THAM GIA BẦU CỬ QUỐC
HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN LÀ LÀ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN Ý CHÍ, NGUYỆN VỌNG,
QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ra sau 35 năm thực hiện đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố gây bất ổn đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Trước tình hình đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải ra sức phấn đấu, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đặt ra.
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -
2026 đang được tiến hành rất khẩn trương. Tuy nhiên, trước thềm bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026,
các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đã
và đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá cuộc bầu cử với tính chất hết sức
quyết liệt, manh động. Thông qua việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những luận
điệu sai trái, thiếu trung thực, phiến diện, quy chụp với mục đích hướng lái dư
luận theo hướng tiêu cực, gieo rắc nhận thức lệch lạc, sai lầm liên quan đến
hoạt động bầu cử ở nước ta. Trong đó, có quan điểm cho rằng: bầu cử đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ là nghĩa vụ chứ không phải quyền lợi, dân
chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự. Đây
là một quan điểm sai trái, xuyên tạc, thiếu chính xác của các thế lực thù địch,
các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đối với công tác bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -
2026 ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện mưu
đồ chính trị của chúng.
Ở VIỆT NAM, QUYỀN BẦU CỬ VÀ
ỨNG CỬ LÀ MỘT TRONG NHỮNG QUYỀN CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Bầu cử là việc đưa ra quyết định của công dân hoặc của thành viên một tổ chức để chọn ra các cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền, thuộc ban lãnh đạo của một tổ chức, cơ quan đơn vị nào đó. Đây là cơ chế phổ biến được các nền dân chủ hiện áp dụng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, đôi khi cả ở bộ máy hành pháp, tư pháp và ở chính quyền địa phương. Bầu cử là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước. Bên cạnh đó, thông qua bầu cử giúp người dân có điều kiện thể hiện quyền "làm chủ" của mình, nhất là trong việc lựa chọn ra những người đại diện cho tiếng nói, cho lợi ích của mình. Trong bất kỳ một thể chế chính trị nào, để Nhà nước có quyền hợp pháp, thực sự là Nhà nước "của dân, do dân, vì dân" thì phải có được sự đồng thuận của người dân.
Thông báo Kết luận số 174-TB/TW ngày 08/6/2020 của Bộ Chính trị về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 nêu rõ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải là những người trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngoài tiêu chuẩn chung, Hướng dẫn số 36-HD/BCHTW, ngày 20/01/2021 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách. Ở Việt Nam, quyền bầu cử và ứng cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân và được quy định cụ thể tại Điều 18 Hiến pháp năm 1946: "Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái, trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử", và tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp năm 1959 (Điều 23), Hiến pháp năm 1980 (Điều 57), Hiến pháp năm 1992 (Điều 54). Hiến pháp năm 2013 và quyền của công dân luôn gắn liền với nghĩa vụ của công dân. Trong đó, Điều 15, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân", Điều 21 cũng quy định: "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân...". Theo Điều 2 Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 quy định: "Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này". Đồng thời, Khoản 5, Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp năm 2015 quy định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp".
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cuộc bầu cử được
tiến hành dựa trên hệ thống thiết chế pháp luật rất vững chắc như: Hiến pháp
năm 2013, Luật Tổ chức quốc hội năm 2014, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân năm 2015… Điều này có nghĩa là các quyền, nghĩa vụ của công dân,
của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, chức năng nhiệm vụ của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước, các quy trình tổ chức đều được xây dựng một cách
chặt chẽ, khoa học, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân cũng như phù
hợp với xu thế phát triển của thế giới.Bên cạnh đó, tiếp thu tinh thần chỉ đạo
của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hướng dẫn số 36-HD/BCHTW ngày 20/01/2021 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn thiện thêm nội dung về quy trình nhân sự
theo hướng việc giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp năm 2015; quy trình thủ tục, hồ sơ cụ thể thực hiện theo
quy định của Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy có thể thấy, trong
quy trình lựa chọn, sự tín nhiệm của cử tri là thước đo rất quan trọng về tiểu
chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó,
tại Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ lần này, trong quá trình lựa
chọn, sàng lọc, đặc biệt quan tâm đến yếu tố tín nhiệm. Nếu ở địa bàn, ở nơi
công tác nếu cá nhân đó không được tín nhiệm thì bước đầu tiên sẽ không đưa vào
giới thiệu nhân sự bầu cử. Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác cũng quy định về
quyền, nghĩa vụ của công dân, cũng như tiêu chuẩn về nhân sự bầu của đại biểu
Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Việt Nam không hạn chế quyền ứng cử tự do
của công dân, nếu họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định và được quần
chúng nhân dân tín nhiệm. Bên cạnh đó, việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 không chỉ là
quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân; bản thân mỗi cử tri có vai trò
quyết định trong việc lựa chọn cho mình những người đại diện xứng đáng nhất để
thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, dân
tộc.
THAM GIA BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN LÀ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN Ý CHÍ, NGUYỆN VỌNG, QUYỀN LÀM CHỦ CỦA
NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Trong quá trình lịch sử, các cuộc bầu cử dân chủ luôn là hoạt động tiêu biểu, quan trọng nhất trong các hoạt động dân chủ trực tiếp của người dân. Thông qua các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền công dân, quyền "làm chủ" của dân được thể hiện đúng với bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nói cách khác, tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chính là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước nói chung và cơ quan đại diện - cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương tới địa phương ở nước ta nói riêng. Tham gia bầu cử chính là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng cho ý chí, nguyện vọng là quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Trong lịch sử đất nước ta, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945), cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 06/01/1946 được tổ chức thành công là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam trong điều kiện đất nước vô cùng khó khăn của "thù trong, giặc ngoài", tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hết sức khó khăn. Do đó, cuộc Tổng tuyển cử này không chỉ là một cuộc vận động chính trị thông thường mà thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp vô cùng gay go, phức tạp. Tuy nhiên, đại đa số người dân tham gia bầu cử luôn xúc động và tự hào vì "... ngày mai mà một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ra bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình..."[1]. Trong quá trình vận động và phát triển, tính dân chủ trong bầu cử và ứng cử ngày càng được mở rộng và quy trình bầu cử cũng như lựa chọn nhân sự ngày càng chặt chẽ và khoa học. Mặc dù, vẫn còn một số ít những tồn tại, hạn chế nhưng phải khẳng định một điều rằng chất lượng đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân ngày càng được nâng cao. Điều này được minh chứng trên diễn đàn của Quốc hội, của Hội đồng nhân dâncác cấp ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tiếng nói đại diện cho quyền lực nhân dân trong hoạt động kiểm tra giám sát của các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, trong các phát biểu, kiến nghị, góp ý và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, trong giải quyết những vấn đề mà cử tri, nhân dân cả nước quan tâm. Để đạt được những thành tựu trên, một trong những yếu tố quyết định và không thể không nói đến đó là tinh thần, trách nhiệm của mỗi người dân ngày càng được nâng cao thông qua việc lựa chọn những người đại diện xứng đáng nhất để thay mặt quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, dân tộc.
Trải qua nhiều kỳ bầu cử đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp, người dân đã ý thức được quyền và nghĩa vụ
của mình nên đã tích cực thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu
bầu, tích cực tham gia vào cuộc bầu cử từ giai đoạn giới thiệu người ứng cử,
tham gia các Hội nghị cử tri để đóng góp ý kiến, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm
đối với người ứng cử đến giai đoạn bỏ phiếu bầu để ngày bầu cử đã thực sự trở
thành ngày hội, một dịp sinh hoạt chính trị của đồng bào, nhân dân cả nước.
Những vấn đề chưa phù hợp trong quy chế, quy định bầu cử đã tiếp tục được hoàn
thiện, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền lực của người dân được thực hiện tốt
hơn trên thực tế.
Bên cạnh đó, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
trong suốt quá trình bầu cử là một tất yếu nhằm lựa chọn được những người tiêu
biểu, xứng đáng nhất, có đủ các tiêu chuẩn theo quy định, không tham nhũng và
kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có năng lực, có điều kiện thực
thi nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đồng thời bảo
đảm cơ cấu và chất lượng, không vì cơ cấu mà giảm chất lượng. Đó là là cơ sở
pháp lý giúp cho việc hình thành các cơ quan nhà nước trong nhiệm kỳ mới, bảo
đảm tính liên thông, thống nhất với kết quả đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng.
Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá công tác
bầu cử, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính
trị đã xuyên tạc bản chất vấn đề, đưa ra những luận điệu sai trái, khi cho rằng
bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ
ý, nhân dân không có quyền thực sự. Những luận điệu xuyên tạc này của chúng
nhằm hướng lái dư luận, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc để hiện thực hóa
mục đích "cài cắm mầm mống dân chủ" vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân
các cấp với mưu đồ biến nghị trường thành diễn đàn để các đối tượng thực hiện
hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội - cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" trong nội bộ và thực hiện "chiến lược diễn biến hòa bình"
làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.
Trong lịch sử, có thể thấy chiêu bài
"đòi ghế" trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của các thế lực
thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị không phải là
vấn đề mới. Từ năm 1946, trong lần Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, tình hình thế
giới có nhiều diễn biến phức tạp, sau khi không phá hoại được Tổng tuyển cử,
Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội đã đòi 70 ghế trong
Quốc hội.
Mặc dù, một trong năm phương thức lãnh
đạo của Đảng là thông qua công tác cán bộ và vai trò tiên phong gương mẫu của
người đảng viên. Đối với những cơ quan dân cử, các cấp ủy đảng cần trực tiếp
xem xét, tập thể quyết định việc lựa chọn, đánh giá, giới thiệu những cán bộ
giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị
xã hội.
Trên thực tế, sau khi chỉ thị của Bộ
Chính trị được ban hành, hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử được tổ
chức để kịp thời quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai công tác bầu cử. Hội
đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội... ban hành nhiều văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử từ Trung ương đến địa phương. Các cấp
ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cũng
tiến hành khẩn trương, nghiêm túc các công việc chuẩn bị bầu cử và lãnh đạo,
chỉ đạo công tác bầu cử ở các cấp. Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập
theo đúng quy trình và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định.
Việc chuẩn bị nhân sự ứng cử đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, Đoàn Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và tổ chức các hội
nghị hiệp thương, hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với
người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thông qua
công tác cán bộ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Đảng sắp đặt nhân sự có
chủ ý, nhân dân không có quyền thực sự. Bởi vì, Đảng chỉ định hướng cơ cấu, số
lượng nhân sự và xây dựng bộ tiêu chuẩn đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định trong việc lựa
chọn người đại diện cho tiếng nói của mình thuộc về nhân dân, ngay từ khâu
chuẩn bị nhân sự thông qua việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú và
trực tiếp thông qua những lá phiếu cử tri trong quá trình bầu cử.
Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, có chức năng lập
pháp, quyết định những chủ trương, chính sách quan trọng của đất nước về đối
nội, đối ngoại và giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước; Hội đồng nhân
dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Do đó, thực hiện thành
công cuộc bầu cử sẽ thiết thực góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời củng
cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng
đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng
đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Những luận điệu của các thế lực thù địch,
phản động cho rằng: "Việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân chỉ là
nghĩa vụ chứ không phải là quyền lợi, dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ
ý, nhân dân không có quyền thực sự"... là hoàn toàn xuyên tạc, sai sự
thật, nhằm xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá chế độ,
chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam trước thềm bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026./.
Mỗi cử tri cần hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của bản thân cũng như ý nghĩa của mỗi lá phiếu để tích cực tham gia bầu cử
Trả lờiXóa