Theo
Ban Tôn giáo Chính phủ, Nhà nước ta hiện đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động
cho 39 tổ chức tôn giáo, một pháp môn tu hành, với trên 24 triệu tín đồ (chiếm 27%
dân số). Cả nước có gần 53 nghìn chức sắc, 134 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở
thờ tự... Tuy, mỗi tôn giáo có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng
đều chung một định hướng sống “Tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó với đất nước. Các tổ
chức tôn giáo, các vị chức sắc, chức việc luôn tích cực hưởng ứng các phong
trào thi đua yêu nước; hăng hái tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế-xã
hội; thực hiện tốt các hoạt động thiện nguyện, đóng góp thiết thực vào việc xoá
đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội; góp phần bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội ở vùng đồng bào tôn giáo.
Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động thuần túy tôn giáo, tuân
thủ pháp luật thì các “Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Minh”, nhóm mạo xưng “Giáo hội Phật
giáo Việt Nam thống nhất”, một số “hiện tượng tôn giáo mới”, “đạo lạ”... lại có nhiều hoạt động gây rối làm mất
an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chúng hoạt động
với nhiều thủ đoạn khác nhau: Lợi
dụng
sự hiểu biết còn hạn chế của đồng bào dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền tư tưởng
ly khai, chống đối chính trị; linh hoạt thay đổi phương thức hoạt động chống
phá mới. Các thế lực thù địch, lợi dụng các phương tiện thông tin truyền thông
nhằm tuyên truyền, phá hoại tư tưởng; kích động tư tưởng ly khai, tự trị trong
dân tộc thiểu số, thúc đẩy xu hướng cực đoan chống đối trong các tôn giáo. Hướng
dẫn, chỉ đạo, tài trợ, khuyến khích các hoạt động truyền đạo trái pháp luật lên
các vùng dân tộc thiểu số; đòi tự do hoạt động tôn giáo, tranh giành ảnh hưởng
trong các vùng dân tộc thiểu số. Tạo “điểm nóng” phức tạp trong tôn giáo, dân tộc;
kích động gây rối an ninh trật tự và tạo cớ cho các thế lực thù địch, phản động
bên ngoài vu cáo, xuyên tạc, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
Tạo “điểm
nóng” phức tạp trong tôn giáo, dân tộc; kích động gây rối an ninh trật tự và
tạo cớ cho các thế lực thù địch, phản động bên ngoài vu cáo, xuyên tạc, can
thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Đây là hoạt động phổ biến nhằm đưa
quần chúng tín đồ ra đối đầu với chính quyền, tạo dư luận, gây sức ép đòi chính
quyền phải “tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, đòi “công bằng, dân chủ,
nhân quyền” cho người dân tộc. Với các luận điệu “đuổi người Kinh, đòi lại đất
cho người dân tộc”, lập “nhà nước, vương quốc” riêng của người dân tộc; đòi lại
cơ sở vật chất, đất đai của tôn giáo do lịch sử để lại; không chấp hành, coi
thường, lấn lướt, phủ định pháp luật hiện hành. Các đối tượng chống đối cực
đoan trong dân tộc, tôn giáo đã mê hoặc, lôi kéo tín đồ tham gia các hoạt động
lấn chiếm đất trái pháp luật, xây dựng công trình tôn giáo không xin phép, lấy
cớ bảo vệ đất đai của người dân tộc, tôn giáo để kích động lôi kéo quần chúng
tín đồ tham gia gây rối an ninh trật tự, chống chính quyền. Điển hình: Vụ tụ
tập đông người do bọn phản động “Người H’Mông yêu người H’Mông” tổ chức gây rối
an ninh, trật tự ở Mường Nhé (Điện Biên) tháng 5/2011. Gần đây, trong các ngày
từ 10-14/02/2017, Linh mục Nguyễn Đình Thục (Giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã bất chấp luật pháp và điều răn của Chúa, xúi
bẩy, lôi kéo, ép buộc giáo dân đi khiếu kiện đông người, đặc biệt là cuộc di
chuyển (từ Nghệ An sang Hà Tĩnh) có toan tính chính trị, gây ách tắc giao
thông, thách thức và vu cáo chính quyền. Linh mục Đinh Hữu Thoại (Giáo xứ Tiên
Phước, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), Mục sư Đinh Ủy (huyện Minh Long, tỉnh
Quảng Ngãi) và 27 đối tượng thuộc Hội đồng Liên tôn Việt Nam đã đồng loạt ký
tên vào cái gọi là “Tuyên bố về đàn áp giáo dân Giáo xứ Song Ngọc, Nghệ An” và
kêu gọi biểu tình lớn vì môi trường trên phạm vi cả nước vào thứ bẩy, chủ nhật
hàng tuần. Tiếp đó, ngày 03 và 04/4/2017, một bộ phận người dân, chủ yếu là
giáo dân trên địa bàn huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh bị các đối tượng xấu lôi kéo, kích
động tham gia tụ tập đông người, biểu tình; treo băng rôn có nội dung kích
động, lãng mạ cán bộ UBND huyện Lộc Hà, vu khống lực lượng chức năng, xuyên tạc
chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong ngày 29 và
30/4/2017, Linh mục Ðặng Hữu Nam đã có những buổi rao giảng với những ngôn từ
phủ nhận ý nghĩa của Chiến thắng lịch sử Mùa xuân 1975, đánh đồng sự hy sinh
anh dũng của các anh hùng liệt sĩ đã hiến dâng cả mạng sống của mình vì nền độc
lập, tự do của dân tộc với cái chết của những kẻ theo giặc...
Như
vậy, có thể thấy, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá ta, nhất
là tạo các “điểm nóng” phức tạp của các thế lực ngày càng gia tăng, với nhiều
thủ đoạn thâm độc, tinh vi và khó lường. Vì vậy, chủ động đấu tranh với âm mưu
của các thế lực thù địch là nhiệm vụ cấp thiết, cần được tiến hành đồng bộ bằng
nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng:
-
Thường xuyên, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt quan điểm,
chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước;
-
Không ngừng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định
chính trị - xã hội;
-
Trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, luôn chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc, tôn giáo ở vùng sâu,
xa; - Phát huy vai trò, nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là thôn, bản, khu phố, phường,
xã;
-
Tích cực, chủ động đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, làm thất bại mọi
âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng của các
thế lực thù địch;
-
Đánh giá kỹ mọi tiềm ẩn về tranh chấp, bất bình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng đồng bào theo đạo, triệt tiêu mọi mầm mống tạo thành “điểm nóng” và kịp
thời giải quyết khi xảy ra “điểm nóng”.
Có
thể thấy, vấn đề dân tộc, tôn giáo là rất quan trọng, nhưng cũng rất nhạy cảm,
dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá; do đó, cần nắm chắc các biểu
hiện hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá ta, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện đồng bộ giải pháp nêu trên góp phần làm thất
bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét