Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Chuyển biến mạnh mẽ từ nghị quyết của Đảng

Những người nêu ra các quan điểm trên có biết hay cố tình không biết: Đảng ta luôn kiên trì đường lối đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính trị và một trong những biểu hiện tập trung của đổi mới chính trị chính là hoàn thiện thể chế, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thông qua xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Một trong những hành động thể hiện rõ nét quyết tâm chính trị ấy là cách đây 11 năm, từ năm 2005, Đảng ta đã có Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Với 6 định hướng lớn, Nghị quyết số 48-NQ/TW đã xác định phải xây dựng toàn diện hệ thống pháp luật. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW mới đây, PGS, TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp nhận xét: Nghị quyết là văn kiện đầu tiên của Đảng chuyên sâu về công tác pháp luật. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, chúng ta đã có một chiến lược dài hạn 10 năm với những bước đi và giải pháp cơ bản, đồng bộ cho việc xây dựng và thi hành pháp luật, tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Giai đoạn 2005-2015 chứng kiến những thành tựu lớn trong hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội đã có pháp luật điều chỉnh. Chúng ta đã đi được 2/3 con đường và đang chuyển hướng mới từ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật sang giai đoạn hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật”. Là một chuyên gia nghiên cứu về lập pháp, GS, TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định: Sau 30 năm đổi mới, Quốc hội đã ban hành số lượng luật, pháp lệnh gấp 8 lần so với 41 năm trước đó (từ 2-9-1945 đến 30-2-1986, nước ta ban hành 63 luật, pháp lệnh; từ ngày 1-1-1987 đến ngày 30-12-2013, nước ta đã ban hành được 483 luật, pháp lệnh). Trong 10 năm gần đây (từ tháng 5-2005 đến tháng 6-2015), Quốc hội đã thông qua 238 luật và pháp lệnh (30 pháp lệnh, 208 luật). Đặc biệt, trong nhiệm kỳ khóa XIII, Quốc hội đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bảo đảm cơ sở hiến định cho việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Thành tựu từ công tác lập pháp những năm qua thực sự đã mở rộng dân chủ, tạo ra chuyển biến tích cực trong bộ máy công quyền. Xin được dẫn lời nhận xét của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Doãn Khánh: “Một số đạo luật có nội dung phức tạp như Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Tiếp công dân, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo... đã được ban hành trong giai đoạn gần đây, góp phần thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước theo hướng ngày càng năng động, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ và trách nhiệm trước nhân dân”. Đổi mới công tác lập pháp đã tạo luồng gió mới cho đổi mới chính trị. Có thể thấy rõ điều đó tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 hiện nay. Lần đầu tiên, nước ta có một hệ thống thiết chế pháp luật bầu cử hoàn thiện nhất trong lịch sử 70 năm của Quốc hội với: Bản Hiến pháp mới được sửa đổi năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015... Đây cũng là lần đầu tiên nước ta có Hội đồng Bầu cử quốc gia, một thiết chế độc lập góp phần hạn chế những bất cập trong cơ chế tổ chức, quản lý bầu cử. Những người phê phán Đảng ta “né tránh” Luật Biểu tình nên nghiên cứu Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị. Không ai khác, tại nghị quyết này, chính Đảng ta đề ra định hướng: “Xây dựng các đạo luật về lập hội, biểu tình nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm của công dân trong việc thực thi quyền dân chủ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc duy trì, bảo đảm kỷ cương, trật tự công cộng”. Trong định hướng trên đã nêu rõ, việc xây dựng các luật đó vừa nhằm xác định rõ “quyền, trách nhiệm của công dân”, vừa phải xác định rõ “quyền, trách nhiệm của Nhà nước” trong bảo đảm kỷ cương, trật tự công cộng. Với những đạo luật mới mẻ, có nội dung phức tạp đòi hỏi công tác chuẩn bị phải kỹ càng, thấu đáo nên việc chậm ban hành những luật này vừa qua là do trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo và đã được Quốc hội thừa nhận, đề ra biện pháp khắc phục trong khóa tới; hoàn toàn không liên quan đến một “định hướng” nào từ Đảng hay sự bảo thủ, phản bác của phía quân đội, công an như ai đó suy diễn.

1 nhận xét: