Để đảm
bảo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2021-2026 dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, bầu được những đại
biểu đủ tiêu chuẩn, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và thành công
tốt đẹp, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị phải tiến hành
đồng bộ nhiều biện pháp.
Dân chủ trong bầu cử hay cơ chế thực hành dân chủ trong bầu cử
thực chất đó chính là sự công khai, minh bạch. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu HĐND sắp tới, tính công khai, minh bạch được thể hiện rất rõ
trong trình tự các công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Công tác chuẩn bị nhân
sự bầu cử phải được đặc biệt chú trọng.
Các khâu, các bước hiệp thương, giới thiệu ứng cử viên và hoạt
động gặp gỡ, tiếp xúc giữa cử tri với người được giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp phải được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo dân chủ,
bình đẳng, đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chức năng, tạo
điều kiện thuận lợi để người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử trình
bày chương trình hành động của mình trước cử tri nếu trúng cử.
Để phòng, chống những luận điệu bóp méo, xuyên tạc về cuộc bầu
cử, xúc phạm đến quyền và nghĩa vụ công dân trong bầu cử, trước hết chúng ta
cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm cho nhân dân hiểu rõ về vị trí, vai
trò của Quốc hội và HĐND các cấp cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu
cử lần này.
Cùng với đó nhân dân, cử tri cả nước cần được quán triệt, phổ
biến kỹ các quy định của pháp luật, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân
trong công tác bầu cử và tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh. Người dân hiểu rõ, nhận thức đúng, đó là cơ sở để mỗi cử
tri tích cực, tự giác thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của
mình trong tham gia bầu cử. Song hành với công tác tuyên truyền, các cấp, các
ngành, các địa phương cần phát động phong trào thi đua yêu nước, thi đua quyết
thắng thiết thực lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Các lực lượng chức năng của từng địa phương, cơ quan, đơn vị cần
khẩn trương triển khai toàn diện các mặt công tác, có phương án bảo vệ cụ thể
nhằm bảo đảm môi trường thực sự an toàn để nhân dân, cử tri cả nước được tham
gia ứng cử, bầu cử một cách dân chủ, công khai, công bằng theo đúng quy định
của pháp luật.
Mặt khác trước luồng thông tin đa dạng trên không gian mạng hiện
nay, mỗi người dân cần nâng cao “sức đề kháng”, tỉnh táo khi tiếp cận thông
tin. Đặc biệt trước những thông tin trái chiều, cần thận trọng, kiểm tra lại độ
chính xác, tránh những hành động vội vàng, bộc phát gây mất an ninh trật tự,
ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND
các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Khi phát hiện thấy những thông tin “xấu, độc”, nói
xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách, pháp
luật cần báo ngay cho lực lượng chức năng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Đối với các đơn vị, lực lượng chức năng bằng các biện pháp nghiệp
vụ thường xuyên rà soát, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, kích động người dân gây rối an ninh trật tự
ảnh hưởng tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026.
Đặc biệt từ nay đến ngày chính thức diễn ra cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù
địch sẽ tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc và gia tăng các hoạt động chống phá.
Một việc làm hết sức quan trọng là chúng ta phải tỉnh táo nhận diện, chủ động
và kiên quyết đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá thâm độc,
nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa