Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, đêm 9-3-1945, khắp nơi sôi sục không khí cách mạng và những cuộc diễn thuyết kêu gọi bà con đồng lòng đánh giặc Nhật, đuổi thực dân Pháp giành tự do. Không khí đó diễn ra khắp nơi trong cả nước Việt Nam, từ quê hương cách mạng Tân Trào, Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Trung bộ rồi Nam Bộ. Từ ngày 15-8-1945, Xứ ủy Bắc kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa, Hà Nội tràn ngập không khí cách mạng. Sáng ngày 19-8, hơn 10 vạn người Hà Nội xuống đường tuần hành thị uy. Một cuộc mít-tinh lớn ở Quảng trường Nhà hát lớn chuyển thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Lực lượng quần chúng nhanh chóng chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính thành phố, Trại Bảo an và các công sở quan trọng khác.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã chấm dứt sự đô hộ của người Pháp ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1945. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng công bố trước quốc dân đồng bào Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nước Việt Nam mới trong lịch sử 4000 năm xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam.
Nhìn lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, người dân Việt Nam luôn nhìn nhận ở hai mặt. Về quá khứ, nó xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, mọi chế độ thống trị đã ngự trị ở Việt Nam từ xa xưa cho đến tháng 8- 1945. Về tương lai, nó mở ra những chân trời mới cho sự thực hiện những hoài bão, những ước mơ cao đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp hài hòa thiên tài của dân tộc với chân lý của thời đại là học thuyết Mác-Lê-nin. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam mới, khẳng định sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lê-nin vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên con đường giành độc lập dân tộc và đưa đất nước Việt Nam tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu./.     
Hồng Nguyên


LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ NHỮNG PHÁT NGÔN TRÊN MẠNG FACEBOOK MANG TÍNH CHẤT PHẢN ĐỘNG
                                                         
Ngày 05/9/2019 trên trang facebook có nick Lê Công Định có đưa ra khẳng định: Đồng chí nghĩa là gì? Là cùng chí hướng tham nhũng, tham nhũng nữa, tham nhũng mãi!”. Đây là một phát biểu hết sức ngông cuồng, phản động, hoàn toàn đi ngược lại với bản chất của Đảng ta.
Như chúng ta đã biết “Đồng chí” là cụm từ để chỉ những người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau. Từ dùng trong đảng cộng sản để gọi đảng viên. Từ dùng trong xưng hô để gọi một người với tư cách là đảng viên Đảng Cộng sản, đoàn viên một đoàn thể cách mạng. Như vậy có thể nói rằng nói đến đồng chí là nói đến đảng viên, nói đến những người hoạt động cách mạng.
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước chúng ta thấy rằng Đảng ta ra đời, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại, làm thay đổi số phận dân tộc, thay đổi thân phận người dân ta. Chính bởi vậy người Đảng viên Đảng Cộng sản, đoàn viên các đoàn thể cách mạng có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống sinh hoạt chính trị, xã hội và sinh hoạt thường ngày. Nói đến tư cách của họ là nói đến sự gương mẫu, tiến bộ, tiên phong trong mọi công việc. Họ là những người đồng chí đồng đội của nhau, xưng bằng tôi gọi bằng đồng chí.
Như vậy có thề nói rằng khi nói đến cụm từ “Đồng chí” là nói đến những  người hoạt động cách mạng không quản ngại mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh mọi quyền lợi chính trị của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao, để cống hiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy nếu nói như Lê Công Định “Đồng chí là cùng chí hướng tham nhũng, tham nhũng nữa, tham nhũng mãi!” đó liệu có phải là một sự phủ định không căn cứ, không lý lẽ, thiếu sự thuyết phục và hoàn toàn sai trái?
Trong khi đó tham nhũng là từ dùng chỉ việc lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước và đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế xã hội. Điều này hoàn toàn trái ngược với bản chất, mục tiêu phấn đấu của người đảng viên đảng cộng sản. Bởi vậy không thể đồng nhất giữa đảng viên với tham nhũng, không thể khẳng định  “Đồng chí là cùng chí hướng tham nhũng, tham nhũng nữa, tham nhũng mãi!” như Lê Công Định đã nói.
Hơn thế nữa trong giai đoạn hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiệm vụ phòng chống tham nhũng đang được đặt nên hàng đầu và triển khai toàn diện ở mọi cấp, mọi ngành trên mọi lĩnh vực. Và những Đảng viên Đảng Cộng sản là những người đang tiên phong trong cuộc chiến này. Họ đang cùng nhau xóa sạch tham nhũng và phòng chống tham nhũng không có vùng cấm như lời nói của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Bởi vậy đồng nhất đồng chí với tham nhũng như lời nói của Lê Công Định là hoàn toàn sai trái.
Trong giai đoạn hiện nay lợi dụng vấn đề dân chủ các thành phần chủ nghĩa cơ hội xét lại luôn tìm cách để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Với những lập luận hết sức vô lý nhằm phủ định lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ định con đường đi lên chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước ta. Do đó mỗi cán bộ chiến sĩ cần nhận thức đúng đắn tránh để các lực lượng phản động dụ dỗ, mua chuộc đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Khuyến Đỗ

BẠN HAY THÙ



Trong nội địa sòng bài Trung Quốc
Đã lập trên đất thuộc Hải Phòng
Cấm người Việt được vào trong
Phải nghìn cảnh sát mấy vòng giải nguy
Ngoài quốc tế cái gì cũng “Hảo”
Lắm chiêu trò quảng cáo tung hô
Công khai xảo trá bản đồ

Bảo vệ người dám nói, dám đấu tranh



Để có một chi bộ tốt, một tập thể mạnh cần phải có những thành viên dám nói, dám làm, tâm huyết với tập thể; mạnh dạn chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế của đồng chí, đồng đội trên tinh thần xây dựng. Trong sinh hoạt, mỗi cán bộ, đảng viên cần đề cao trách nhiệm, tích cực chuẩn bị ý kiến có chất lượng để tham gia phát biểu thẳng thắn, trung thực, tự phê bình và phê bình giúp nhau cùng tiến bộ. Điều đó được thể hiện ngay trong sinh hoạt, công tác, ứng xử, giao tiếp… Mỗi thành viên phải có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, ủng hộ lẽ phải, đấu tranh với cái sai, cái tiêu cực vì mục đích cuối cùng là xây dựng một tập thể đoàn kết, thống nhất, vững mạnh. Tuy nhiên, phương pháp đấu tranh cũng cần hợp lý, vì lợi ích chung của tập thể, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “phê bình việc chứ không phê bình người”. Cùng với đó, cần đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tổ Đảng, bình xét, phân loại cán bộ, đảng viên đúng thực chất, không cào bằng, bởi cào bằng chính là điều kiện để tư tưởng "trung bình chủ nghĩa" tồn tại và phát triển trong mỗi cán bộ, đảng viên.

Dân chủ để chữa "im lặng mà không đồng ý"



Tư tưởng "trung bình chủ nghĩa" thực chất là một dạng chủ nghĩa cơ hội. Những người có tư tưởng "trung bình chủ nghĩa" thường tìm cho mình một đường đi ở giữa và luôn thỏa hiệp với bất kỳ quan điểm nào dù đúng hay sai. Nó khéo léo thích nghi, nói không rõ ý  và thích ứng để đạt mục tiêu cá nhân với lầm tưởng không làm phương hại lợi ích chung. 

Người đứng đầu phải có "bàn tay sạch"



Mặc dù rất khó khăn nhưng nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng vẫn là giải pháp căn cơ để giải quyết bệnh "trung bình chủ nghĩa". Muốn vậy, việc lựa chọn, xây dựng người đứng đầu cấp ủy phải là những người TIÊN PHONG, GƯƠNG MẪU, CÓ TRÌNH ĐỘ, NĂNG LỰC, KIẾN THỨC về công tác xây dựng Đảng, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống. Người đứng đầu cấp ủy mà "tay đã nhúng chàm" thì chủ nghĩa cơ hội, "trung bình chủ nghĩa" trong tổ chức đảng đó tự khắc sẽ nổi lên. Muốn có "bàn tay sắt" thì trước hết phải có "bàn tay sạch".

Bài học lịch sử - không bao giờ lãng quên



Trước khi cả đất nước được độc lập năm 1975, Trung Quốc đã tấn công quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19.01.1974. Sự kiện này Mỹ đã phớt lờ cho dù Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho 4 phi đội tiêm kích F-5 bay từ Biên Hòa ra Đà Nẵng (mỗi phi đội có 24 tiêm kích) kết hợp với 1 phi đội ở Đà Nẵng để chuẩn bị giành lại Hoàng Sa. Nhưng lệnh tác chiến không được ban ra, dù các phi công đều đã tuyên bố sẵn sàng chết để giành lại lãnh thổ đất nước. Bởi vì, Tháng 2.1972, Mỹ đã thỏa ước với Trung Quốc tại Bắc Kinh cùng đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở “văn phòng liên lạc”, chẳng khác gì đại sứ quán ngoại trừ cái tên, nhằm bình thường hóa quan hệ. Mỹ đã ký kết Hiệp định Paris cũng trong năm 1973, chấp nhận rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, một động thái đã tiên liệu miền bắc Việt Nam sẽ chiến thắng, nên không can dự đến vấn đề tranh chấp chủ quyền của VNCH. Việc Mỹ  “làm ngơ” cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa tạo ra sự thù địch giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dẫn đến sự chia rẻ giữa các nước cộng sản. Đến nay, giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn tồn tại tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG!


Trong khi chúng ta đang làm mọi công tác chuẩn bị để tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng thì cũng là lúc các lực lượng thù địch ráo riết chống phá xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng, đưa tin kích động gây chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng lớn đến công tác cán bộ và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Sự nghiệp cách mạng muốn thành công thì phải coi trọng việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, vì cán bộ có ý nghĩa quyết định thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Quan điểm, tư tưởng ấy của Người luôn được Đảng ta quán triệt, vận dụng linh hoạt khi tiến hành công tác cán bộ. Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhờ được giáo dục, bồi dưỡng, tôi luyện, xây dựng nên đội ngũ cán bộ có chất lượng, có bản lĩnh vững vàng trước mọi gian khó, hiểm nguy, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng, luôn đi tiên phong trên mọi mặt trận. Vì vậy, Đảng ta đã đoàn kết, động viên, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đánh thắng kẻ thù xâm lược, làm nên những thắng lợi vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ của Đảng đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, là cơ sở để Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Qua hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng đã có bước trưởng thành, phát triển cả về phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới bắt nhịp tốt với xu thế hội nhập, đáp ứng kịp yêu cầu làm việc trong môi trường quốc tế.
Bên cạnh nhưng kết quả đạt được là cơ bản, Đảng ta cũng chỉ rõ tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa XII): công tác cán bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập, việc thực hiện một số nội dung có nơi còn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất... Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương... Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Luân chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không phải là người địa phương, trong đó có bí thư cấp ủy các cấp còn bất cập, chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, "cánh hẩu" xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách phù hợp. Chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành có mặt còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ... Phân cấp quản lý cán bộ chưa theo kịp tình hình, còn tập trung nhiều ở cấp trên... Việc kiểm tra, giám sát thiếu chủ động, chưa thường xuyên, còn nặng về kiểm tra, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn bị động, chưa theo kịp tình hình... Đầu tư xây dựng đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ...
Lợi dụng những yếu kém, bất cập như đã nêu trên, các thế lực thù địch đang gia tăng chống phá với những giọng điệu bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc nguy hiểm như:
- Chúng cho rằng, tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ thời gian qua là do sai lầm trong công tác cán bộ của Đảng.
- Những vụ việc mà Đảng ta kiên quyết, xử lý nghiêm minh các sai phạm của cán bộ từ Trung ương đến cơ sở thời gian qua thì chúng cho rằng đó là các phe cánh trong Đảng triệt hạ nhau, nhằm “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ”.
- Chúng đã triệt để lợi dụng, khoét sâu những bức xúc của nhân dân trước tình trạng một bộ phận cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp tham nhũng, tiêu cực; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... để tung ra những bài viết mang tính suy diễn, phiến diện một chiều, quy chụp mọi sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.
- Việc quy hoạch cán bộ của Đảng ta không phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân mà vì lợi ích nhóm....
Những giọng điệu thâm hiểm đã tác động, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng ta. Chúng ta không thể chủ quan, phiến diện, chỉ dựa vào những chủ quan, thiếu sót, khuyết điểm mà phủ nhận sạch trơn vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Có thể khẳng định rằng, sự trưởng thành, lớn mạnh của đội ngũ cán bộ là nhân tố then chốt, quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đối với việc chuẩn bị nhân sự cán bộ cho nhiệm kỳ tới, tại Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo: “Trong quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực”.
Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần nhận thức rõ vấn đề, từ đó đề cao cảnh giác, không mắc mưu, kiên quyết đấu tranh phản bác, đập tan các luận điệu xuyên tạc bịa đặt, sai trái của các thế lực thù địch./.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

CẦN TÌM HIỂU VÀ TRUYỀN TẢI THÔNG TIN ĐÚNG SỰ THẬT, NẾU KHÔNG SẼ VI PHẠM PHÁP LUẬT


Luật An ninh mạng quy định rõ việc "Đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác..." là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.
Vụ bé trai Lê Hoàng L. (6 tuổi, học sinh lớp 1 trường Gateway) tử vong trên xe đưa đón vẫn đang khiến dư luận xôn xao. Đặc biệt mới đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin bàn tán về nguyên nhân cái chết của cháu bé. Một số đăng tải trên Facebook cho thấy đã có sự cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh học sinh trường Gateway kèm theo lời đồn thất thiệt rằng "cháu bé tử vong là do sốc phản vệ thuốc gây tê và kháng sinh". Đây là những thông tin hoàn toàn không đúng sự thật. Giám định pháp y chính thức cho thấy, cháu L chết do suy hô hấp, tuần hoàn sốc nhiệt trong không gian giới hạn.
Kết quả giám định cũng loại trừ nguyên nhân bé trai tử vong do tác động ngoại lực. "Thời gian tử vong từ 9-12 giờ tính từ thời điểm khám nghiệm tử thi là 0 giờ 30 ngày 7/8, tức là cháu bị chết ngạt trong ôtô".
Hiện cơ quan điều tra đã mời những người liên quan lên làm việc, lấy lời khai, đồng thời trích xuất hình ảnh từ tất cả các camera thu thập được để xác định lộ trình ô tô di chuyển.
Diễn tiến sự việc cho thấy: Khoảng 6h ngày 6/8, ông Doãn Quý Phiến điều khiển ô tô đưa đón học sinh từ bãi gửi xe ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến đón bà Nguyễn Bích Quy là nhân viên đưa đón học sinh của trường Gateway.
Sau đó, hai người này đi đón 13 học sinh, trong đó có cháu Lê Hoàng L.. Khi đưa học sinh đến trường, tài xế và cô phụ trách không kiểm tra xe nên không biết còn bé trai trên xe.
Đến 15h30 cùng ngày, ông Phiến đến bãi gửi xe điều khiển xe đến trường tiểu học Gateway đón học sinh. Khi bà Quy đưa các học sinh ra cổng để lên xe thì không thấy cháu L.. Đến lúc mở cửa xe ô tô thì phát hiện cháu bé nằm ngửa dưới sàn sau ghế lái nên hô hoán mọi người bế cháu vào phòng y tế. Được đưa đến Bệnh viện E, các y, bác sỹ xác định cháu L.đã tử vong trước đó.
Ngày 7/8, Cơ quan CSĐT – Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khởi tố vụ án "Vô ý làm chết người" theo điều 128 Bộ luật hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.
Ngày 27/8, Cơ quan điều tra tống đạt Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với bà Nguyễn Bích Quy (SN 1964, người phụ trách đưa đón học sinh trường Gateway) về tội "Vô ý làm chết người" theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự.
Những thông tin không đúng sự thật được đăng tải trên mạng xã hội, những thông tin sai lệch, xuyên tạc có thể dẫn đến những hoài nghi, hoang mang, lo lắng trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống riêng tư cá nhân và có thể gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.
Theo Điều 8, Luật An ninh mạng thì hành vi "Đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác..." là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.
Người nào thực hiện hành vi này gây ra hậu quả đến mức nguy hiểm cho xã hội thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điểm ạ, Khoản 1, Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, hình phạt có thể đến 3 năm tù.
Trong trường hợp, hành vi được xác định là chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội, chưa tác động xấu đến xã hội, không xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, chưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân... thì hành vi này vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Theo quy định này, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền 10-15 triệu đồng.
Chính vì vậy mọi nguồn thông tin khi đưa lên các trang mạng xã hội chúng ta cần tìm hiểu kỹ, kể cả là chia sẻ thông tin; phải bảo đảm đó là sự thật, nếu không sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật./.