Những chiêu trò chống phá bầu cử
chống phá bằng những chiêu trò bình cũ rượu cũ. Thực chất âm mưu chống phá của các thế lực phản cách mạng trước bầu cử là nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các phần tử này đã xác định bấy lâu nay.
Những chiêu trò cũ
Lợi dụng sự phát triển của Internet, nhất là mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia các hội, nhóm trá hình trên không gian mạng là chiêu trò không mới của các thế lực thù địch, phản động, phần tử chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước. Để thực hiện âm mưu đen tối của mình, các tổ chức phản động như: Việt Tân, Quỹ người Thượng, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Triều đại Việt… đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau, ra rả luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ… nhưng thực chất là để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Chiêu bài không mới nhưng nếu không nhận diện và cảnh giác, kịp thời đấu tranh, nhiều người sẽ trở thành những con mồi ngon của chúng.
Thời gian qua, Việt Tân đã cho lập mới hơn 300 tài khoản và nhiều diễn đàn kín, duy trì gần 1.000 tài khoản mạng xã hội, đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội để thổi phồng, phá hoại tư tưởng. Thực chất âm mưu của chúng là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh đó, chúng sử dụng thư điện tử phát tán các tài liệu phản động với tiêu đề: “Hiến pháp Việt Nam năm 2021”, “Giải trình Hiến pháp Việt Nam năm 2021”…, kích động số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong nước thành lập các hội, nhóm, lôi kéo người dân tham gia chống phá bầu cử, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự.
Một chiêu trò khác mà các tổ chức phản động thường sử dụng trước những cuộc bầu cử là hô hào, cổ vũ phong trào “ứng cử tự do”. Các ứng viên này như thế nào thì ai cũng có thể thấy rõ, toàn những đối tượng coi việc “tự ứng cử” là một trò kiếm cơm mới để hành nghề “dân chủ”. Đối tượng nào có hoạt động chống phá càng quyết liệt thì càng “nổi”, dễ dàng nhận được các “giải thưởng nhân quyền”, kêu gọi sự chống lưng, giúp sức của các tổ chức bên ngoài và kèm theo đó là tiền hỗ trợ cho hoạt động chống đối của các tổ chức này. Có thể thấy rõ bản chất của những “nhà dân chủ” này là khi bị loại thì lấy cớ để xuyên tạc công tác bầu cử, chê bai, công kích thể chế, công kích Đảng, công kích Nhà nước rồi đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”. Đến đây thì ai cũng biết mục đích cuối cùng của bọn chúng là để tiến hành chống phá về mặt chính trị, hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Nhận diện và đấu tranh
Thời điểm này, việc tiếp nhận hồ sơ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đã hoàn tất. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND đều theo đúng quy trình, quy định; có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, diễn ra dân chủ, bình đẳng, đúng trình tự pháp luật. Thực tế cho thấy, chúng ta càng làm tốt, các thế lực thù địch, phản động càng điên cuồng chống phá. Nhưng rõ ràng, những phát tán, rêu rao của những đối tượng “dân chủ mạng” chỉ có thể đánh lừa người nhẹ dạ cả tin, chứ không thể qua mặt được những người dân Việt Nam luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Bởi, trong khi các “nhà dân chủ” ra sức chống đối, xuyên tạc về tình hình Việt Nam thì hơn ai hết, người dân đều thấy rõ sự thật không phải như vậy. Thành công của việc khống chế dịch bệnh Covid-19 là minh chứng khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng của cả hệ thống chính trị. Hơn nữa, điều này còn thể hiện sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước, tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam, qua đó góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý nhà nước và khẳng định tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta, hệ thống chính trị của nước ta. Việc Moody’s (Tổ chức xếp hạng tín nhiệm) mới đây đã nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức Tích cực (tăng hai bậc) là chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch Covid-19 . Đây cũng là sự ghi nhận đối với Việt Nam trong điều hành chính sách vĩ mô hiệu quả, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc kiểm soát thành công dịch Covid-19, đưa nền kinh tế phục hồi trở lại đạt những thành quả hết sức tích cực. Uy tín của Việt Nam đã được quốc tế công nhận. Thế nhưng, với những “nhà dân chủ”, họ đã làm được những gì ngoài việc ra sức xuyên tạc, bóp méo về tình hình kinh tế của Việt Nam, vì mục đích gì thì ai cũng rõ!
Chính vì thế, hơn ai hết, mỗi người dân cần phải sáng suốt nhìn nhận bản chất của những thế lực thù địch, của những đối tượng phản động, nhận diện được mưu đồ của chúng để đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Sự đồng thuận, đồng lòng, ủng hộ của mỗi người dân chính là sức mạnh to lớn để Đảng ta vững vàng chèo lái, dẫn dắt đất nước vượt qua khó khăn. Đất nước ổn định, kinh tế phát triển là điều mà ai cũng mong muốn, chỉ có những kẻ thù địch, phản động mới muốn chia rẽ, chống phá hòng thực hiện mưu đồ đen tối của chúng.
Những gì mà chúng ta đang làm, được cả thế giới ghi nhận là câu trả lời đanh thép cho những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật. Nhìn từ bài học của Myanmar, chúng ta cần tỉnh táo trước chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” của các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Việt Nam hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cùng với lòng yêu nước, sự đoàn kết đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta tin tưởng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
PVV (st)
Mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng.
Trả lờiXóa