Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Bản lĩnh vững vàng trước thông tin xuyên tạc

 

Lợi dụng xã hội thông tin mở và đa dạng hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động chống phá nước ta.

Chỉ cần mở điện thoại thông minh, lên mạng xã hội là mỗi người chúng ta đã có thể bị tấn công bởi rất nhiều tin giả, tin đồn thất thiệt, xuyên tạc. Do đó, nếu cán bộ, đảng viên không đủ bản lĩnh, không tỉnh táo nhận diện thì rất dễ mắc mưu, dẫn đến những trạng thái tâm lý, những hành động tiêu cực.

Cạm bẫy từ những “bả thông tin”

Tôi quen một bác cán bộ đã nghỉ hưu, từng có nhiều năm công tác và có những đóng góp nhất định tại một bộ nọ. Thời gian gần đây, bác liên tục thể hiện trên facebook một trạng thái tâm lý và những phát ngôn tiêu cực về thực trạng đất nước. Theo cách nhìn của bác thì bất cứ lĩnh vực nào của Việt Nam cũng "rất tệ hại". Với những thành tựu trong phát triển kinh tế thì bác cho rằng số liệu không đúng. Với kết quả rõ ràng của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bác lại cho rằng đó chẳng qua là đấu đá trong nội bộ Đảng. Hay kể cả niềm vui sau những thành công vang dội của bóng đá Việt Nam, bác cũng lắc đầu bảo là do ăn may. Quan sát cách cán bộ nghỉ hưu này thu thập, tiếp nhận thông tin, tôi phần nào lý giải được tại sao bác lại có một thế giới quan nhiều màu xám. Ấy là do bác chủ yếu chỉ tiếp nhận thông tin qua mạng xã hội facebook, youtube, những trang thông tin mù mờ trên mạng, hoặc những trang thông tin của các tổ chức, đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước. Bác nhầm lẫn cho rằng, những trang thông tin ấy "dám nói thẳng, nói thật" vào những vấn đề mà các cơ quan báo chí chính thống không dám đề cập. Đáng lo ngại là không chỉ các cán bộ đã nghỉ hưu mà ngay cả những cán bộ đang đương chức nếu không tỉnh táo, không có bản lĩnh vững vàng thì cũng rất dễ bị lừa phỉnh, bị ăn phải "bả thông tin".

Mấy ngày gần đây, liên quan đến sự việc cơ quan công an bắt bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, xuất hiện những tin đồn, những lời xì xầm to nhỏ, những thuyết âm mưu là vụ việc liên quan đến vị lãnh đạo này, quan chức kia, rồi những sự đổ vỡ... Các thông tin được thổi phồng, cắt ghép, khớp nối có vẻ hợp lý, nếu người nghe thiếu hiểu biết, không đủ bản lĩnh thì rất dễ mắc bẫy, sẽ tin vào những thông tin xuyên tạc đó. Khi hỏi những người lan truyền thông tin là họ nghe thông tin từ đâu, thì họ nói rằng nghe trên đài, trên báo. Hỏi kỹ hơn là: “Đài, báo nào?” thì họ kể ra một loạt cái tên, hóa ra lại là toàn các trang mạng điện tử chuyên đưa thông tin phản động, các trang thông tin mù mờ không rõ ràng về nguồn gốc. Mặc dù trên Đài Truyền hình Việt Nam đã có những lãnh đạo đầu ngành trả lời rất rõ ràng về các vấn đề liên quan đến vụ việc này, thế nhưng vẫn có người bán tín, bán nghi, vẫn xì xào về các thông tin mù mờ trên mạng mà mình xem, nghe được.

Những người tiếp nhận và tin theo các thông tin mù mờ trên mạng là hết sức ngây thơ. Bởi họ không biết, hoặc biết không đầy đủ rằng các tổ chức khủng bố, phản động như Việt Tân, Hội anh em dân chủ... thiết lập rất nhiều website, blog, facebook, youtube, mở nhiều diễn đàn, câu lạc bộ nhằm tán phát các thông tin, tài liệu, hình ảnh, video clip có nội dung xấu, độc. Một số cơ quan báo chí của phương Tây như RFA, BBC Việt ngữ, hay các trang thông tin do một số đối tượng có tiền án, tiền sự, chống đối Đảng, Nhà nước ta lập ra như thoibao.de... thường xuyên đăng tải, tung những thông tin sai sự thật, xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Phạm vi của các thông tin xuyên tạc là rất rộng, các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh... đều là "chiến địa" của chúng. Đối tượng công kích của chúng rất đa dạng từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành địa phương, cơ quan, đơn vị cho tới các tổ chức chính trị-xã hội, từ lãnh đạo cấp cao cho tới cả các nghệ sĩ, nhà báo, doanh nhân, người nổi tiếng đều có thể trở thành mục tiêu của họ... Đến cả việc Việt Nam vừa trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua phiên bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc một cách dân chủ, công khai, khách quan, chứng tỏ uy tín cao của Việt Nam trên trường quốc tế thì trên trang facebook của mình, tổ chức Việt Tân vẫn trơ trẽn xuyên tạc rằng kết quả trên chứng tỏ Việt Nam đã hoàn toàn lệ thuộc vào một nước khác (!?)...

Nhìn chung những thông tin xấu, độc đều có một mục đích là bôi đen hiện thực Việt Nam; thổi phồng những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; xuyên tạc về cán bộ, về công tác nhân sự; phóng đại những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính sách, luật pháp hòng gây rối tình hình đất nước; kích động, chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội... Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp.

Thông qua mạng xã hội, các phần tử xấu, cơ hội chính trị cũng điên cuồng chống phá, không từ một thủ đoạn nào, từ xuyên tạc sự thật lịch sử cho đến tìm mọi cách hạ thấp uy tín, bôi nhọ lãnh tụ Đảng ta, bài bác, hòng phủ nhận giá trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Các thế lực thù địch còn ra sức rêu rao: Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là điều kiện cần thiết để thực thi dân chủ ở Việt Nam, để chống tham nhũng có hiệu quả, để bảo đảm đất nước phát triển; rằng lựa chọn con đường cách mạng vô sản, đi lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm của dân tộc ta...

Thông thường thì những thông tin xấu, độc này lại được đăng tải dưới những chủ đề khá hấp dẫn và thu hút người đọc, bởi nó khơi gợi sự tò mò và tâm lý phản kháng, bất mãn trước những tiêu cực của một bộ phận cán bộ, quan chức. Những thông tin như vậy thường có tính kích động, tạo cảm xúc tiêu cực cho người đọc. Những kẻ thực hiện các thông tin xuyên tạc cũng rất tinh vi trong việc đưa thông tin. Thường thì chúng đưa khoảng 6-7 phần là sự thật, rồi cài 3-4 phần là xuyên tạc, suy diễn với các thuyết âm mưu vào để dẫn dắt người đọc, người xem. Nếu không thận trọng để nhận diện chính xác vấn đề, người đọc sẽ dần dần hình thành niềm tin vào các trang thông tin chống phá Nhà nước, chống phá chế độ.

Đừng tự biến mình thành “cục máu đông”

Trong buổi nói chuyện tại lễ bế mạc Lớp bổ túc trung cấp, được Báo Vệ quốc quân đăng lại trên số 15, ngày 10-10-1947, Bác Hồ ví một tập thể, một tổ chức như một cơ thể và mỗi khâu, mỗi cá nhân là một bộ phận hợp thành cơ thể ấy. Người nói: “Mệnh lệnh cũng như dòng máu chảy từ tim ra đến đầu, các tứ chi. Nếu chảy đến tay mà mắc nghẽn, thì tay bại. Tay bại người sẽ yếu đi”.

Có thể thấy, việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hiện nay cũng như “dòng máu chảy từ tim ra đến đầu, các tứ chi”, tắc ở bộ phận nào là “bại” ở bộ phận ấy, “bại” ở một bộ phận cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện chủ trương lớn. Do đó, việc rèn luyện bản lĩnh chính trị, đủ tỉnh táo trước các thông tin xuyên tạc, bịa đặt chính là một yêu cầu để cán bộ, đảng viên không tự biến mình thành một “cục máu đông” trong đơn vị, tổ chức.

Trước những thông tin bịa đặt, có những cán bộ, đảng viên suy nghĩ một cách giản đơn rồi chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội hoặc tán phát trong cộng đồng. Vô hình trung những thông tin này có vỏ bọc vững chắc hơn vì nó được nói ra từ những cán bộ, đảng viên có trách nhiệm. Mảnh đất sống màu mỡ nhất của thông tin xấu, độc chính là dư luận. Nếu như không bình tĩnh, tỉnh táo tiếp nhận thông tin thì cán bộ, đảng viên sẽ mắc bẫy và tiếp tay, lan truyền những thông tin xấu, độc của các đối tượng chống phá.

Ngoài ra, còn có một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phai nhạt lý tưởng, cơ hội, đầy tham vọng quyền lực cá nhân. Những người có thể sẽ phản bội lại quá khứ, phản bội lại lý tưởng, và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách, hay cách ứng xử của những cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác. Họ rất dễ trở thành "miếng mồi ngon" cho những thông tin xấu, độc và bản thân họ cũng có thể trở thành những tác nhân của thông tin xấu, độc, cả những khiếu nại, tố cáo với mục đích không trong sáng gây nhiễu loạn nội bộ.  

Để tránh những tác hại lan truyền của thông tin xấu, độc, mỗi cán bộ, đảng viên cần xây dựng cho mình hệ miễn dịch trước thông tin xấu, độc, cần nhận thức sâu sắc, giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, với những giải pháp như sau:

Thứ nhất, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc học tập, kết hợp tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước..., hình thành thói quen chỉ tiếp nhận thông tin qua các kênh thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và phông nhận thức, hiểu biết, tạo thành bản lĩnh vững vàng trước các thông tin xấu, độc.

Thứ ba, các tổ chức đảng trong sinh hoạt thường kỳ nên lồng ghép những buổi sinh hoạt tư tưởng, nhanh nhạy nắm bắt, phát hiện các thông tin xấu, độc, bịa đặt lan truyền trong xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng để kịp thời có sự định hướng bằng những thông tin đúng đắn, các luận điểm thuyết phục để phản bác, hạn chế sự lan tỏa, ảnh hưởng của các luồng thông tin xấu, độc trong đơn vị.

Thứ tư, các tổ chức trong hệ thống chính trị, cơ quan nhà nước cần phát huy vai trò của báo chí, truyền thông; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động báo chí, truyền thông, xuất bản; tăng tính đấu tranh của báo chí với các thông tin xuyên tạc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng internet, mạng xã hội, trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ năm, các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, nghiêm cấm lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.

Để những thông tin xấu, độc không còn đất dung thân thì cán bộ, đảng viên phải giữ vững lập trường, quan điểm, giữ gìn đạo đức, lối sống trong sáng, bình tĩnh trong việc tiếp nhận thông tin, kiểm chứng thông tin, thận trọng trong lan truyền thông tin. Đồng thời, việc cung cấp thông tin chính thống kịp thời, đúng đắn, chính xác của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng, cơ quan báo chí sẽ có tác động rất lớn giúp cho đảng viên và nhân dân có thêm kiến thức, sự hiểu biết và tư tưởng ổn định, giúp loại bỏ các khoảng trống cho thông tin xấu, độc.

"Truy vết" chính mình

 

Đại hội Chi bộ Tổ dân phố 10 thành công tốt đẹp. Để chúc mừng thành công của đại hội và chia tay nguyên bí thư chi bộ chuyển về sống, sinh hoạt đảng ở quê, tổ dân phố tổ chức bữa tiệc nhỏ.

Lúc đầu, liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Nguyên bí thư và tân bí thư chi bộ nhận được nhiều lời chúc mừng. Thế nhưng đến nửa buổi thì tân bí thư chi bộ như có điều bất an. Uống thêm một ly rượu, anh đến chỗ đảng viên vừa chúc mình, đưa nhời: “Anh vừa chúc mừng hay là giễu cợt tôi? Tôi mất 3 phiếu thì có 1 phiếu của anh đấy, 2 phiếu còn lại tôi cũng biết của ai rồi...”.

Đảng viên bị tân bí thư chụp mũ từ tốn: “Tôi chúc mừng anh là chân thành chứ đâu phải giễu cợt. Chi bộ có 52 đảng viên, anh được 49 đảng viên tín nhiệm, bằng 94,23% là thực cao. Người tiền nhiệm của anh qua 4 kỳ đại hội cũng chưa lần nào được 100% phiếu, mà anh ấy có bận tâm gì đâu. Việc anh nghi ngờ tôi hay đảng viên khác không bỏ phiếu cho anh thì sai, vi phạm nguyên tắc bầu cử trong Đảng đấy...”.Nghe tân bí thư và đảng viên có lời lẽ thế, một đảng viên cao tuổi khuyên nhủ: “Để cuộc liên hoan vui vẻ, đề nghị các anh gác lại chuyện này, hôm khác ta rút kinh nghiệm”.

Hôm sau, khi rút kinh nghiệm về chuyện không đáng có, tân bí thư đã nhận lỗi về mình, vì ngay sau liên hoan dường như anh đã thấy cái sai. Thứ nhất, anh đã “truy vết”, chụp mũ 3 đảng viên không bầu chức bí thư cho mình. Không biết là thông tin từ tổ bầu cử hay anh võ đoán nhưng đã gây nghi kỵ, dễ mất đoàn kết trong chi bộ. Cái không phải thứ hai là chỉ mất có 3 phiếu không bầu cho mình mà anh đã ứng xử như vậy (chắc là vì tính hiếu thắng, vì thấy mình "kém cạnh", khi mà chi ủy mới gồm 5 ủy viên thì có 2 người được tín nhiệm với 100% số phiếu).

Việc bầu cử trong Đảng ta đã thực hiện tốt nguyên tắc bỏ phiếu kín, đạt các yếu tố: Dân chủ, khách quan, công bằng. Vậy mà các thế lực thù địch vẫn tìm cách xuyên tạc thô thiển. Chúng triệt để lợi dụng khuyết điểm, sơ hở ở mọi cấp để thổi phồng, nói xấu Đảng ta; “cắt dán”, làm “ảo thuật” để vẽ nên khuyết điểm của Đảng. Việc ứng xử, phát ngôn sau bầu cử như của tân bí thư Chi bộ Tổ dân phố 10 càng thuận lợi cho họ tô vẽ, làm “dẫn chứng sinh động” về việc bầu cử trong Đảng.

Phòng, chống "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" phải thường trực trong mỗi đảng viên, tổ chức đảng, ở mọi khía cạnh của việc xây dựng Đảng, trong đó có nguyên tắc và văn hóa bầu cử trong Đảng. Với cấp ủy viên nào qua bầu cử thấy tín nhiệm của mình không cao thì hãy “truy vết” chính mình, tìm ra “virus nội sinh” mà tiêu diệt, thế mới là đề cao tính Đảng và dũng khí đảng viên, đừng để “thua” vì hiếu thắng

Cơ sở khoa học-thực tiễn để bác bỏ luận điệu “chủ nghĩa xã hội là ảo vọng”

 

Thời gian qua, trên một số diễn đàn, mạng xã hội và trang tin điện tử tiếng Việt của một số cơ quan báo chí nước ngoài, có ý kiến vẫn cố tình cho rằng, “tương lai thế giới này không có chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa xã hội là hoang tưởng”, "chủ nghĩa xã hội-đường đi không đến đích", “chủ nghĩa xã hội là ảo vọng”.

Những ý kiến trên mang hàm ý hoài nghi về tính hiện thực của lý tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nhân loại đang hướng tới và có dụng ý phủ nhận con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, đang xây dựng và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Xu hướng xã hội hóa, dân chủ hóa là tất yếu

Theo quan niệm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, CNXH trước hết và tiêu biểu là sự vận động của đời sống hiện thực theo xu hướng xã hội hóa. Nó đối lập với xu hướng tư nhân hóa của xã hội hiện tồn.

Vậy, biểu hiện của “xu hướng xã hội hóa trên thực tế” là như thế nào?  

Đó là xu hướng ngày càng tăng lên các mối liên kết xã hội trong sản xuất như hợp tác, liên kết, phối hợp, phân công trong sản xuất hoặc dịch vụ. Thực tiễn sản xuất ngày càng mang tính chất xã hội hóa thì cách tổ chức quản lý xã hội cũng buộc ngày càng phải dân chủ hóa. Theo C.Mác, đây là những xu hướng hiện thực cơ bản cho sự ra đời của CNXH. Lý tưởng về xây dựng một xã hội trên các nguyên tắc: Công bằng, bình đẳng, dân chủ, tự do... cũng được xây dựng và hiện thực hóa từ những xu hướng này.      

Thế nhưng, phải đến thế kỷ 19 thì những nhân tố cho việc định hình xu hướng xã hội hóa trên thực tiễn mới rõ ràng. Đại công nghiệp hay quá trình công nghiệp hóa hoặc các cuộc cách mạng công nghiệp là biểu hiện thực tế tiêu biểu nhất cho xu hướng này.

Cùng với sự trưởng thành của phong trào công nhân, sự hình thành các đảng cộng sản, cuộc đấu tranh cho lý tưởng công bằng, bình đẳng, dân chủ, tự do... đã có thêm sự dẫn đường của lý luận CNXH khoa học. Cái tất yếu và cái tự giác hòa quyện với nhau cùng nâng tầm nhận thức và hiệu quả hành động cho nhân loại.            

Tính hiện thực của CNXH thể hiện ở nhiều cấp độ

Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra các cấp độ hiện thực hóa của CNXH như sau:  

Cấp độ thứ nhất, tính hiện thực của CNXH được thể hiện qua những nhân tố, tiền đề mang tính chất xã hội hóa ngay trong thực tế phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điển hình là sự phổ biến phương thức sản xuất công nghiệp, sự tăng lên các mối liên kết của nhân loại trong sản xuất, dịch vụ và sự định hình hệ thống pháp luật-công pháp quốc tế để cùng nhau giải quyết một cách công bằng, bình đẳng những vấn đề của phát triển hiện đại.      

Cấp độ thứ hai, tính hiện thực của CNXH thể hiện ở những phong trào, trào lưu XHCN hướng tới công bằng, bình đẳng, dân chủ... Thực chất là những xu hướng vận động, những cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội với các mục tiêu hòa bình, độc lập, cùng phát triển trong dân chủ, công bằng và bền vững.      

Cấp độ thứ ba là thông qua các cuộc cách mạng xã hội, xác lập chế độ dân chủ XHCN, thông qua đó xác lập quyền làm chủ của nhân dân, chế độ kinh tế XHCN trên cơ sở công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, phát triển nền kinh tế, thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động... Đặc trưng chính trị của chế độ XHCN là giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo thông qua vai trò cầm quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua nhà nước XHCN.

Cấp độ thứ tư là sự xác lập trên thực tế hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa-chủ nghĩa cộng sản. Một xã hội mới phát triển ở trình độ rất cao cả về sản xuất dịch vụ và tổ chức quản lý, được xây dựng trên nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, con người được phát triển tự do, xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước, môi trường thiên nhiên được bảo vệ bền vững; hòa bình và hữu nghị trở thành quan hệ phổ biến và tất định trong quan hệ quốc tế. Loài người trên trái đất này bước vào một giai đoạn phát triển với trình độ mới: Xã hội cộng sản văn minh.

Phản ánh các cấp độ phát triển của CNXH hiện thực là lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Hiện thực hóa lý luận này tiêu biểu nhất là quá trình xây dựng CNXH hiện thực trên thế giới mà khởi đầu là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và các xu hướng đi lên CNXH hơn 100 năm qua. Trải qua khá nhiều thăng trầm, tính hiện thực của CNXH vẫn được thể hiện trên nhiều phương diện và cấp độ.                 

CNXH hiện diện ở nhiều quốc gia là minh chứng khách quan

Ở cấp độ là những nhân tố, tiền đề mang tính chất xã hội hóa, cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp đang nối tiếp nhu cầu thúc đẩy xu hướng này, khiến cho sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng ngày càng gắn bó. Cùng với đó là các biểu hiện mới của xã hội hóa hiện đại, như: Toàn cầu hóa, phân công và hợp tác lao động quốc tế, sự hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất, kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó có nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế, chế tạo, tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Các liên kết hợp tác, đồng thuận giữa nhiều nước trong quản trị để giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Tất cả xác định rằng, xu thế xã hội hóa hiện nay đang rất mạnh mẽ.

Ở cấp độ là những xu hướng, trào lưu XHCN hướng tới công bằng, bình đẳng, dân chủ... mà biểu hiện cụ thể là tìm tới một mô hình tổ chức xã hội khác với chủ nghĩa tư bản. Đó là sự phủ định kiểu tổ chức xã hội “lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội”-như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”.

 Hiện nay, mô hình phát triển này đang là thực tiễn ở nhiều nước Bắc Âu và một số quốc gia phát triển khác. Ở những nước này, như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuy vẫn còn là chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng khá nhiều giá trị XHCN, nhân tố XHCN đã và đang được tích lũy. Giá trị xã hội, lợi ích xã hội, mục tiêu xã hội, ý nghĩa xã hội của các hoạt động rất được xem trọng và được coi như những nhân tố hữu cơ của các quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Những thành quả ấy trước hết là kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân nhưng mặt khác, cũng cần thấy rằng, chính quy luật của cuộc sống-ở đây là xu thế xã hội hóa, đã thúc đẩy những tiến bộ xã hội ấy.

Ở cấp độ là chế độ XHCN, sau cuộc khủng hoảng của một mô hình xây dựng CNXH ở Đông Âu và Liên Xô (1989-1991), nhiều nước vẫn giữ vững chế độ XHCN, tiến hành cải cách đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. CNXH hiện thực đang là thực tế ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba... Ở những quốc gia này, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã và đang gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Chế độ dân chủ XHCN, vai trò lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhà nước XHCN, quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân đều là những thực tế không thể phủ nhận. Đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH trong cải cách đổi mới ở các nước XHCN hiện nay không chỉ xác nhận xu thế đi lên CNXH ở cấp độ quốc gia mà còn cống hiến những con đường, biện pháp mới mẻ để xây dựng CNXH. Những cống hiến đó đã được các đảng cộng sản và đảng công nhân, các lực lượng tiến bộ trên thế giới thừa nhận như những giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh, xu thế thời đại ngày nay.

Những “mảnh ghép” tốt đẹp đang định hình xã hội tương lai

Điều khá thú vị là, một số “mảnh ghép” của xã hội tương lai-chủ nghĩa cộng sản, cũng đang dần xuất hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống hiện nay. Chế độ tự quản của các cộng đồng dân cư, cái mà C.Mác cho rằng sẽ thay thế cho nhà nước trong xã hội cộng sản, hiện nay cũng đã xuất hiện ở nhiều nước trong một số lĩnh vực quản trị xã hội. Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh thế thế giới và cũng là tác giả của khái niệm “cách mạng công nghiệp 4.0” nhận định rằng: Hiện nay chúng ta đã có chủ nghĩa cộng sản về thông tin! Hàm ý của ông phản ánh một thực tế là hiện nay, nếu bạn có phương tiện nối mạng, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu, chỉ cần tra một từ khóa vào công cụ tìm kiếm, sẽ có ngay hàng triệu thông tin và gần như hoàn toàn miễn phí! Ngay ở Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, rất nhiều hành động thiện nguyện tự giác cũng phản ánh lối tư duy và hành động của con người trong xã hội tương lai: “Bánh mì miễn phí”, “nước uống miễn phí”, “dịch vụ sửa xe miễn phí”...

Chúng ta có thể coi những ví dụ trên là những “mảnh ghép” của hiện thực đang định hình cho xã hội tương lai-xã hội cộng sản chủ nghĩa.           

Như vậy, với một cách nhìn khoa học, chúng ta có thể khẳng định CNXH vẫn đang là một thực tế với nhiều cấp độ trên thế giới hiện nay. Thực tế đó đang biểu hiện rất sinh động, có sức hấp dẫn mạnh mẽ với nhân loại. Thế giới đang đi lên CNXH với nhiều con đường, cách thức khác nhau. Như lời C.Mác và Ph.Ăng-ghen: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra”

Toàn quân thống nhất ý chí và hành động, tạo chuyển biến vững chắc về chất lượng huấn luyện



Năm 2022 đi qua với những sự kiện đáng nhớ về hàng loạt hội nghị học tập nghị quyết (HTNQ) của Đảng được tổ chức trực tuyến từ QUTƯ, BQP về các cơ quan, đơn vị cơ sở. Điều ấn tượng là các đồng chí lãnh đạo QUTƯ, BQP, TCCT QĐND Việt Nam-những cán bộ vốn trực tiếp dự họp, phát huy trí tuệ thảo luận, quyết nghị các nội dung nghị quyết Trung ương tại các phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng... nhưng vẫn tiếp tục tham dự HTNQ ở các cấp. Chính sự nêu gương ấy đã tạo sức lan tỏa về tinh thần HTNQ của Đảng đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ. Nhờ đó mà chất lượng HTNQ trong toàn quân năm 2022 có tiến bộ rõ nét so với nhiều năm trước. Đây cũng là cơ sở giúp toàn quân sớm thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm đưa nghị quyết của Đảng, QUTƯ vào cuộc sống.
Mặt khác, chính việc tổ chức hội nghị HTNQ của Đảng bằng hình thức trực tuyến đến tận cơ sở còn cho thấy những nỗ lực đổi mới và thành quả đổi mới công tác tổ chức HTNQ trong Đảng bộ Quân đội. Nếu như trước đây, việc HTNQ của Đảng thường được tổ chức theo phân cấp, kéo dài vài tháng, thậm chí gần cả năm thì cán bộ, đảng viên ở cơ sở và quần chúng mới được học tập, gây mất thời gian cho việc triển khai, tổ chức thực hiện. Nhưng giờ đây, khi nghị quyết của Đảng, QUTƯ... vừa được ban hành, thì đồng thời trong toàn Đảng bộ được quán triệt ngay các nội dung cơ bản, cốt lõi, những vấn đề cần lưu tâm, lưu ý. Đây là một bước quan trọng để cơ sở tiếp tục tổ chức học tập, triển khai nghị quyết một cách khẩn trương, hiệu quả trong thời gian sớm nhất. Cách làm này cũng giúp tránh được những "sai lệch", “rơi vãi” nội dung nghị quyết trong quá trình học tập qua nhiều cấp; lại tiết kiệm được nguồn kinh phí khi tổ chức cùng lúc nhiều hội nghị ở các cấp, các ngành.
Nói về phần việc trên, tại Hội nghị tổng kết hoạt động CTĐ, CTCT năm 2022, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ QUTƯ, Chủ nhiệm TCCT QĐND Việt Nam khẳng định: Toàn quân quán triệt, học tập, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương, QUTƯ, BQP. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai sâu rộng, hiệu quả đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Trận địa tư tưởng ngày càng vững chắc
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, TCCT QĐND Việt Nam từng nêu quan điểm cho rằng, việc tiến hành công tác giáo dục, làm tư tưởng cho bộ đội trong thời bình đôi khi có những khó khăn đặc thù. Nếu ngày trước, khi cả dân tộc hừng hực khí thế xung phong ra trận, cùng chung ý chí đánh đuổi quân xâm lược, thì công tác tư tưởng (CTTT) xét về nghĩa nào đó cũng có nhiều mặt thuận lợi nhất định và hiện nay, những thuận lợi đó gần như không còn nữa. Bây giờ làm gì, giáo dục thế nào, động viên ra sao, quản lý bằng cách nào... để cán bộ, chiến sĩ nhận nhiệm vụ khó, khổ; hay thậm chí hy sinh một ít lợi ích cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường là một phần việc rất khó.
Trong năm 2022, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; các vấn đề xã hội tiêu cực tiếp tục tác động đến nhận thức tư tưởng, niềm tin và việc rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ; chi phối không nhỏ đến lý tưởng và nhiệt huyết cống hiến của bộ đội... Đó là những vấn đề mới, đặt ra yêu cầu cao và khó đối với những người tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Thế nhưng, với tinh thần trách nhiệm cao, bám sát thực tiễn, các cơ quan, đơn vị đã chủ động, nhạy bén, phối hợp tham mưu, đề xuất với QUTƯ, BQP, TCCT QĐND Việt Nam ban hành những chủ trương, giải pháp hữu hiệu, nâng cao chất lượng CTTT trong Quân đội. Trong hàng loạt đầu việc, nhiệm vụ được hoàn thành trên nhiều lĩnh vực, được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận thì dấu ấn rõ nét nhất chính là sự vững vàng, vững chắc của trận địa tư tưởng trong toàn quân.
Qua thực tiễn, nhiều bài học giá trị về CTTT được đúc rút. Nói về vấn đề này, Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng khẳng định: Trong năm 2022, chúng tôi xác định CTTT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải đi trước một bước nhằm định hướng nhận thức và hành động cho mỗi cán bộ, chiến sĩ. Đó là nền tảng cho mỗi thắng lợi!
Với tinh thần chủ động, các cơ quan, đơn vị luôn coi trọng việc nắm, quản lý tình hình diễn biến tư tưởng, dư luận trong đơn vị; kết hợp chặt chẽ giáo dục chính trị với biện pháp quản lý hành chính, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, hoạt động văn hóa-văn nghệ, thông tin-tuyên truyền và các phong trào hành động cách mạng trong Quân đội. Đồng thời, phát huy tốt vai trò của các tổ chức, lực lượng, thiết chế văn hóa và mọi phương tiện làm CTTT; phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân các địa phương và gia đình quân nhân để giáo dục, quản lý tư tưởng bộ đội... Chính nhờ các biện pháp đồng bộ như vậy nên cán bộ, chiến sĩ Quân đội luôn có lập trường, quan điểm vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chuyển biến đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực
Một thành quả rõ nét trong năm 2022 mà toàn quân đạt được chính là có nhiều đóng góp nổi bật trong tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Khi đến dự các phiên họp của QUTƯ và phát biểu định hướng tại Hội nghị quân chính toàn quân năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư QUTƯ nhiều lần ghi nhận: Quân đội không chỉ thể hiện ở việc giữ vững lý tưởng, mục tiêu chiến đấu và trận địa tư tưởng trong mọi tình huống mà còn thể hiện rõ nét ở việc tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ động tiến công, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Trong năm 2022, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội... Thế nhưng, những chiêu trò ấy đều được lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội sớm nhận diện, chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng vệ, xây dựng “hệ thống miễn dịch” cho cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt, TCCT QĐND Việt Nam chỉ đạo thành lập lực lượng chuyên trách, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ; phát huy trí tuệ, trách nhiệm của các nhà khoa học, đội ngũ nhà giáo ở các viện, trung tâm nghiên cứu, học viện, nhà trường Quân đội tham gia vào “cuộc chiến” tư tưởng... đã tạo ra “đội quân xung kích” trên trận tuyến này.
Một điểm mới nữa được đông đảo lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị ghi nhận là TCCT QĐND Việt Nam đã chỉ đạo đổi mới phương thức, phương pháp đấu tranh tư tưởng. Phương thức vận hành đấu tranh được triển khai chủ động, linh hoạt, sáng tạo, sát thực tiễn. Quân đội không chỉ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng mà còn tập trung nhận diện, ngăn chặn các tác động xã hội tiêu cực đến tâm lý quân nhân và tập thể quân nhân; kết hợp giữa chống “giặc ngoại xâm” và “giặc nội xâm”; chú trọng cả “xây” và “chống”; đấu tranh cả trực diện và gián tiếp, đấu tranh trong cuộc sống hằng ngày và đấu tranh trên không gian mạng... Đặc biệt, các cơ quan báo chí trong Quân đội đã bám sát định hướng của QUTƯ, BQP, TCCT QĐND Việt Nam, kịp thời định hướng dư luận, phân công và phân cấp tuyên truyền về các sự kiện một cách phù hợp, hiệu quả; tổ chức thành công các cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo hiệu ứng xã hội sâu rộng.
Cùng với việc phát huy tốt vai trò nòng cốt, đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong năm qua, các mặt công tác, các lĩnh vực CTĐ, CTCT đều có chuyển biến rõ nét. Kết quả tổ chức Phong trào Thi đua Quyết thắng được nâng lên; công tác khen thưởng tiến hành chặt chẽ; hoạt động văn hóa-văn học-nghệ thuật, xuất bản, in và phát hành có chất lượng, hiệu quả tốt. Các cơ quan chức năng chủ động tham mưu hoàn thiện, triển khai thực hiện quy chế lãnh đạo các mặt công tác trọng yếu của QUTƯ; chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy đảng rà soát, bổ sung, thực hiện chương trình hành động, quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo bảo đảm đồng bộ, thống nhất.
Cùng với đó, Đảng bộ Quân đội đã chỉ đạo hoàn thành có chất lượng việc sơ kết, tổng kết các nghị quyết, kết luận của Trung ương, các nghị quyết chuyên đề của QUTƯ; chỉ đạo tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận nhiệm kỳ 2022-2025 đạt kết quả tốt. Tổ chức đảng các cấp trong Quân đội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa vi phạm; xử lý kỷ luật nghiêm minh “không có vùng cấm”, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Triển khai hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong Quân đội đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Quân đội với nhân dân.
Những vướng mắc cần tháo gỡ
Kết quả khảo sát cho thấy, đông đảo cán bộ chủ trì, chủ chốt đều nhất trí cho rằng: Vốn dĩ chất lượng hoạt động CTĐ, CTCT trong thời gian qua đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện. Thế nhưng, chính thực tiễn đời sống xã hội lại đặt ra nhiều bài toán hóc búa, buộc các nhà lãnh đạo, quản lý bộ đội phải tập trung giải quyết, tháo gỡ.
Vấn đề liên quan trực tiếp đến tư tưởng bộ đội là việc thu nhập và điều kiện gia đình quân nhân hiện nay gặp quá nhiều khó khăn; nhất là đời sống cán bộ, sĩ quan trẻ công tác nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tất nhiên, đối với cán bộ, sĩ quan Quân đội thì lý tưởng cống hiến và nhiệm vụ Tổ quốc giao được đặt lên trên hết; luôn sẵn sàng, vững vàng đón nhận nhiệm vụ với quyết tâm chính trị cao nhất.
Thế nhưng không thể phủ nhận một thực tế về những băn khoăn, trăn trở trong đời sống tư tưởng và cuộc sống thường nhật của bộ đội hiện nay. Vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ cán bộ, sĩ quan và các đối tượng thực hiện nhiệm vụ trong Quân đội có hoàn cảnh gia đình khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhiều đồng chí vẫn công tác, thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh một chốn đôi ba quê; khoảng cách giữa đơn vị công tác và hậu phương quá cách trở, xa xôi, thậm chí hàng nghìn ki-lô-mét; nhiều đồng chí vì nhiệm vụ phải xa nhà hàng tháng, hàng năm, không có điều kiện hợp lý hóa gia đình... Những câu chuyện trên là điểm không thuận lợi đối với việc tiến hành CTTT nói riêng, hoạt động CTĐ, CTCT nói chung trong điều kiện hiện nay. Do đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cơ quan chức năng cần sớm quan tâm nghiên cứu, từng bước hoàn thiện chủ trương, đường lối, chế độ, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội theo hướng quan tâm ngày càng toàn diện, đầy đủ hơn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Một vấn đề nảy sinh hiện nay là tình trạng “chảy máu chất xám”, biểu hiện “chân trong, chân ngoài”, thậm chí là tình trạng xin ra quân ở một số cán bộ, sĩ quan trẻ. Do đó, làm gì để giữ chân nhân tài trong Quân đội, động viên bộ đội yên tâm công tác, gắn bó với cơ quan, đơn vị là bài toán cần sớm được cơ quan chức năng nghiên cứu, đưa ra lời giải.
Mặt khác, trong khi toàn quân nhất quán quan điểm điều chỉnh lực lượng, tinh giản biên chế thì những vấn đề liên quan đến các mặt công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và chính sách cần sớm được quan tâm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Phải có các giải pháp đồng bộ, vừa bảo đảm tính ổn định, vững chắc để Quân đội hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, vừa đột phá xây dựng QĐND Việt Nam tinh, gọn, mạnh trong thời gian sớm nhất. Trước thực tế đó, lãnh đạo TCCT QĐND Việt Nam đã định hướng hoạt động CTĐ, CTCT năm 2023, nhấn mạnh việc các cơ quan chức năng cần chủ động nghiên cứu, tham mưu chiến lược, cùng với đó là tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với Quân đội, hậu phương Quân đội, nhất là chính sách phục vụ quá trình điều chỉnh tổ chức lực lượng, xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh.

HY SINH GIỮA THỜI BÌNH


"Tôi có 2 thế giới, thế giới đầu tiên là gia đình nhỏ của tôi, thế giới thứ 2 là bầu trời của đất nước Việt Nam" - đó là lời nói của Đại úy Trần Ngọc Duy với bạn bè. Anh là phi công của Trung đoàn không quân tiêm kích Sao Đỏ 921, đã hy sinh trưa nay trong một nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu… Bạn cùng lớp đại học chia sẻ: “Vừa mới ngồi với nó. Nó tâm sự rằng Tết nào cũng trực chiến xa nhà, nhớ vợ con da diết. Vậy mà hôm nay nghe tin hy sinh, đang làm việc mà run hết cả tay chân. Thương nó quá”.
Cô con gái nhỏ của anh là Cam, anh hay gọi thân mật mà Cam Thúi. Ngày 30/04, anh đưa bé Cam ra đường băng của đơn vị mà anh thường xuất kích khi làm nhiệm vụ, nơi đây cũng là điểm nối giữa hai thế giới của anh. Một người bạn khác cùng đơn vị cho biết anh Duy và vợ vừa mới mua đất và cất một ngôi nhà nhỏ tại Yên Bái cách đây mấy tháng. Ngôi nhà nhỏ này cũng vừa làm lễ thôi nôi cho bé Cam.
Thi thoảng anh hay đăng những tấm ảnh về thế giới nhỏ của anh và viết thơ tặng vợ: "Thương em vất vả tảo tần - Lo cơm lo nước lo gần bên anh...". Vợ anh cũng là một chiến sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chị vừa cáng đáng việc nhà, vừa chăm sóc con cái, vừa làm nhiệm vụ trong quân đội.
Hy sinh vào thời bình thật khó có thể diễn tả thành lời. Người ta thường có câu "mỗi cân của người lính phi công tương đương với một cân vàng" để nói tượng trưng về giá trị của những người lính người phi công - những con người phải “đãi cát tìm vàng” để phát hiện ra, đào tạo cũng rất gian nan và tốn kém. Mỗi người phi công là một "tài sản quốc gia".
Trong tài khoản mạng xã hội anh, có đăng ảnh cuốn sách “Nhớ về bầu trời năm ấy” của tướng Nguyễn Hồng Nhị.
Và chúng tôi, nhân dân Việt Nam sẽ luôn nhớ về anh, một người chiến sĩ phi công hy sinh giữa thời bình, nhờ có các anh mà bầu trời Việt Nam luôn được bảo vệ và bình yên!
ST

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Đừng vì hiềm khích cá nhân...

 

Đầu cuộc trà buổi sáng, ông Minh, Chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh thôn đã phải đứng ra giảng hòa cho ông Thanh và ông Trường. Ông Thanh phân trần:

Nghiêm trị những chiêu trò xuyên tạc, phá hoại

 

Cứ mỗi dịp chuẩn bị đến ngày hội tòng quân trên cả nước, không gian mạng lại xuất hiện những thông tin, hình ảnh cắt ghép, xuyên tạc, có nội dung nói xấu, bôi nhọ, đả kích môi trường quân ngũ. Đây là thủ đoạn nguy hiểm của các đối tượng xấu, có tư tưởng cực đoan, bất mãn. Những sản phẩm xấu độc này đã tiếp tay cho các thế lực thù địch thực hiện chiến dịch tuyên truyền nhằm hạ thấp uy tín Quân đội, gieo rắc tâm lý hoài nghi trong đời sống xã hội...

Nối lại dòng mật hoa dừa

 

Xuất thân từ con nhà nông, chứng kiến cảnh người dân quê quanh năm cần mẫn với ruộng vườn nhưng nhiều lúc phải chạy ăn từng bữa, Thạch Thị Chal Thi (sinh năm 1989, ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) luôn đau đáu những ý tưởng tạo việc làm, giúp bà con tại quê hương thoát nghèo.

Thắp sáng niềm tin

 

Tết đến, xuân về, nhà nhà sum họp, quây quần bên nhau. Những đứa trẻ xúng xính trong bộ quần áo mới được bố mẹ đưa về quê chúc Tết ông bà, nhận lì xì... Thế nhưng, đâu đó những đứa trẻ mồ côi, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì Tết vẫn còn xa lắm! Thấu hiểu sự thiếu thốn ấy, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa, góp phần bù đắp những thiệt thòi cho các cháu.

Xuân ấm tình đồng đội

 

Với mong muốn chăm lo Tết chu đáo, ấm áp nghĩa tình đồng đội, thời gian qua, Ban chỉ huy quân sự (CHQS) quận Phú Nhuận (Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức các đoàn đến thăm, tặng quà gia đình cán bộ, chiến sĩ dân quân gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nghĩa tình trên quê hương xứ Nghệ

 

Đến tận bây giờ, ông Lô Văn Bảy, người dân bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại giây phút lũ tràn về vào tháng 10-2022. Khi ấy, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, đợt lũ ống, lũ quét xảy ra, nước chảy xiết, cuốn phăng tất cả, ông Bảy chỉ kịp sơ tán vợ con sang nhà hàng xóm.

Vẹn nguyên tầm vóc và giá trị lịch sử to lớn

 

Cách đây 55 năm, đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp các chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Báo Quân đội nhân dân ghi lại ý kiến của các tướng lĩnh, nhà khoa học, cán bộ chỉ huy về sự kiện lịch sử này.

Chung sức cùng đồng bào vùng biên

 

Với chức năng là đội quân chiến đấu, công tác và lao động sản xuất, thời gian qua, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 356, Quân khu 2 đã giúp nhân dân trên địa bàn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; góp phần xây dựng thế trận và tiềm lực khu KT-QP ngày càng vững chắc.

Chung sức cùng đồng bào vùng biên

 

Với chức năng là đội quân chiến đấu, công tác và lao động sản xuất, thời gian qua, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 356, Quân khu 2 đã giúp nhân dân trên địa bàn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; góp phần xây dựng thế trận và tiềm lực khu KT-QP ngày càng vững chắc.

Tháng truyền cảm hứng làm việc

 

Những ngày Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều người thường hỏi hoặc rủ rê nhau: Tết này đi lễ được nhiều chưa? Đi lễ hội chùa Hương, chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc, chùa Núi Bà Đen nhé?...

Quyết liệt từ hạ tầng giao thông

 

Những ngày đầu năm Quý Mão 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã liên tục đi thăm, kiểm tra các công trình, dự án giao thông trọng điểm ở nhiều địa phương trên cả nước, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 01/02


“Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hòm, có khoá, để phòng ngừa kẻ gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra. Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn”
Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bài: Phải giữ bí mật của nhà nước, đăng trên Báo Nhân dân, ngày 1/2/1956. Đây là giai đoạn mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc, và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc, thực dân vẫn đang tìm mọi cách để phá hoại cách mạng ViệtNam, trong đó có việc sử dụng tình báo để lấy cắp thông tin bí mật của Đảng, Nhà nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn khẳng định, những bí mật nhà nước về chính trị, kinh tế, quốc phòng… là tài sản quan trọng, có liên quan đến vận mệnh quốc gia, đến sự mất còn của dân tộc và bảo vệ bí mật Nhà nước là trách nhiệm của mọi công dân. Do đó, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người phải cẩn thận trong tất cả các công việc, từ việc nhỏ đến việc lớn, đặc biệt là những việc liên quan đến bí mật của Nhà nước. Có như vậy, mới làm địch không thể đánh cắp được các văn kiện bí mật của ta và đó cũng là một cách để bảo vệ thành quả cách mạng, để giữ nước.
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp cho mỗi người Việt Nam yêu nước nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và sự ngăn nắp trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Dù làm việc gì cũng phải chu đáo cẩn thận, những việc liên quan đến lợi ích của quốc gia, dân tộc thì càng phải cẩn thận, chu đáo, tỷ mỉ hơn.
Lời dạy trên của Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng đối với quân đội nhân dân ViệtNam. Thực hiện lời dạy của Người, mỗi quân nhân, mỗi cơ quan đơn vị đã và đang làm tốt công tác phòng gian, giữ bí mật, bảo đảm an toàn tuyệt đối bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Trong tình hình hiện nay, trước sự phát triển của công nghệ thông tin, nguy cơ bị lộ, lọt hoặc bị đánh cắp bí mật quân sự, bí mật quốc gia càng trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước, quân đội về bảo mật thông tin, ngăn chặn việc lộ, lọt thông tin, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng mọi lúc, mọi nơi, không để cho kẻ địch có cơ hội lấy cắp những thông tin của cá nhân, của đơn vị, của quân đội và Nhà nước. Mặt khác, cần xử lý nghiêm mọi hành vi vì lợi ích cá nhân mà cố tình cung cấp bí mật quân sự cho đối phương./.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'TƯ TƯỞNG Há CHÍ MINH MÃI MÃI SOI SÁNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM'