Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021
Giáo dục lịch sử để tăng cường ý thức bảo vệ Tổ quốc
Trong kháng chiến, việc dạy học lịch sử đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vậy thời bình, hết giặc rồi, có cần thiết phải chú trọng môn Lịch sử như trước không?
Đúng là chúng ta đang sống trong hòa bình nhưng hòa bình không phải là giá trị bền vững tuyệt đối. Nền hòa bình của nước ta vẫn luôn đứng trước nhiều nguy cơ. Ai cũng biết điều này, nên vẫn rất cần ưu tiên cho giáo dục lịch sử.
Thực tế hiện nay, việc dạy học môn Lịch sử ở bậc học phổ thông đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách so với trước kia vì ba lẽ sau đây:
Thứ nhất, do những quan điểm tuyên truyền phản động, xuyên tạc lịch sử nhằm bôi xấu, chống đối chế độ trong thực tế và qua internet. Nếu được trang bị kiến thức lịch sử đúng mức thì học sinh sẽ vững vàng hơn, có nhiều kiến thức để bác bỏ các quan điểm sai trái. Ngược lại, có thể phát sinh những hậu quả khôn lường.
Thứ hai, những tiêu cực của người lớn trong thực tế, qua các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận khiến học sinh ít nhiều giảm sút lòng tin.
Thứ ba, khó khăn nhất vẫn là nhiều học sinh không muốn học môn Lịch sử vì mục đích thực dụng, để tập trung cho những môn học có lợi cho các em về tương lai kinh tế. Điều này sẽ dẫn đến những tai hại cho tương lai đất nước. Do đó, rất cần Bộ Giáo dục và Đào tạo điều tiết. Giống như đứa trẻ trong gia đình chỉ ăn thịt mà không ăn rau, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Bộ nên điều tiết bằng cách xếp môn Lịch sử vào vị trí môn học bắt buộc, còn những nhược điểm về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học sẽ được giải quyết ở khu vực khác. Cần thiết phải làm thế vì nhà trường Việt Nam luôn chú trọng giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
Kinh nghiệm nước ngoài có nhiều, có nước không ưu tiên môn Lịch sử nhưng hầu hết các nước là ưu tiên. Trong trường phổ thông I-xra-en hiện nay, Lịch sử được xếp ngang hàng với môn Văn học, môn Kinh thánh và học sinh phải thi.
Cần chú trọng đặc điểm nước ta hiện nay để quyết định. Đất nước có hòa bình nhưng nguy cơ luôn tiềm ẩn, cần giáo dục lòng yêu nước, ý thức cảnh giác, bảo vệ Tổ quốc cho học sinh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa