Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Phòng chống Covid-19 tại chợ và siêu thị cần linh hoạt theo thực tế

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Hoàng Anh Tuấn, “Hướng dẫn Phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ” đã được Bộ Công Thương và Bộ Y tế cùng phối hợp xây dựng, ban hành (theo Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế). Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo sở công thương các tỉnh/TP phổ biến, áp dụng (Công văn số 4353/BCT-TTTN ngày 22/7/2021).

“Hướng dẫn Phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ" áp dụng đối với các địa phương hiện đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng cho các chợ (bao gồm cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ).
Hướng dẫn bao gồm các nội dung yêu cầu nhằm bảo đảm công tác phòng dịch tại chợ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan gồm: Đơn vị quản lý chợ; hộ, người kinh doanh, người lao động, khách hàng mua bán tại chợ; UBND các cấp được phân cấp quản lý chợ” - ông Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.
Tại hội nghị, đại diện sở công thương các tỉnh, TP đã đưa ra nhiều ý kiến cần giải đáp như: Đối với các trung tâm thương mại, siêu thị, việc thực hiện sẽ triển khai theo cách thức ra sao? Nguồn kinh phí test nhanh của các hộ tiểu thương sẽ được lấy từ nguồn chi nào? Đồng thời, đại biểu cũng có những băn khoăn về việc thực hiện Bản đồ số phòng chống Covid-19; vấn đề truy vết F0, F1, lưu thông, vận chuyển hàng hoá… tới hệ thống chợ truyền thống trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch.
Phản hồi thông tin về các ý kiến tại hội nghị, Trưởng phòng Quản lý Sức khoẻ môi trường và hoá chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) Trần Anh Dũng nêu rõ, Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16. Đối với thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh sao cho phù hợp, thậm chí 1 thẻ có thể đi nhiều chợ, không cố định 1 chợ nhất định. Về kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo địa phương để áp dụng, trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 sẽ sử dụng kinh phí nhà nước. Về vấn đề bố trí khu vực cách ly tạm thời, có thể bố trí khu vực bảo đảm giãn cách có khoảng cách tối thiểu trên 2m với các khu vực khác nhằm giảm tiếp xúc.
Đại diện Bộ Công Thương lưu ý các địa phương thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ngành; trong quá trình triển khai cần có sự linh hoạt theo tình hình thực tế để công tác phòng chống dịch tại địa bàn nói chung, tại các chợ nói riêng đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Người tung tin giả Hà Nội "lập 3.000 chốt" bị phạt 12,5 triệu đồng

Ngày 28/7, Sở TT-TT Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà N.T.K.T. (33 tuổi, ở quận Tây Hồ) vì đăng tin giả Hà Nội "lập 3.000 chốt".

Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Hà Nội, vào 23h ngày 25/7, bà N.T.K.T. (33 tuổi, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) đã sử dụng tài khoản cá nhân đăng lên một nhóm trên Facebook bài viết có nội dung Hà Nội lập khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt. Người dân đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh đi ra đường có lý do cần thiết...

Sở TT-TT Hà Nội khẳng định, nội dung thông tin này là giả mạo, sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Hành vi của bà N.T.K.T. đã vi phạm Điểm a Khoản 3 Điều 99 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Thanh tra Sở TT-TT Hà Nội quyết định xử phạt bà N.T.K.T. số tiền 12,5 triệu đồng, đồng thời gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

“Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”

Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trích trong “Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới”, đăng trên Báo Nhân Dân, số ra ngày 16-10-1968. Đây là bức thư cuối cùng Người gửi ngành giáo dục nước nhà.

Sau khi dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ (năm 1964), từ năm 1965, đế quốc Mỹ sử dụng không quân, hải quân mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Miền Bắc từ thời bình chuyển sang thời chiến, nhằm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ và làm tròn vai trò, nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Giữa muôn vàn khó khăn, dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhiều, nhưng Người vẫn luôn dành cho ngành giáo dục nước nhà sự quan tâm ân cần, đặc biệt, với bao tâm huyết, kỳ vọng để chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cao cho công cuộc kiến thiết đất nước.

Thực hiện lời dạy của Bác, đội ngũ nhà giáo, cán bộ, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên ngành giáo dục không ngừng nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách; mỗi nhà giáo luôn là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, chung sức, chung lòng xây dựng nền giáo dục nước nhà, đào tạo cho đất nước nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu công cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lớp lớp các thế hệ học sinh, sinh viên, học viên… luôn tâm niệm sâu sắc lời Bác dạy năm xưa, đoàn kết, thi đua “Học, học nữa, học mãi”, “Học để lập thân, lập nghiệp”… vươn lên giành nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Hằng năm, các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi cấp châu lục và thế giới đều đạt giải cao, góp phần nâng cao uy tín, vị thế nước nhà trên trường quốc tế, thiết thực góp phần chuẩn bị tốt để đất nước hội nhập, phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Các học viện, nhà trường, giáo viên, học viên trong quân đội luôn chủ động khắc phục khó khăn, gian khổ, thi đua “Dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”, đào tạo kịp thời, có chất lượng hàng chục vạn cán bộ có chất lượng tốt cung cấp cho các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, đáp ứng kịp thời trong điều kiện chiến tranh cũng như giai đoạn hiện nay. Đối với các cơ quan, đơn vị, học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, đã cụ thể hóa thành các phong trào thi đua: “Huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao”, “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”… góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.

Quân chủng Phòng không - Không quân nỗ lực thực hiện các khâu đột phá để tiến thẳng lên hiện đại

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng về xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có lực lượng phòng không-không quân (PK-KQ), Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều mặt công tác ở tất cả các cấp.

 Tổ chức, biên chế ở cơ quan và các đơn vị từng bước được chấn chỉnh; cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực đáp ứng tốt với yêu cầu nhiệm vụ; vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) được quan tâm đầu tư mua sắm, cải tiến, nhiều loại có tính năng kỹ, chiến thuật hiện đại... Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân chủng không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ bầu trời, biển, đảo của Tổ quốc.

Hiện nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã tác động to lớn đến hầu hết các mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới, trong đó có lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực đặt ra yêu cầu cao đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nhằm tiếp tục nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã xác định: Xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Là một trong những lực lượng tiếp tục được xây dựng tiến thẳng lên hiện đại, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ xác định phải phát huy tổng hợp sức mạnh của các tổ chức chính trị và toàn thể cán bộ, chiến sĩ; nỗ lực phấn đấu, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp cả về tổ chức, con người và vũ khí trang bị. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân chủng nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định các khâu đột phá, đó là: Chấn chỉnh tổ chức, biên chế quân chủng tinh, gọn, mạnh, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; nâng cao trình độ, khả năng SSCĐ, đổi mới công tác huấn luyện, giáo dục, đào tạo (GD-ĐT), tập trung huấn luyện làm chủ VKTBKT mới, cải tiến, coi trọng huấn luyện bay, bảo đảm an toàn bay; nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, quản lý, giáo dục chấp hành pháp luật, kỷ luật và bảo đảm an toàn trong quân chủng, từ đó xây dựng, rèn luyện bộ đội có bản lĩnh, trí tuệ và năng lực hành động; xây dựng kế hoạch mua sắm, cải tiến, sản xuất VKTBKT bảo đảm hiện đại, đáp ứng yêu cầu tác chiến trong tình hình mới.

Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng

Thời gian qua, công tác Đoàn (CTĐ) và phong trào thanh niên (PTTN) của Học viện PK-KQ đã thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động; khơi dậy được tiềm năng, sức sáng tạo và thu hút được đông đảo cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tham gia; hoàn thành tốt các nội dung, chỉ tiêu đã đề ra.

Trên cơ sở quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, 6 tháng đầu năm 2021, Đoàn Thanh niên Học viện đã bám sát chủ đề, chương trình hoạt động năm; chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động toàn diện trên tất cả các mặt phù hợp với điều kiện thực tiễn và chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19. Các tổ chức Đoàn đã tổ chức và duy trì nghiêm túc nền nếp học tập chính trị cho ĐVTN, qua kiểm tra, đánh giá có 100% đạt yêu cầu, 86,5% khá, giỏi. Hưởng ứng Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu “90 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” trên mạng Internet đã có gần 500 lượt cán bộ, ĐVTN tham gia. Các đoàn cơ sở đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Toàn Học viện tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị cho 390 đảng viên mới; bồi dưỡng lý luận chính trị cho 397 quần chúng ưu tú là đối tượng kết nạp Đảng; các tổ chức cơ sở đoàn đã giới thiệu kết nạp 151 đoàn viên ưu tú vào Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện tốt kế hoạch của Cục Chính trị Quân chủng về tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ CTĐ và PTTN cho học viên năm cuối đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp phân đội.

Đối với nhiệm vụ trung tâm là giáo dục, đào tạo (GD-ĐT) và nghiên cứu khoa học; thực hiện Phong trào thi đua “Tuổi trẻ rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng, xây dựng Học viện cách mạng, chính quy, chuẩn hóa, hiện đại” giai đoạn 2017-2022, tuổi trẻ Học viện đã tiếp tục duy trì, thực hiện hiệu quả các mô hình như: “Chi đoàn mẫu mực”, “Lớp học tốt, rèn nghiêm”, “Đôi bạn học tập”, “Đôi bạn cùng tiến”… Qua đó, chất lượng GD-ĐT của các đối tượng học viên tiếp tục được nâng lên, học viên là ĐVTN bảo vệ luận văn, thi tốt nghiệp ra trường có 100% đạt yêu cầu, 83,5% đạt khá, giỏi, 1 học viên thủ khoa xuất sắc; 8 học viên tiêu biểu trong học tập, rèn luyện được đề nghị BQP vinh danh trong đợt tổng kết năm học 2020-2021.

Hoạt động nghiên cứu khoa học tiếp tục được duy trì thường xuyên, đem lại hiệu quả thiết thực. Năm 2021, tuổi trẻ Học viện có 30 đề tài, sáng kiến tham gia giải thưởng “Sáng tạo trẻ” cấp Quân chủng và “Tuổi trẻ sáng tạo” trong Quân đội lần thứ 21, tuổi trẻ Học viện được Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tặng bằng khen; trong đó, đạt 1 giải nhất; 1 giải ba và 3 giải khuyến khích. Đội tuyển Olympic Vật lý tham gia kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc đạt giải nhất toàn đoàn và 7 giải cá nhân (5 giải nhất và 2 giải ba). Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên Học viện đã tổ chức thành công chương trình gặp mặt, giao lưu giữa tuổi trẻ Học viện với tuổi trẻ cơ quan Thông tấn xã Việt Nam; tổ chức cho 200 lượt cán bộ, ĐVTN phối hợp cùng Đoàn phường Trung Sơn Trầm (Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) tu sửa nghĩa trang liệt sĩ, vệ sinh đường làng, ngõ xóm dịp trước Tết Nguyên đán Tân Sửu - 2021 và hưởng ứng Tháng Hành động vệ sinh môi trường do Thị xã Sơn Tây tổ chức. Ngoài ra, tuổi trẻ Học viện đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách trên địa bàn (trị giá gần 60 triệu đồng).

Vừa qua, Học viện đã tổ chức thành công Hội thi Cán bộ đoàn giỏi năm 2021, lựa chọn được hạt nhân tiêu biểu để bồi dưỡng, tham gia thi cấp Quân chủng. Hưởng ứng hoạt động bảo vệ môi trường và chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, tuổi trẻ Học viện đã trồng được hơn 3.000 cây xanh các loại. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Học viện đã tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên phù hợp với thực tiễn, bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch; cán bộ Đoàn, ĐVTN Học viện đã tham gia nhắn tin được gần 20 triệu đồng ủng hộ Quỹ Vắc-xin phòng chống COVID-19. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm máu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tuổi trẻ Học viện đã tổ chức 2 đợt hiến máu, kết quả hiến được 1.036 đơn vị máu khỏe, góp phần bảo đảm công tác thu dung, điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được tốt hơn.

Kết quả đạt được trong những tháng đầu năm 2021 tiếp tục khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần xung kích, sáng tạo trong học tập, rèn luyện, tất cả vì cộng đồng của tuổi trẻ Học viện. Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để Đoàn Thanh niên Học viện tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung, chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2021, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, Học viện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Sư đoàn 370 trao quà hỗ trợ nhân dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Sư đoàn 370 phối hợp với UBND Phường 4, quận Tân Bình và Ban Chỉ huy Quân sự Quận 6 (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức trao quà, nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn.

Tại đây, Tổ công tác của Sư đoàn 370 đã trao 290 phần quà là các nhu yếu phẩm như: gạo, trứng gia cầm, rau, củ, dầu ăn, nước mắm (mỗi phần quà trị giá 350.000 đồng). Để việc trao quà diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, Sư đoàn đã làm tốt công tác chuẩn bị từ thu hoạch, vận chuyển, phân loại, đóng gói sản phẩm tăng gia và các nhu yếu phẩm khác theo định mức từng phần quà; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với địa phương về thời gian, địa điểm, cách thức trao quà đến tay người dân. Các phần quà được đơn vị vận chuyển đến khu vực tập kết và bàn giao cho địa phương. Chính quyền địa phương sẽ trực tiếp giao đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ.

Những nhu yếu phẩm nêu trên được trích từ nguồn tăng gia sản xuất của đơn vị và sự đóng góp của cán bộ, chiến sĩ trong toàn Sư đoàn. Đây là hoạt động hưởng ứng Phong trào “Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 370 chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Mô hình “Người chiến sĩ PK-KQ lan tỏa yêu thương, ấm tình quân dân trong mùa dịch COVID-19”.

Trước đó, ngày 23-7, Trung đoàn 937 (Sư đoàn 370) đã tổ chức vận chuyển, bàn giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận 1 tấn gạo, 20 thùng mì tôm, 2.000 quả trứng gia cầm, 130 gói bột ngọt (tổng trị giá gần 25 triệu đồng), nhằm chung tay hỗ trợ nhân dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn đóng quân.

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Âm mưu, thủ đoạn mới trong “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

 Thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, các thế lực thù địch luôn coi việc phá hoại tư tưởng là mũi nhọn, là con đường ngắn nhất dẫn tới sự xói mòn về niềm tin của nhân dân với Đảng với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các thủ đoạn chống phá mới, đó là: Chúng tìm cách đẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đưa ra những luận điệu lập lờ, lẫn lộn giữa hai mặt tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đến đảng viên và nhân dân; điều chỉnh thủ đoạn chống phá từ công kích trực diện vào nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng đối lập, đòi bỏ điều 4. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do không đem lại kết quả; sử dụng các cách thức tác động tinh vi, xảo quyệt đối với từng đối tượng cụ thể. Đối với cán bộ, đảng viên, chúng thổi phồng khuyết điểm yếu kém của một số địa phương và một số cá nhân đảng viên, đánh đồng giữa  tập thể, cá nhân tốt với tập thể và cá nhân có khuyết điểm, sai phạm hòng làm cho Nhân dân mất niềm tin vào Cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đối với các tầng lớp Nhân dân, chúng lợi dụng việc tiếp cận thông tin còn hạn chế, đưa những thông tin sai lệch, nhằm tạo khoảng trống trong tư tưởng nhân dân, làm cho nhân dân hoài nghi, mất niềm tin với chế độ, Đảng và nhà nước, từ đó chúng kích động các hoạt động gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trước những thủ đoạn mới của các thế lực thù địch chống phá đất nước ta, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, giữ vững lập trường, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chủ động phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa./. 

Người chia sẻ các thông tin giả mạo cũng đứng trước hậu quả pháp lý

 Ở góc độ pháp lý, một số đối tượng xấu cố tình gây rối, đưa thông tin sai sự thật để trục lợi hoặc với mục đích xấu, chống phá chính quyền. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế mạng xã hội là công cụ hiệu quả để tuyên truyền thông tin, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên đây cũng lại là công cụ để những đối tượng xấu lợi dụng nhằm tuyên truyền, đưa tin sai sự thật.

Việc xuất hiện, lan truyền các tin giả có thể tác động đến tâm lý, đời sống của cộng đồng, dễ dẫn đến người dân lo sợ thái quá, hoảng hốt, phản ứng dây chuyền, nguy cơ gây mất kiểm soát, ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hoặc đôi khi những thông tin sai sự thật lại khiến người dân lơ là, thiếu cảnh giác, chủ quan với tình hinh dịch bệnh dẫn đến hậu quả nặng nề. Có thể nói, tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội ngày nay là một dạng “tâm lý chiến” nguy hiểm. Các thế lực thù địch và những đối tượng xấu đang lợi dụng và coi đây là thứ vũ khí lợi hại để tấn công, hòng gây nhiễu loạn an ninh xã hội.

Để ngăn chặn các tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, ổn định tâm lý người dân, thì đầu tiên, cần sự kiểm soát của cơ quan chức năng đối với việc công khai thông tin, kiểm soát chặt chẽ với các thông tin, phát ngôn chính thống; Chủ động công khai, minh bạch thông tin những chủ trương, chính sách trong giải quyết các vấn đề./. 

Lợi dụng dịch Covid-19 để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch

 Vào thời điểm cả nước đang tích cực phòng, chống dịch Covid-19, một số đối tượng phản động, trang thông tin “lề trái” đã lợi dụng cơ hội này để tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước, hòng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Một số tài khoản mạng xã hội của các tổ chức phản động bên ngoài (như Việt Tân, nhật ký yêu nước...) và các tài khoản có âm mưu xấu đã đăng tải những luồng thông tin sai sự thật làm hoang mang dư luận trong nước.

Cơ quan chức năng khuyến cáo: Mỗi người dân tham gia mạng xã hội cần ý thức trách nhiệm với chính bản thân, với cộng đồng; có hiểu biết về pháp luật, xây dựng được ý thức cảnh giác với tin giả. Người dân cần tỉnh táo, thận trọng trong việc đưa và tiếp nhận thông tin, chia sẻ, bình luận. Ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng thì rất cần sự chung sức, đồng lòng của người dân trong mặt trận phòng chống tin giả.

Theo khuyến cáo, người dân nên chọn lọc thông tin từ các nguồn báo chí, truyền hình, phát thanh chính thống để đảm bảo việc phòng, chống dịch được thực hiện tốt. Ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng thì rất cần sự chung sức, đồng lòng của người dân trong việc lên án những hành vi sai phạm và không chia sẻ các thông tin xấu, góp phần loại bỏ những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội. Trước khi chia sẻ một thông tin gì, người tham gia mạng xã hội cần bình tâm suy xét, nghĩ đến trách nhiệm với cộng đồng, nghĩ đến hậu quả nếu đó là tin giả để thận trọng hơn./. 

BỮA NHẬU ĐẮT GIÁ TRONG MÙA DỊCH

 

Ngày 28/7, Công an thị trấn Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) cho biết: đã tống đạt quyết định của UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính 09 đối tượng với hành vi “không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người”, quy định tại điểm c khoản 3 điều 12 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP. Trong đó, xử phạt hành chính 07 trường hợp với số tiền 20.000.000 đồng, 01 trường hợp 10.000.000 đồng, cảnh cáo 01 trường hợp; tổng số tiền phạt là 150.000.000 đồng.

Trước đó, 00 giờ 05 phút ngày 25/ 7, tại căn nhà thuê, đường 13/3, khu phố 4B, thị trấn Dầu Tiếng, Tổ tuần tra Công an thị trấn Dầu Tiếng phát hiện 09 đối tượng tổ chức ăn uống (nhậu), sau đó đăng lên đăng lên mạng xã hội. 

Hiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Chính quyền các địa phương đã có nhiều khuyến cáo; quyết định về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều cá nhân không chấp hành lệnh giãn cách mà vẫn vi phạm ngay thời điểm Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 + của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Công an huyện Dầu Tiếng đang tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp hợp vi phạm, thắt chặt kiểm soát ở các chốt cố định, gắn với đảy mạnh tuần tra cơ động ở các địa bàn dân cư.

XỬ LÝ PHÁT NGÔN CHIA RẼ TRONG MÙA DỊCH

 

Ngày 27/7 facebooker Hằng Nguyễn đã bị Sở TT&TT TP.HCM triệu tập lên làm việc, nguyên do là vì người này đã có nhiều phát ngôn, bài viết gây tranh cãi, chia rẽ trong khi cả thành phố đang cố sức chống dịch. Đó là hậu quả tất yếu cho những phát ngôn, lời nói hoàn toàn sai lệch thông tin thực tế, đi ngược tinh thần chống dịch chung, và đã đến lúc, chúng ta cần chấm dứt vấn nạn nhức nhối này, không chỉ với riêng Hằng Nguyễn.

Trong những ngày này, rất nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng đang cố gắng truyền những thông điệp tích cực, hỗ trợ chống dịch. Đó có thể là những hành động trực tiếp như nghệ sĩ Phương Thanh, Trần Mạnh Tuấn biểu diễn ngay tại bệnh viện dã chiến để giảm nhẹ áp lực tinh thần cho bệnh nhân và bác sĩ. Có thể đó là các nhóm nghệ sĩ tình nguyện viên trực tiếp ở tuyến đầu, hay đơn giản chỉ là những thông điệp tử tế trên mạng xã hội để khích lệ mọi người.

Nhưng ở chiều ngược lại, có những người cũng mang danh “người nổi tiếng”, nhưng thay vì gửi đi lời tử tế, nhắn nhủ mọi người tuân thủ nguyên tắc chống dịch, lại chọn cách phát tán những thông điệp méo mó, hằn học, chia rẽ.

Chỉ mới trước đó 1 tuần thôi, MC Trác Thúy Miêu đã bị phạt 7,5 triệu cũng vì những bài viết phản cảm. Nhưng còn đó những trường hợp chưa bị xử phạt, dù lời nói, hành động của họ, cũng chia rẽ không kém, thậm chí là kích động, xúc phạm, thóa mạ. Đó là “ý tưởng” xúc xiểm của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng; là những phát ngôn lệch lạc của “nhà báo” Hoàng Nguyên Vũ; là lời chê bai ỉ ôi, chỉ tay năm ngón của những “bác sĩ mạng” như Phan Xuân Trung… Và dù nhận được cảm mến của rất nhiều người, chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận rằng ông Đoàn Ngọc Hải rõ ràng cũng đã có những phát ngôn, lời nói hoàn toàn sai với tinh thần đoàn kết, chống dịch của Việt Nam…

Vụ việc của Hằng Nguyễn, hay MC Trác Thúy Miêu đã cho thấy mối nguy hại từ những phát ngôn lệch lạc, thù hằn của các “KOL” (người có sức ảnh hưởng). Nói không ngoa, một KOL với vài trăm, vài ngàn người theo dõi cũng đã đủ nguy hại cho việc chống dịch, nếu họ xúi bẩy được những người nhẹ dạ, cả tin chống đối lệnh giãn cách. Vậy thì sẽ ra sao, nếu nó được phát tán theo cấp số nhân, ở những người có sức ảnh hưởng, danh tiếng to lớn hơn?

Đã đến lúc, chúng ta không thể tiếp tục khoan nhượng, dung túng cho những hành vi phản cảm, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đang biến tướng trong đại dịch COVID-19. Thiết nghĩ, các ngành chức năng sẽ phải mạnh tay, quyết liệt hơn nữa với những người đang phá hoại công sức của cả nước như thế.

LỬA THỬ VÀNG, GIAN NAN THỬ SỨC, QUYẾT TÂM CHIẾN THẮNG DỊCH BỆNH COVID - 19

 

          Cuộc chiến chống “giặc Covid - 19” đang diễn biến phức tạp, cam go nhưng ý chí và sức mạnh Việt Nam vốn đã được tôi luyện, trui rèn trong suốt chiều dài lịch sử, nhất định sẽ chiến thắng. Mang lại cuộc sống bình an cho mọi người, mọi nhà và tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, văn minh.

          Trui rèn, tôi luyện trong lịch sử

          Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước, khắc phục và vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Từ buổi sơ khai dựng nước, những câu chuyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”… phản ánh tinh thần bất khuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa của cha ông ta. Với tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938), kết thúc thời kỳ Bắc thuộc, đem lại độc lập cho nước Nam.

          Thời kỳ phong kiến độc lập, dân tộc Việt Nam tiếp tục được thử thách khi đối diện với các thế lực hùng mạnh xâm lược. Thế kỷ XIII, quân và dân nhà Trần đã đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. Thế kỷ XV, Nhà Lê đánh đưởi giặc Minh, làm nên chiến thắng vang dội mang tên Lam Sơn. Thế kỷ XVIII, ba anh em nhà Tây Sơn, áo vải cờ đào đã đánh tan 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc và 5 vạn quân Xiêm ở phía Nam, làm nên những Rạch Gầm Xoài Mút, Gò Đống Đa đi vào lịch sử một cách hiên ngang, đầy kiêu hãnh. 

          Thời kỳ cận hiện đại, dân tộc Việt Nam tiếp tục đương đầu với các thế lực sừng sỏ, hùng mạnh hơn nhiều lần, tinh thần yêu nước bị thử thách cực độ. Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ (1858 - 1945); hơn 35 năm chống Pháp và Mỹ xâm lược (1945 - 1975). Có lúc, đất nước rơi vào cảnh “nước mất nhà tan”, cách mạng đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”… Nhưng “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã chiến đầu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, giành và giữ vững nền độc lập dân tộc bằng những chiến thắng oanh liệt năm 1945, năm 1954 và 1975.

          Cùng với chống giặc ngoại xâm, quân và dân ta còn chống giặc nội xâm, là các đối tượng phản bội, đầu hàng, tư thông với ngoại bang và chống phá cách mạng như: Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… trong thời kỳ phong kiến. Bọn tay sai chống cộng như “Việt Quốc”, “Việt Cách”, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh… Trên lĩnh vực tư tưởng, quân và dân ta còn đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch, làm thất bại “chiến tranh tâm lý” của địch, thực hiện binh vận, địch vận để chiến thắng ngay trong lòng địch.

          Những thắng lợi vẻ vang xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và tinh thần đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng (từ 1930), đã chèo lái, dẫn dắt con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh của lịch sử, để cập bến bờ vinh quang.

          Nhất định thắng lợi trong cuộc chiến cam go

          Đại dịch Covid – 19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở trên thế giới và chưa có dấu hiệu giảm xuống, kể cả khi có vắc xin. Nhân loại đã và đang đối diện hoàn cảnh hết sức cam go, phức tạp, tốn kém và hiểm nguy. Đến nay, số ca nhiễm Covid – 19 trên thế giới đã hơn 191 triệu ca, hơn 4,1 triệu ca tử vong, mỗi ngày khoảng 200 nghìn ca nhiễm mới và hơn 5 nghìn ca tử vong.

          Ở Việt Nam, đã trải qua nhiều làn sóng của đại dịch Covid – 19, với “mục tiêu kép”: vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế đã có kết quả bước đầu. Tuy nhiên, hiện nay cả nước đang đối diện với dịch bệnh ở mức độ phức tạp và nguy hiểm, xuất hiện nhiều vùng dịch mới, số ca nhiễm tăng vọt mỗi ngày. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có hơn 30.000 ca nhiễm, bình quân mỗi ngày khoảng 3.000 đến 4.000 ca và tử vong cũng tăng cao. Các địa phương khác, dịch cũng đang diễn biến rất phức tạp, cam go.


          Dù vậy, chúng ta luôn có niềm tin chắc chắn vào thắng lợi trong cuộc chiến “chống giặc covid – 19”, nhất là ở tâm dịch TP. Hồ Chí Minh. Niềm tin và quyết tâm chiến thắng là có cơ sở, trở thành sự thật, chứ không phải viển vông, hoang tưởng như các luận điệu xuyên tạc của các đối tượng phản động, chống phá.

          Thứ nhất, đó là ý chí, quyết tâm của cả dân tộc Việt Nam được tôi luyện, trui rèn trong suốt chiều dài lịch sử. Cha ông ta đã đúc kết lẽ sống mang bản lĩnh người Việt: “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Lịch sử đã chứng minh, càng khó khăn, thử thách thì tinh thần dân tộc càng phát huy mạnh mẽ, như cái lò xo càng nén bao nhiêu thì sức bật càng mạnh bấy nhiêu. Chúng ta đã chiến đấu và chiến thắng các thế lực ngoại xâm hùng mạnh thì nhất định sẽ thắng lợi trong cuộc chiến chống “giặc Covid – 19”.

          Thứ hai, đó là cơ đồ, tiềm lực, trình độ và bản lĩnh của người Việt Nam. Sau 35 năm đổi mới, nước ta đã giành được những thành tựa “to lớn, có ý nghĩa lịch sử” trên nhiều phương diện, nhất là điểm sáng về kinh tế. Điều này cho phép chúng ta tự tin trong chống dịch covid – 19 khi phải phong tỏa, cách ly, dồn nguồn lực cho công tác chăm sóc, điều trị và tiêm chủng cho toàn dân. Nói cách khác, dù đối diện với khó khăn nhưng “không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm vì dịch”.

          Thứ ba, đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Với kinh nghiệm, trí tuệ và bản lĩnh, nhất định Đảng, Nhà nước ta sẽ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi cuộc chiến này. Bằng trách nhiệm và tình cảm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến Chính phủ, Thủ tướng thường xuyên ra các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị và hàng trăm cuộc họp đột xuất để chỉ đạo chống dịch. Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid – 19!”.

          Thứ tư, đó là tinh thần đoàn kết toàn dân, truyền thống tương thân tương ái, sẻ ngọt chia bùi và sẵn sàng chia lửa với nơi đầu trận tuyến. Từ hậu phương (cứu trợ, giúp đỡ như yếu phẩm) đến các chiến binh áo trắng, tình nguyện lên đường vào các điểm nóng, để điều trị cho các ca nhiễm đã lay động hàng triệu trái tim. Đặc biệt, là sự ủng hộ tích cực của doanh nghiệp và nhân dân cho Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid – 19!.

          Thứ năm, đó là chiến lược vắc xin của Chính phủ rất quyết liệt và kịp thời. Vừa tích cực tìm kiếm nguồn vác xin bên ngoài, vừa nỗ lực sản xuất vắc xin trong nước. Đến nay, Việt Nam đã đảm bảo được 105 triệu liều vác xin từ các nguồn: mua, nhận viện trợ, chương trình hỗ trợ Covax... Đây là chiến lược hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, sớm tạo ra lá chắn vững chắc để phòng, chống Covid – 19.


          Từ truyền thống hào hùng của lịch sử, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và sự chung sức, đồng lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam, chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống covid – 19./.

 

6 TRIỆU CHỨNG F0 CẦN BÁO NGAY CHO BÁC SĨ

 

          Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM): Hầu hết các bệnh nhân Covid-19 có thể trải qua căn bệnh một cách nhẹ nhàng, không triệu chứng hoặc chỉ tương đương một cơn cảm vặt; nhiều người vẫn thừa khỏe mạnh làm việc trực tuyến trong thời gian chờ đưa đi hoặc khi ở các bệnh viện thu dung. Tuy nhiên, bao giờ cũng nên nhớ bệnh này có một tỉ lệ bệnh nhân nặng nhất định và nhiều người đã chuyển nặng rất nhanh.

          F0 đang ở trong bệnh viện thu dung, đang được cách ly tại địa phương hay tại nhà, quan trọng nhất vẫn là theo dõi các triệu chứng:

          Nếu không triệu chứng, đừng làm gì vì bệnh này không có thuốc ngừa. Giữ phòng ở vệ sinh, thông thoáng, ăn, ngủ, nghỉ bình thường là đủ.

          Nếu đó chỉ là những triệu chứng thông thường giống những lần cảm cúm trước, hãy tự chăm sóc mình: uống thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm ho..., nghỉ ngơi, ăn đủ chất.

          Nhưng cũng có thể bạn gặp những dấu hiệu đặc biệt: Đầu tiên là khó thở, tức đang nằm ngửa thấy thở khó quá phải ngồi dậy, hay đang ngồi phải ngồi thẳng dậy để dễ thở hơn. Thứ hai, nhịp thở nhanh (trên 20 lần/phút). Thứ ba, đau hoặc tức ngực thường xuyên. Thứ tư, nếu có thiết bị đo SPO2 (nồng độ bão hòa ôxy trong máu ngoại vi) kẹp đầu ngón tay, hãy chú ý khi nó xuống dưới 95%. Thứ năm, bệnh nhân trở nên không còn tỉnh táo. Thứ sáu, môi, da, móng tay nhợt nhạt, thậm chí tím tái lại. Đó là các dấu hiệu căn bản cho thấy bệnh Covid-19 đã dần dần ảnh hưởng nặng đến hệ hô hấp. Gọi y tế phường nếu bạn ở nhà, gọi nhân viên y tế quản lý khu cách ly nếu bạn ở bệnh viện thu dung/khu cách ly. Bình tĩnh ngồi hít thở sâu khi chờ đợi, có thể nằm sấp để dễ thở hơn.

          Cũng có trường hợp khó thở chỉ là... báo động giả, vì lo lắng quá. Cách phân biệt hết sức đơn giản: thử ngồi chậm rãi hít thở sâu: hít bằng mũi thật sâu, thật đầy hơi vào bụng, sau đó từ từ thở ra bằng miệng. Nếu làm một hồi thấy dễ thở hơn, hoặc có một chuyện gì đó làm bạn chú tâm, sau đó tự thấy... dễ thở trở lại, thì bạn cứ yên tâm "khó thở" đó là báo động giả.

Vụ kiện tiêm vaccine đậu mùa gây xôn xao nước Mỹ

 



Đây là một trong những vụ kiện quan trọng nhất của luật pháp y tế công cộng ở Mỹ. Các thẩm phán đã trích dẫn nó trong suốt hơn 100 năm qua, nhất là khi Covid-19 bùng phát.

Năm 1901, chủng bệnh đậu mùa nghiêm trọng bùng phát ở khu vực Boston, bang Massachusetts. Nhà chức trách coi đây là căn bệnh chết người, rất dễ lây lan, phát ban nghiêm trọng khiến những người sống sót cũng bị sẹo suốt đời. Riêng tại Boston, trong đợt bùng phát kéo dài từ năm 1901 đến 1903 có gần 1.600 ca mắc và 270 người chết.

BẢN CHẤT KHÔNG HỀ THAY ĐỔI CỦA CNDDQ VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LÀ PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI!

 PHÒNG, CHỐNG SỰ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI


Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội là một nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Phòng, chống sự xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc đó là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.


Thủ đoạn tinh vi, mục tiêu chống phá không thay đổi


Nhận thấy không xóa được chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta, nếu không xóa được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Họ cho rằng, “quân đội do nhà nước nuôi dưỡng nên chỉ phục tùng nhà nước, không phục tùng đảng phái nào”. Họ viện dẫn thực tiễn ở các thể chế chính trị tư sản với chế độ đa đảng, quân đội không do đảng nào lãnh đạo. Dựa vào đó, họ phủ nhận nguyên tắc “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam”; đòi bỏ quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng” ở Điều 65, Hiến pháp 2013...


Mục tiêu nhất quán của những thủ đoạn trên là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm cho quân đội xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò Quân đội ta là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.


Lý luận và thực tiễn đã bác bỏ âm mưu chống phá


Những thủ đoạn trên dù rất tinh vi, nhưng sai cả về lý luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận, nhà nước và quân đội là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, quân đội mang bản chất giai cấp của nhà nước tổ chức và nuôi dưỡng nó. Không có nhà nước “phi giai cấp”, nên không có quân đội “phi chính trị”. Ở các nền chính trị có cấu trúc đa đảng đối lập, đảng nào thắng thế sẽ đứng ra lập chính phủ, nên quân đội bao giờ cũng phụ thuộc vào đường lối chính trị của đảng cầm quyền; đồng thời, bất cứ đảng cầm quyền nào cũng tìm cách nắm quân đội. Tuy vậy, khi mà sự tranh giành quyền lực giữa các đảng diễn ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị, thường xuất hiện lời kêu gọi “quân đội không đứng về đảng phái nào”; nhưng trong thực tế, các đảng đều tìm sự hậu thuẫn từ quân đội.


Đối với các nước XHCN, Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội là nguyên tắc cơ bản về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Đây là nguyên tắc được V.I.Lênin đề ra ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười năm 1917 thành công, để tổ chức xây dựng Hồng quân công nông. Nguyên tắc đó bảo đảm cho quân đội luôn giữ đúng định hướng chính trị của Đảng Cộng sản, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, gắn bó mật thiết với nhân dân, là công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.


Trên phương diện thực tiễn, ở Liên Xô vào cuối thế kỷ trước, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước mắc sai lầm nghiêm trọng khi tự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội. Vì thế, quân đội Liên Xô mất phương hướng chính trị, không bảo vệ được Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; mặc dù, quân số còn gần 4 triệu người với vũ khí trang bị hiện đại.


Ở Việt Nam, Đảng ta luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Chánh cương vắn tắt năm 1930 của Đảng xác định “Tổ chức ra quân đội công nông”[1], mà quân đội ấy phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 14 năm sau, Đảng tổ chức ra Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với mô hình có chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Là người xây dựng, giáo dục và rèn luyện Quân đội ta, lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn yêu cầu “Xây dựng quân đội-một quân đội nhân dân thật mạnh dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng”[2]. Người nhiều lần nhấn mạnh: “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội”[3]. Lịch sử gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta đã chứng minh: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bản chất cách mạng, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội; việc thực hiện nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội là sự bảo đảm cho Quân đội ta luôn là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là thực tiễn sinh động bác bỏ mọi sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội.


Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống


Để phòng, chống sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong tình hình hiện nay, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:


Trong mọi hoàn cảnh phải luôn giữ vững nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội”. Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong lịch sử Đảng ta lãnh đạo quân đội, mặc dù hình thức diễn đạt ở mỗi thời kỳ có khác nhau. Theo đó, Đảng không chia sẻ, ủy quyền lãnh đạo quân đội cho bất kỳ tổ chức, lực lượng, cá nhân nào; không thông qua một khâu trung gian nào. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội tập trung vào Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là toàn diện, trên mọi mặt công tác, mọi nhiệm vụ, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Ở đâu có tổ chức và hoạt động của quân đội, ở đó có sự lãnh đạo của Đảng.


Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng gắn liền với sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quân đội. Mọi hoạt động của quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng quân đội thành luật pháp, chính sách và tổ chức thực hiện trong thực tế. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với quân đội đều nhằm bảo đảm cho quân đội luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; giữ vững bản chất GCCN, tính nhân dân và tính dân tộc; có sức mạnh chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống. Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải kiên định nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội”.


Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh (TSVM). Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội chỉ được tăng cường khi bản thân Đảng TSVM. Đây là giải pháp căn cốt nhất để bác bỏ sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, cũng như đối với quân đội. Để Đảng luôn vững mạnh, chúng ta cần kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và Nghị quyết Đại hội XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với chỉnh đốn, giữa xây dựng với bảo vệ Đảng; tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; tích cực đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.


Vấn đề then chốt là tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đội TSVM, mẫu mực, tiêu biểu, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong quân đội cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 87-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”; tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; bảo đảm mọi tổ chức đảng trong quân đội luôn TSVM về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.


Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho mọi người hiểu rõ sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bản chất cách mạng, sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân. Trong thời gian tới, cần tăng cường thông tin, định hướng cho mọi tầng lớp nhân dân quán triệt những quan điểm cơ bản của Đại hội XIII về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội. Làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ những nội dung cơ bản của đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân, tư duy mới về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của Đảng; thấm nhuần nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhà trường; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trong thời gian tới.


Để tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng trong quân đội, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần phát huy vai trò của cơ quan chính trị, cán bộ chính trị trong giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội trong thời gian tới. Cần làm cho mọi quân nhân nhận thức đầy đủ hơn nền tảng tư tưởng của Đảng; hiểu rõ Quân đội ta là quân đội nhân dân do Đảng xây dựng, giáo dục và rèn luyện. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị, không mơ hồ, mất cảnh giác trước những thủ đoạn xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.


Chủ động đấu tranh, phản bác các thủ đoạn xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nhưng rất bức thiết, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực xây dựng nội bộ đơn vị mình, tổ chức mình vững mạnh toàn diện để không có ai dao động trước những thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên, nhất là trong các cơ quan nghiên cứu, các học viện, nhà trường; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí đối với nhiệm vụ đấu tranh phản bác các thủ đoạn xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận nòng cốt, chuyên sâu; tổ chức đấu tranh bằng nhiều hình thức: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống giáo dục lý luận chính trị, tuyên truyền miệng và trên mạng xã hội, internet.


Phòng, chống sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam giữ vai trò nòng cốt. Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”; giữa phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với xây dựng nội bộ vững mạnh là phương thức hữu hiệu để làm thất bại mọi mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch./.

[1] - Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H.2002, tr.1.

[2] - Sđd, Tập 7, tr. 220.

[3] - Sđd, Tập 7, tr. 14.


Yêu nước ST.

Thợ săn Covid

Chị tôi lại thêm những đêm trắng cùng đồng nghiệp bám phòng xử lý mẫu xét nghiệm, nhiều khi bỏ bữa ăn và nhịn đi vệ sinh. "Khó thở lắm" chị bảo. Gần như ngày nào cũng vậy, mười mấy tiếng trong bộ quần áo bảo hộ kít mít từ đầu đến chân, rồi cả kính bảo hộ và khẩu trang kít mặt trong khi không được bật quạt chứ đừng nói tới điều hòa, "nhỡ Covid lọt ra từ mẫu dương tính nào đó sẽ bay lung tung". Chị gái tôi, bác sĩ lâu năm ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội, đang cùng đồng nghiệp làm việc xuyên đêm để có kết quả xét nghiệm vài chục ngàn mẫu Covid-19 mỗi ngày. Những lúc được về nhà, chị vội vàng khử khuẩn, tắm rửa rồi đổ gục xuống giường. Mắt chị thâm quầng do những đêm thiếu ngủ, mặt hằn vết khẩu trang, da lòng bàn tay nhăn nheo do phải đeo găng cao su suốt ngày và đứng trong "lò xông hơi". Cơ quan chị còn tận dụng cả hành lang để làm việc vì quá tải. Chị kể, nhiều khi bỏ luôn bữa ăn và hạn chế uống nước, bớt đi vệ sinh để kịp làm, đang dở việc mà mỗi lần vệ sinh lại phải lích kích với đống đồ bảo hộ rất phiền. Anh chị có cô con gái duy nhất năm nay thi chuyển lên cấp ba. Bình thường, chị là người kèm cặp con. Nhưng vì đi chống dịch, hơn năm nay, người mẹ đành phó mặc con tự học, tự cơm nước. Nhiều hôm, mẹ vắng nhà, hai bố con úp hai bát mỳ tôm là xong bữa. Chủ nhật, Ngày của mẹ 10/5, cháu tôi nấu một bữa ngon cho cả nhà. Bà mẹ bác sĩ ra khỏi nhà từ sớm, hẹn tối về ăn. Hai bố con chờ mãi bên bữa cơm nguội ngắt. Tủi thân, cháu tôi gọi điện cho mẹ nó. "Đang phát hiện nhiều mẫu dương lắm, tối nay mẹ và các cô chú phải thức xuyên đêm", chị tôi nói vội. Hai bố con ăn bữa cơm "của mẹ" trong lặng lẽ. Hết các chùm ca bệnh tại các điểm nóng ở Hà Nội, chị và đồng nghiệp lại lên đường hỗ trợ Bắc Giang, Bắc Ninh, rồi đến các tỉnh. Nhiều anh chị phải ra ngoài lấy mẫu giữa mùa hè lên tới 39 độ C trong trang phục bảo hộ không hở chỗ nào. Cởi bộ đồ ra là ngồi bệt xuống đất. "Thực sự là mệt lắm, nhưng cố gắng, cứ cố gắng", chị Hoa, đồng nghiệp cùng phòng chị nói, "nếu không, thậm chí có thể bỏ cuộc vì quá sức". Chị tôi và đồng nghiệp được nhiều người gọi là những "thợ săn Covid". Họ phải săn loại virus vô cùng bé nhỏ và khó lường. Chỉ sơ xẩy một chút, chính thợ săn sẽ bị virus quay lại tấn công. Chỉ tính đến 24/5/2021, ít nhất 115 ngàn y bác sỹ trên toàn cầu đã ngã xuống trong trận chiến sinh tử này, theo WHO. Cũng theo tổ chức này, trên 800 bác sỹ đã tử vong trong số hơn 400 ngàn người chết bởi Covid-19 tại Ấn Độ. Các tổ chức đánh giá độc lập cho rằng con số thật có thể cao hơn nhiều. Covid như một đám cháy. Nếu tất cả không dồn sức dập đám cháy nhà hàng xóm, nó có thể lan sang nhà bạn. Chừng nào Việt Nam còn những ca dương tính, chừng đó chị tôi và các y bác sĩ tuyến đầu chưa được về nhà mỗi ngày. Tôi thương chị, chỉ dám nhắn tin hỏi thăm. "Tất nhiên là rất mệt, nhưng các y bác sĩ tại TP HCM đang gian khổ hơn nhiều, hoàn toàn bỏ lại gia đình phía sau chứ đừng nói được về nhà ngủ", chị tôi bảo. Nhiều đồng nghiệp của chị đã xung phong chi viện cho phía Nam. Tỷ lệ tiêm vaccine ở các nước Đông Nam Á còn rất thấp. Tại Việt Nam, tính đến 23/7, số liều vaccine được tiêm mới chiếm khoảng 4,4% dân số. Số người đã tiêm đủ hai mũi chỉ khiêm tốn khoảng 0,3% dân. Chúng ta cần rất nhiều công sức và thời gian nữa để đạt mục tiêu tối thiểu 70% dân số được tiêm chủng để có thể đạt miễn dịch cộng đồng. Công tác xét nghiệm, vì thế, vẫn như một cuộc đại phẫu khối u. Thà làm một lần còn hơn để khối u chuyển sang giai đoạn ác tính, di căn khắp nơi. Chưa bàn tới việc chế độ đãi ngộ hôm nay đã đền bù được phần nào sự hy sinh của nhân viên y tế chống dịch, tôi chỉ chạnh lòng khi biết có những nhân viên y tế tuyến đầu phía Nam thời gian qua vẫn thiếu vũ khí là các trang thiết bị và đồ bảo hộ. Đọc những lời ngắn ngủi họ viết vội trong khi đang điều trị cho bệnh nhân, tôi cảm thấy đắng lòng. Các buổi gia đình tôi họp mặt ăn uống trước khi giãn cách thường không có chị tôi. Chị ăn cơm nguội và tự cách ly ở nhà, dặn mọi người đừng sang nhà chị bởi nguy cơ lây nhiễm. Hai năm trước, chị đã lên kế hoạch về hưu để chăm sóc gia đình. Nhưng từ khi đại dịch đến, chị chẳng nhắc gì đến hai từ "nghỉ hưu" nữa. Cả nhà cũng không ai dám hỏi. Cơn lũ mang tên Covid có thể hạ dòng, nhưng cũng có thể còn dâng cao. Chúng ta hôm nay được ngồi một chỗ đọc bài viết này là nhờ hàng triệu người đang chắn giữ con đê để dịch không nhấn chìm thành phố. Nhưng tất cả nhân viên y tế cũng là con người, cần nghỉ ngơi khi quá sức, có người thân cần quan tâm, tôi mong các mệnh lệnh chống dịch và mỗi chúng ta đừng thờ ơ với những đêm vắng nhà của họ.

Nhận biết về động lực của đổi mới

Qua 35 năm đổi mới, "đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước".

Vậy động lực của đổi mới là gì, có thể nhận biết được không?

Nếu quan niệm động lực, nguồn lực là những yếu tố tạo nên sức mạnh thúc đẩy sự phát triển, thì động lực của đổi mới bao gồm nhiều yếu tố tiềm ẩn và hiển hiện có thể nhận biết được.

Một là, yếu tố khơi nguồn động lực của đổi mới chính là việc định hướng đúng, phát động đúng thời điểm. Chúng ta xác định đổi mới phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng đúng đắn cho sự nghiệp đổi mới vừa hợp thời, hợp quy luật, hợp lòng dân, vừa có sự chắc chắn, vững tin. Chuẩn bị kỹ và phát động đổi mới đúng lúc, đồng thời với mở cửa hội nhập nên chúng ta có thể chủ động và sáng tạo trong mọi tình huống, đã đứng vững và phát triển trong khi cải tổ, cải cách ở Liên Xô và Đông Âu bị thất bại.

Hai là, những thành quả của đổi mới lại tiếp thêm luồng sinh khí mới, tăng thêm động lực cho nó, tạo cho đất nước ta thế mới, lực mới, gia tốc mới. Thế mới và lực mới là tổng hợp những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, là kết quả của việc phát triển mọi mặt với sự thông thoáng trong nước và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Gia tốc mới là khả năng vượt trội, là độ tăng trưởng liên tục ở mức khá cao tạo đà cho giai đoạn kế tiếp. Thế mới, lực mới, gia tốc mới tạo ra tầm vóc và khả năng mới của đất nước. Đó không chỉ là khả năng đất nước vươn tầm mà còn là năng lực mới mạnh mẽ để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới phát triển. Đổi mới được nạp thêm năng lượng mới.

Ba là, yếu tố quyết định là động lực và những nguồn lực trong nước. Động lực quan trọng phục vụ và thúc đẩy công cuộc đổi mới là tổng hợp các nguồn lực trong nước, bao gồm không chỉ có vốn, tài sản đã tích lũy được mà còn là tài nguyên chưa đưa vào sử dụng, là lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị và quan trọng hơn hết là nguồn lực con người, bao gồm cả sức lao động trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Trong các nguồn lực đó, nguồn lực về tài nguyên là khá phong phú; nguồn lực về đất đai, vị trí địa lý là khá thuận lợi; nguồn lực về truyền thống là sâu sắc, đặc thù; nguồn lực về con người và trí tuệ vô cùng to lớn.

Bốn là, những nguồn lực từ bên ngoài. Đây là một yếu tố quan trọng, nếu biết cách tranh thủ cũng sẽ tạo nên động lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Nguồn lực bên ngoài bao gồm: vốn, kỹ thuật - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chất xám, tinh hoa văn hóa nhân loại. Trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước, chúng ta có đầy đủ điều kiện để có thể thu hút nguồn lực bên ngoài. Với việc mở rộng nhiều hình thức, có bước đi, biện pháp và chính sách ưu đãi thích hợp, chúng ta nhất định khuyến khích mạnh mẽ việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ; đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Năm là, sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân. Đây là động lực mang tính quyết định đối với sự nghiệp đổi mới. Động lực đó bắt nguồn từ năng lực sáng tạo, bản lĩnh trí tuệ của Đảng ta và của nhân dân ta, thể hiện ở trình độ đoán định, nắm bắt những yếu tố và những vấn đề của thời cuộc, dự kiến đúng tình huống, xác định đường đi nước bước rõ ràng, sẵn sàng tạo lập và nắm bắt thời cơ, khắc phục nguy cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước đi lên. Do đổi mới là sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân nên khi Đảng ta phát động nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tạo thành động lực to lớn thực hiện có hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước.

Như vậy, động lực của đổi mới là những yếu tố tiềm ẩn và hiển hiện có thể nhận biết được luôn luôn vận động và phát triển, chứ tuyệt nhiên không như một số phần tử ác ý tung ra những luận điệu đả kích, chống phá trắng trợn, hoặc một số thế lực muốn lái chúng ta đi theo con đường khác. Những luận điệu đen tối đó cho rằng, đổi mới như vậy coi như đã xong, nay cần xem xét lại vì đã không còn động lực. Ý kiến khác đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ hơn về chính trị để tạo thêm động lực, nếu không, trước sau cũng sẽ đưa đến tàn lụi đất nước. Tựu trung, chủ ý thâm độc nhất cho rằng đổi mới đã cạn kiệt nguồn lực, từ sau Đại hội XIII không đổi mới nữa, hoặc nếu có đổi mới thì đổi mới về chính trị mà thôi.

Rõ ràng là công cuộc đổi mới của chúng ta không chỉ đạt được những thành tựu to lớn qua 35 năm thực hiện, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh với những nguồn lực phong phú và hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao giờ cạn. Hành trình đổi mới với sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân đã và đang kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là động lực lớn nhất, là yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng thành công của sự nghiệp cao cả trọng đại: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.

Mai Năm Mới

Lý luận và thực tiễn bác bỏ âm mưu xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội

Nhận thấy không xóa được chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta, nếu không xóa được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Họ cho rằng, “quân đội do nhà nước nuôi dưỡng nên chỉ phục tùng nhà nước, không phục tùng đảng phái nào”. Họ viện dẫn thực tiễn ở các thể chế chính trị tư sản với chế độ đa đảng, quân đội không do đảng nào lãnh đạo. Dựa vào đó, họ phủ nhận nguyên tắc “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam”; đòi bỏ quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng” ở Điều 65, Hiến pháp 2013...

Mục tiêu nhất quán của những thủ đoạn trên là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm cho quân đội xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò Quân đội ta là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Những thủ đoạn trên dù rất tinh vi, nhưng sai cả về lý luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận, nhà nước và quân đội là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, quân đội mang bản chất giai cấp của nhà nước tổ chức và nuôi dưỡng nó. Không có nhà nước “phi giai cấp”, nên không có quân đội “phi chính trị”. Ở các nền chính trị có cấu trúc đa đảng đối lập, đảng nào thắng thế sẽ đứng ra lập chính phủ, nên quân đội bao giờ cũng phụ thuộc vào đường lối chính trị của đảng cầm quyền; đồng thời, bất cứ đảng cầm quyền nào cũng tìm cách nắm quân đội. Tuy vậy, khi mà sự tranh giành quyền lực giữa các đảng diễn ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị, thường xuất hiện lời kêu gọi “quân đội không đứng về đảng phái nào”; nhưng trong thực tế, các đảng đều tìm sự hậu thuẫn từ quân đội.

Đối với các nước XHCN, Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội là nguyên tắc cơ bản về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Đây là nguyên tắc được V.I.Lênin đề ra ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười năm 1917 thành công, để tổ chức xây dựng Hồng quân công nông. Nguyên tắc đó bảo đảm cho quân đội luôn giữ đúng định hướng chính trị của Đảng Cộng sản, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, gắn bó mật thiết với nhân dân, là công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.

Trên phương diện thực tiễn, ở Liên Xô vào cuối thế kỷ trước, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước mắc sai lầm nghiêm trọng khi tự xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội. Vì thế, quân đội Liên Xô mất phương hướng chính trị, không bảo vệ được Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; mặc dù, quân số còn gần 4 triệu người với vũ khí trang bị hiện đại.

Ở Việt Nam, Đảng ta luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Chánh cương vắn tắt năm 1930 của Đảng xác định “Tổ chức ra quân đội công nông”, mà quân đội ấy phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 14 năm sau, Đảng tổ chức ra Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với mô hình có chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Là người xây dựng, giáo dục và rèn luyện Quân đội ta, lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn yêu cầu “Xây dựng quân đội-một quân đội nhân dân thật mạnh dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng”. Người nhiều lần nhấn mạnh: “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội”. Lịch sử gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta đã chứng minh: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bản chất cách mạng, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội; việc thực hiện nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội là sự bảo đảm cho Quân đội ta luôn là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là thực tiễn sinh động bác bỏ mọi sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội.

Mai Năm Mới

Phòng, chống sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội



Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội là một nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Phòng, chống sự xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc đó là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Hà Nội thông báo 65 ca dương tính SARS-CoV-2 trong 24 giờ, nhiều ca chưa rõ nguồn lây

 Với 12 ca dương tính phát hiện trong 6 giờ qua, số ca dương tính SARS-CoV-2 Hà Nội ghi nhận trong 24 giờ qua là 65. Trong số này nhiều ca chưa rõ nguồn lây.

Hà Nội xử phạt một cá nhân tung tin có 3.000 chốt kiểm soát COVID-19 "giăng" khắp Thủ đô

 Ngày 28/7, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính cá nhân đăng thông tin sai sự thật về công tác phòng chống dịch, với số tiền là 12,5 triệu đồng.

Phát động hiến máu tình nguyện trong toàn quân



   Căn cứ Chỉ thị số 39/CT-BQP ngày 27-3-2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức vận động hiến máu tình nguyện trong quân đội; để đáp ứng nhu cầu sử dụng máu cho cấp cứu và điều trị, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Quốc phòng ban hành kế hoạch phát động phong trào hiến máu tình nguyện trong toàn quân năm 2021.

Tiêm vaccine phòng Covid-19 là quyền lợi và trách nhiệm

Việt Nam đang đối mặt với đợt dịch Covid-19 thứ 4 với biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh và rộng. Tiêm vaccine là một cơ hội để phòng bệnh Covid-19 cho mỗi người và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Bộ Y tế đã và đang nỗ lực cố gắng tiếp cận các nguồn vaccine để bảo đảm từ nay đến cuối năm 2021 sẽ tiêm đủ 70% dân số Việt Nam nhằm tạo miễn dịch cộng đồng. Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho 5 loại vaccine Covid-19, bao gồm: Comirnaty của Pfizer, A2D1222 của AstraZeneca, Sputnik V của Gamaleya, Vero-Cell của Sinopharm và Moderna cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Việt Nam đang tiêm vaccine AstraZeneca và đến hiện tại, vaccine này đã được chứng minh trên thực tiễn khi chưa có trường hợp tiêm đủ hai mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong. Mới nhất, hơn 97.000 liều vaccine Comirnaty của Pfizer và hơn 2 triệu liều vaccine Moderna đã về Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, không ít người có tư tưởng trì hoãn để chờ được tiêm vaccine phòng Covid-19 mà họ cho là tốt hơn. Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa vùng 1 khu vực miền Bắc (Hệ thống tiêm chủng-VNVC), cho rằng: “Vaccine có tác dụng phòng Covid-19 rất hữu hiệu và trong trường hợp có mắc bệnh nhưng khi có kháng thể thì bệnh sẽ ở thể nhẹ, tránh được nguy cơ phải nhập viện, tử vong”. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vaccine trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp bắt buộc phải thử nghiệm lâm sàng trên người với 3 giai đoạn. Những loại vaccine khác mà Bộ Y tế đã đặt mua, trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn, trên nguyên tắc bảo đảm 3 yếu tố: An toàn, sinh miễn dịch và quan trọng nhất là hiệu quả bảo vệ. Do đó, PGS, TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, đã đưa ra lời khuyên, tiêm vaccine là một cơ hội để chủ động phòng bệnh cho chính mình và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. "Nếu như chúng ta sợ tác dụng phụ của vaccine này, rồi chờ đợi một loại vaccine khác để tiêm chính là một rủi ro lớn nhất. Tiêm vaccine phòng Covid-19 là cơ hội, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm", PGS, TS Trần Đắc Phu nói. Các chuyên gia dịch tễ cũng đã giải thích, phản ứng sau tiêm là một phần của tiêm chủng bởi đó là cơ chế do cơ thể đáp ứng lại khi gặp đối tượng lạ mà cũng nhờ đó người tiêm có được miễn dịch. Để tránh những rủi ro sau khi tiêm, tại khu vực tiêm luôn có đội cấp cứu đủ kỹ năng chống sốc phản vệ. Các chuyên gia y tế cho rằng, tốt nhất là người dân nên tiêm phòng sớm để tránh nguy cơ mắc Covid-19, giảm sự lây nhiễm cho những người dễ tổn thương trong cộng đồng và giảm đáng kể các triệu chứng nghiêm trọng. Càng nhiều người được tiêm vaccine, cộng đồng càng được miễn dịch tốt hơn, đẩy nhanh việc kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19.