Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt .

Luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội và công an luôn là chủ đề được các thế lực thù địch và “diễn biến hòa bình” xác định là một nội dung trọng tâm để chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với những nội dung xuyên tạc và những thủ đoạn xảo quyệt cần phải được vạch trần. . Trong thời gian qua, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào bản Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, nhiều cá nhân, tổ chức, đối tượng thù địch trong và ngoài nước đã đưa ra những ý kiến, quan điểm sai trái, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc như: góp ý đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi bỏ Điều 4 của Hiến pháp năm 2013, đòi Việt Nam thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng; đòi tam quyền phân lập; đòi tư hữu hóa đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên; hơn thế nữa, họ đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân,… Trong đó luận điệu “phi chính trị hóa” quân đội và công an được chúng xác định là một nội dung trọng tâm để chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những người ủng hộ quan điểm này còn cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có kinh nghiệm lãnh đạo đất nước trong chiến tranh, không có kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước trong thời bình; và rằng: Đảng đã “hoàn thành sứ mệnh cao cả”, nay nên trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho “lực lượng dân chủ cấp tiến”. Thực hiện nội dung cơ bản này, các thế lực thù địch dùng nhiều ngón đòn và các chiêu bài khác nhau, với nhiều giọng điệu khác nhau, khi thì đứng hẳn về phía đối lập ra sức và trực diện chống phá, khi thì như là "người trong cuộc” thể hiện "thiện chí khách quan” tham gia góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, họ cố gắng lôi kéo, tìm kiếm, "khuyên nhủ” Đảng, Nhà nước ta nên thế này, thế khác. Sự thật, từ những năm 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn thực hiện âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, họ thừa biết rằng đây là lực lượng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; bởi vậy các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để vô hiệu hóa các lực lượng vũ trang nhân dân. Và đây cũng là một thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm tước bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có quân đội nhân dân và qông an nhân dân; làm cho lực lượng vũ trang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới làm cho lực lượng vũ trang bị vô hiệu hóa. Với thủ đoạn “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch không có gì khác là muốn làm cho lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ trang của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản bội lại lợi ích của Đảng, của Nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp tư sản. Để thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, chúng tập trung phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; đỏi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phủ nhận học thuyết Mác-Lê-nin về giai cấp và đấu tranh giai cấp, xuyên tạc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về quân sự, quốc phòng, an ninh, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Chúng rêu rao: “quân đội và công an phải là một lực lượng trung lập”; rằng: “quân đội phải đứng ngoài chính trị”. Tuy nhiên, thực tiễn khẳng định: không có một quân đội nào là "đứng ngoài chính trị", là "trung lập". Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quân đội các nước tư bản đều cho thấy, giai cấp tư sản không hề coi nhẹ quân đội, trái lại, rất coi trọng xây dựng nhân tố chính trị-tinh thần cho lực lượng vũ trang của họ. Vấn đề này, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, khi nói về “lực lượng vũ trang cách mạng”, V.I. Lê-nin đã bóc trần luận điệu lừa bịp đó của giai cấp tư sản: “Không lôi kéo quân đội vào chính trị, đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản... Bọn này trong thực tế bao giờ cũng lôi kéo quân đội vào chính trị phản động”[1]; mà cái “chính trị phản động” đó là để bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của giai cấp tư sản..... Thực tiễn cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô tuyên bố xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên xô), chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị của chủ nghĩa Mác- Lênin và sau đó là chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với lực lượng vũ trang, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991. Với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”; đòi “phi chính trị hóa “lực lượng vũ trang, đòi bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản với nhà nước, xã hội và quân đội. Các thế lực thù địch với luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp cũng đã từng thành công trong việc lật đổ chính quyền, chuyển hóa chế độ chính trị ở một số nước Bắc Phi-Trung Đông mang tên “Mùa xuân Arập” như đảo chính quân sự ở Ai Cập, nội chiến ở Xyri, bạo lực và khủng bố ở Tuynidi, Libi, Irắc, điều chỉnh chính sách của Iran, xung đột vũ trang giữa Ixraen và Palextin, và gần đây là ở Ukraina,.….và một số vương triều khác ở khu vực Vùng Vịnh là những nét điển hình trong bức tranh “cách mạng sắc màu” hiện nay. Tất nhiên, sự sụp đổ chế độ ở các nước này còn có những nguyên nhân nội tại khác, nhưng không thể phủ nhận có sự nhúng tay chống phá của các thế lực thù địch. Đối với nước ta hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục vận dụng “bài học kinh nghiệm” đó. Phải chăng là thủ đoạn thực hiện tinh vi hơn, hình thức đa dạng và khó lường hơn, tính chất nguy hiểm hơn, với ảo tưởng sẽ có được một kết quả tương tự. Với những âm mưu thâm độc! Chỉ có điều Việt Nam hoàn toàn khác, mà họ đang cố tìm cách xâm nhập. Mặc dù vậy, họ không dễ dàng từ bỏ âm mưu; trái lại, bằng mọi thủ đoạn, họ đã và đang thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Nhưng họ có đạt được mục tiêu đó không, nhân tố quyết định không thuộc về những kẻ phản bội đất nước mà do ta. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng, của dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó “máu thịt” với Đảng, với nhân dân. Mối quan hệ đó được tôi luyện bằng máu và nước mắt qua mấy chục năm chống kẻ thù xâm lược trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, bất cứ thế lực nào, dù mạnh và hiểm độc đến đâu cũng không thể chia rẽ được lực lượng vũ trang nhân dân với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là điều tất yếu, đã, đang và sẽ tiếp tục được khẳng định. Là con đẻ của một dân tộc và nhân dân anh hùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, mầm mống lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân ra đời và phát triển từ những đội tự vệ Công nông đầu tiên trên vùng căn cứ cách mạng Cao Bắc Lạng, nhằm chiến đấu chống quân thù khủng bố, đàn áp, bảo vệ quần chúng và phong trào cách mạng, bảo vệ chính quyền cách mạng và làm công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào các dân tộc Việt Bắc, Tây Bắc. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội bằng bạo lực vũ trang. Lực lượng vũ trang nhân dân không có mục tiêu chiến đấu nào khác là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân lao động. Đó cũng là mục tiêu chính trị cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lực lượng vũ trang cách mạng không chỉ mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân mà còn mang đầy đủ tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Bản chất của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thể hiện rõ nét ở sự thống nhất về tính đảng, tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc, được biểu hiện sinh động ở lý tưởng chiến đấu, cơ sở chính trị-xã hội, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy và chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang. Lòng trung thành của lực lượng vũ trang nhân dân đối với Đảng, bảo vệ Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang được toàn dân thừa nhận, thực tiễn cách mạng khẳng định, các văn kiện của Đảng thể hiện và điều đó được thừa nhận là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng điểm này để xuyên tạc, kích động, chống phá Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, thì việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng là rất cần thiết, nhằm đảm bảo tính pháp lý về vai trò trách nhiệm của lực lượng vũ trang nhân dân nói chung của Quân đội nhân dân và Công an nhâ dân Việt Nam nói riêng; đồng thời, qua đó cho thấy sự phát triển tư duy mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Điều đó cũng lý giải cho việc tại sao các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách, bằng các hình thức che đậy, trá hình dưới dạng ý kiến “khách quan”, “tâm nguyện” để xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, xã hội và các lực lượng vũ trang nhân dân. Thậm chí, có ý kiến vì nhiều động cơ, mục đích không lành mạnh, đưa ra quan điểm đòi quân đội đứng ngoài chính trị, trung lập về chính trị. Những người đưa ra quan điểm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân thể hiện nhận thức “mơ hồ” về chính trị hoặc vì ý đồ cá nhân đã cố tình làm ngơ không hiểu bản chất giai cấp của lực lượng vũ trang nhân dân. Họ cho rằng “lực lượng vũ trang là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái hay một thể chế chính trị nào”. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch. Thực hiện vấn đề này, trước hết phải luôn giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam nói riêng; tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; không ngừng chăm lo xây dựng các tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện lệch lạc về chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang; tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 03CT/TW của Bộ chính trị khóa XI về: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó, xây dựng tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ hội nhập quốc tế, trước hết cần tập trung cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế, hệ thống chế định và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “phí chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân, đòi đa nguyên, đa đảng, coi việc xây dựng lực lượng vũ trang chỉ để dùng trong chiến tranh và lo đối phó với chiến tranh. Tư duy mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới đòi hỏi phải sử dụng hợp lý và phát huy tối ưu vai trò của lực lượng vũ trang trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diền biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống phức tạp có thể xảy ra, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang nhân dân luôn chủ động, sẵn sang đối phó thắng lợi với mọi tình huống. Thực hiện điều này cần có những quy định thật rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp lãnh đạo đối với các vấn đề tổ chức và hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân. Mặt khác, cần phát triển và vận hành thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả các yếu tố hợp thành cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang nhân dân. Đảng thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang thông qua hệ thống tổ chức Đảng, hệ thống chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và các tổ chức quần chúng ở cơ sở. Do đó, cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, chú trọng cấp ủy đảng ở cơ sở và cơ quan tham mưu chiến lược; tập trung nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, nhất là việc chấp hành nghị quyết và Điều lệ Đảng, chấp hành các nguyên tắc tổ chức và chế độ công tác, quy chế và quy trình làm việc trên các lĩnh vực hệ trọng, nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực. Xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết nội bộ, kém tính đảng, thiếu trách nhiệm trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Xây dựng các tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang cách mạng thực sự trong sạch vững mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, là hạt nhân lãnh đạo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân có số lượng và cơ cấu hợp lý, đồng bộ và chất lượng cao, làm nòng cốt trong tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và hoạt động của lực lượng vũ trang. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phòng giam giữ bí mật, xây dựng lực lượng gắn với địa bàn an toàn, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn xâm nhập, cài cắm, móc nối để phá hoại chính quyền ở cơ sở của các thế lực thù địch. Làm tốt công tác dân vận, tăng cường đoàn kết nội bộ, tích cực góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời xây dựng vững chắc nền tảng chính trị-xã hội của lực lượng vũ trang. Giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của lực lượng vũ trang, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có chiều sâu và độ vững chắc về đoàn kết, dân chủ, kỷ luật, kỷ cương trong lực lượng vũ trang. Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân, tiếp tục tăng cường và giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân dân là vấn đề chiến lược có tính kế thừa những bài học kinh nghiệm trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cần tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nói chung và lực lượng vũ trang nhân dân nói riêng./.

1 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng CSVN, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

    Trả lờiXóa