Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

“Chiến thắng 30-4-1975 – Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc”

Kết thúc một cuộc chiến tranh thường là có kẻ thắng, người thua. Nhưng riêng đối với Ngày 30-4-1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì “Đối với chúng ta, không có kẻ thua, người thắng mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta thắng Mỹ”. . Để hòa hợp những sự khác biệt cần chân thành và tạo niềm tin QĐND - Kết thúc một cuộc chiến tranh thường là có kẻ thắng, người thua. Nhưng riêng đối với Ngày 30-4-1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì như lời ông Trần Văn Trà (Thượng tướng Trần Văn Trà-PV) lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định nói với tướng Dương Văn Minh vào ngày 2-5-1975 tại dinh Độc Lập: “Đối với chúng ta, không có kẻ thua, người thắng mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta thắng Mỹ”. Ông Trần Văn Trà còn nói: “Mỗi người Việt Nam lúc này hãy thực hiện tốt chính sách hòa hợp dân tộc của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đem hết sức lực và trí tuệ của mình để góp phần xây dựng đất nước sau 30 năm chiến tranh tàn phá...”. Đáp lại, tướng Dương Văn Minh nói: “... Tôi vô cùng cảm kích và thật sự hân hoan vì đến 60 tuổi tôi mới được trở thành công dân của nước độc lập, tự do... Xin hứa với ngài và cách mạng, là công dân của nước Việt Nam độc lập, tôi sẽ góp công sức của mình vào việc xây dựng đất nước...”. Qua đó có thể thấy, đối với bất cứ một người Việt Nam nào thì những chữ “hòa bình, độc lập, thống nhất” là vô cùng thiêng liêng. Thực chất chiến thắng 30-4-1975 chỉ là một chiến thắng để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chính vì muốn được công nhận là một quốc gia và giữ vững sự thống nhất lãnh thổ mà tránh phải đổ máu nên chúng ta đã chấp nhận nhân nhượng tại Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, đồng ý là một quốc gia tự do nằm trong Liên hiệp Pháp. Nhưng vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình rất phức tạp, các nước lớn, các nước đế quốc đều có những tính toán của mình, họ muốn xâm chiếm, chia cắt đất nước ta, vì thế, buộc lòng ta phải cầm súng chiến đấu trong suốt 30 năm. Nếu ai đó nghĩ rằng chúng ta không cần kháng chiến, không cần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì đó là một suy nghĩ phi lịch sử và không tưởng. Chủ trương của Chính phủ ta sau Cách mạng Tháng Tám là muốn làm bạn với tất cả các nước, không muốn chiến tranh với ai. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ để bày tỏ ý muốn làm bạn, muốn hợp tác toàn diện. Thế nhưng, rất tiếc là những thiện chí đó đã không được đáp lại. Tôi cũng chắc chắn rằng, không có nguyên thủ quốc gia nào ra nước ngoài đến gần 5 tháng trời như chủ tịch Hồ Chí Minh hồi năm 1946 sang Pháp để tìm mọi cơ hội đối thoại hòa bình. Đầu năm 1993, khi sang thăm Việt Nam, đương kim Tổng thống Pháp lúc đó là ông Phrăng xoa-Mít- tơ-răng đã nói rằng rất tiếc vì năm 1946 đã không có ai thực sự đối thoại với Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm được giải pháp hòa bình cho hai dân tộc. Điều khoản tiến hành hiệp thương, Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước vào năm 1956 đã được ghi rất rõ trong Hiệp định Giơ-ne-vơ đã bị phía miền Nam cố tình lờ đi. Nhưng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở miền Bắc vẫn rất hy vọng vào một cuộc hiệp thương để thống nhất đất nước trong hòa bình. Năm 1958, khi khánh thành Sân vận động Hàng Đẫy, cơ quan thể thao miền Bắc đã gửi thư cho chính quyền miền Nam đề nghị miền Nam cử một đội bóng đá ra thi đấu hữu nghị. Đồng thời, miền Bắc sẵn sàng cử một đội đua xe đạp vào tham gia cuộc thi được tổ chức ở miền Nam. Các động thái này thể hiện tinh thần của miền Bắc là muốn đối thoại để hiệp thương thống nhất đất nước, hòa hợp dân tộc. Nhưng đáp lại những thiện chí ấy thì chính quyền miền Nam vẫn đáp lại bằng thái độ rất thù địch. Vì họ biết nếu hiệp thương tổng tuyển cử thì chắc chắn chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở miền Bắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu sẽ thắng cử, vì lòng dân miền Nam lúc đó luôn hướng ra Bắc. Chính quyền Ngô Đình Diệm lúc đó còn tuyên bố sẽ "Bắc tiến" bằng sức mạnh quân sự. Vì thế, có thể nói, phải tiến hành chiến tranh để thống nhất đất nước là điều không mong muốn nhưng chúng ta không còn cách nào khác. Trải qua 30 năm kháng chiến, điều quan trọng nhất là chúng ta đã hoàn thành được mơ ước là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Điều mà có những dân tộc như Triều Tiên cho đến ngày nay vẫn chưa thực hiện được. Dân tộc ta cũng phải chịu nhiều mất mát trong chiến tranh. Nhưng lịch sử đã xảy ra rồi, không thể thay đổi được. Cái cần là xây dựng tương lai. Chúng ta đã thống nhất đất nước được 40 năm. Điều quan trọng bây giờ là phải xóa bỏ được những khác biệt còn lại trong lòng những người mang dòng máu Việt Nam. Trong thời gian qua, nhìn chung người Việt Nam ở trong nước hay ngoài nước đã đoàn kết vì lợi ích của dân tộc, của đất nước, ví dụ như việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn hướng đến hòa hợp dân tộc, nhưng khi thực thi thì lại cần những chính sách cụ thể hơn, ví dụ như việc để Việt kiều mua nhà hay việc trọng dụng nhân tài Việt kiều… Muốn hòa hợp lòng người thì cần phải thực sự chân thành, phải xây dựng được niềm tin từ cả hai phía. Nếu những người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước đều đoàn kết vì mục tiêu chung thì chúng ta sẽ tạo thành sức mạnh quốc gia để đưa Việt Nam ta vươn lên mạnh mẽ hơn.

1 nhận xét:

  1. Chiến thắng 30/4/1975 đã mang lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc; nhưng để bảo vệ được thành quả đó mỗi người dân phải ra sức đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa