Báo chí và dư luận mới đây đưa ra cảnh báo về phòng trào chống phá bầu cử với khẩu hiệu “không biết, không bầu” đang được mấy nhóm phản động lưu vong, cơ hội chính trị bất mãn trong nước cổ súy trên mạng xã hội. Đây là chiêu thức cũ, vẫn lấy mô hình bầu cử từ những câu chuyện “dân chủ phương tây” để so sánh, đả phá và hô hào tẩy chay bầu cử ở Việt Nam.
Cuối tháng 2-2021, Nguyễn Đình Cống, một nhân vật “trở cờ” ở Hà
Nội, kẻ tuyên bố ứng cử Đại biểu Quốc hội vừa qua và cũng vừa bị thất bại trong
cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, đã viết trên Facebook cá
nhân về cái gọi là “không biết không bầu”. Ông ta khẳng định, việc các cơ quan
trung ương giới thiệu nhân sự bầu đại biểu Quốc hội về các địa phương để ứng cử
là một biểu hiện của “Đảng cử, dân bầu”. Thế nên, việc cử tri bầu những người
này chỉ là hình thức. Họ không đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cử
tri mà chỉ bảo vệ lợi ích cho Đảng, nhằm “đàn áp” nhân dân. Qua những lời ngụy
biện trên, nhân vật này đã lợi dụng tính lan tỏa của mạng xã hội, kêu gọi cử
tri thực hiện cái gọi là “không biết không bầu” trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tổ chức vào
ngày 23-5-2021.
Phụ họa cho luận điệu trên, xuất hiện một dạng tờ rơi hỏi và trả
lời được chia sẻ với tốc độ cao. Tại đây, đối tượng đưa ra các câu hỏi như: Đã
từng thấy người nào diễn thuyết, kêu gọi bỏ phiếu cho họ chưa? ai là người đại
diện cho quyền, lợi ích của bạn? đã có đại biểu Quốc hội nào đứng ra bảo vệ
quyền lợi cho bạn chưa…? Trả lời cho các câu hỏi trên là những từ “chưa từng
thấy”, “chưa có” và đặc biệt là đi đến khẳng định nếu ứng cử viên bầu đại biểu
Quốc hội có đề án nhưng không diễn thuyết thì không thể đại diện cho cử tri và
thống nhất là không bầu.
Phong trào kêu gọi “không biết không bầu” là rất thâm hiểm. Nó
không chỉ cổ vũ cho chủ nghĩa tự do tùy tiện và chủ nghĩa dân túy vốn đang là
ác mộng của nhiều nước trên thế giới. Mục đích là để tẩy chay vai trò lãnh đạo
của Đảng với cách mạng Việt Nam, xóa bỏ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Bàn về bản chất phong
trào này cho ta thấy:
Thứ nhất, mưu đồ của những kẻ khởi xướng phong trào này nhằm đề
cao những kẻ cơ hội, chống phá đang “tự ứng cử” trên mạng xã hội, hạ thấp ứng
cử viên mà chúng xuyên tạc là “đảng cử”. Nhìn vào quá trình phát sinh phong
trào này sẽ thấy rõ âm mưu đen tối của những kẻ khởi xướng
Từ năm 2016, để phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, nhóm
Nguyễn Quang A, Chu Hảo và Phạm Thị Đoan Trang cùng băng đảng VOICE đã liên
minh vạch ra kế hoạch chống phá bầu cử theo hai hướng: một mặt thì phát động
phong trào tự ứng cử ĐBQH trong đám chống đối và đẩy mạnh truyền thông quảng
bá, ca tụng cho những kẻ ‘tự ứng cử”, còn mặt khác hô hào phong trào “không
biết không bầu” trên toàn bộ các trang tin của họ. Năm nay, cùng với sự suy yếu
của trào lưu ứng cử ĐBQH và mất đi các cánh tay truyền thông đắc lực như Phạm
Đoan Trang nên trào lưu này yếu ớt hơn hẳn.
Thứ hai, mưu đồ kích động người dân tự mình tước bỏ quyền công
dân thiêng liêng
Việc đưa ra và tuyên truyền, cổ xúy cho phong trào tự phát
“không biết không bầu” là đi ngược lại với quy định của Hiến pháp và Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Điều 2 của luật này quy định tuổi bầu cử
và tuổi ứng cử như sau: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp”. Thế nên,
nếu thực hiện phong trào tự phát “không biết không bầu” thì tự mình đã đánh mất
quyền công dân, quyền cử tri mà pháp luật đã quy định.
Nhìn lại lịch sử, từ năm 1946 trở về trước, dưới chế độ thuộc
địa nửa phong kiến, công dân Việt Nam chưa khi nào được hưởng quyền tự do, dân
chủ đúng nghĩa; chưa ai được cầm trong tay phiếu bầu để bầu ra người đại diện
để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của mình. Có thể nói, cùng với
việc khai sinh, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2-9-1945) thì cuộc Tổng
tuyển cử đầu tiên (bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa I) diễn ra tại các tỉnh, thành
phố trong cả nước vào ngày 6-1-1946, theo lối phổ thông đầu phiếu và lựa chọn
ra 333 đại biểu cho Quốc hội là một bước tiến và dấu ấn lịch sử, thể hiện ý chí
khát vọng độc lập, tự do và quyền làm chủ của toàn dân tộc. Từ đó đến nay, việc
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đã khẳng định quyền công dân đáng tự
hào nhất trong đất nước độc lập, chủ quyền toàn vẹn. Các quy định trong bầu cử
cũng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, được luật hóa để sao cho phát huy
quyền làm chủ của công dân, cử tri được cao nhất; bảo đảm bầu cử an toàn, thống
nhất và hiệu quả. Vậy nên, nếu thực hiện phong trào tự phát “không biết không
bầu” thì khác nào “lấy đá ghè chân mình”, tự tước đi quyền, lợi ích của chính
công dân và của chính cử tri.
Thứ ba, mưu đồ cổ súy cho tư tưởng dân chủ cực đoan, vô lối, chủ
nghĩa dân túy hòng khiến cho nhiều người lầm tưởng và hiểu sai lệch chế độ
chính trị ở Việt Nam.
Thực tế, ở các nước phương Tây, việc bầu nghị viện và bầu ra nhà
lãnh đạo đất nước được tiến hành khá cởi mở. Các ứng cử viên tự do xây dựng đề
án, tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động tranh cử để cử tri lựa chọn.
Tuy nhiên, hiện nay việc này đã xuất hiện những “gót chân Asin” mang biểu hiện
lợi ích cục bộ, thao túng chính trị, tranh giành cử tri bằng mọi giá, triệt hạ
đối thủ bằng mọi cách, gây bất bình giữa các tầng lớp trong xã hội. Những bất
ổn, náo loạn, đổ máu… xung quanh bầu cử lãnh đạo cấp cao của một số quốc gia
ngày càng cho thấy những bất đồng, phân biệt về quyền làm chủ của công dân giữa
các tầng lớp khác nhau trong xã hội là rất khó có thể điều hòa. Những người cổ
vũ tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ trong lúc này chẳng những thiếu hiểu
biết, mà còn rắp tâm phá hoại đất nước.
Thứ tư, mưu đồ tạo ra cái cớ để các thế lực thù địch và những kẻ
cơ hội, chống đối phá hoại sự ổn định chính trị, ổn định xã hội ở Việt Nam, hạ
thấp vai trò, uy tín của Đảng, Chính phủ Việt Nam với bạn bè quốc tế và đối
tác, ngăn các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Đây cũng chính là một trong
những căn nguyên có thể cướp đi việc làm, thu nhập của người lao động trong xã
hội và đặc biệt làm giảm động lực tinh thần hướng tới mục tiêu xây dựng Việt
Nam hùng cường…
Khách quan mà nói, nhìn vào “thực lực” những kẻ cơ hội, chống
đối tự ứng cử từ trước đến nay rặt toàn những kẻ bất mãn, vi phạm pháp luật,
lưu manh, núp dưới danh nghĩa “đấu tranh dân chủ” để kiếm danh, vụ lợi. Hầu hết
chúng đều bị chính dân cư nơi cư trú loại ngay khi trưng cầu ý kiến, bỏ phiếu
tín nhiệm. Những lý do khiến họ bị loại thông thường là “không có đóng góp gì
cho cộng đồng, xã hội”, “không có việc làm, thu nhập bất chính”, “vi phạm pháp
luật”, “vi phạm đạo đức”, “nhận thức không bình thường”… Chúng thừa biết, trên
chặng đường ứng cử sẽ bị loại từ “vòng gửi xe” nên song song với việc phát động
“phong trào tự ứng cử” là “phong trào không biết, không bầu” cho những ứng viên
được các cơ quan, tổ chức, hội đoàn giới thiệu, đề cử dựa trên sự chọn lọc và
tín nhiệm kỹ càng, ưu việt hơn hẳn.
Quy trình bầu cử, hiệp thương, bỏ phiếu…ngày càng được cải tiến
theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch hơn. Cuộc bầu cử kỳ này, dù còn 1,5
tháng nữa mới đến thời điểm bỏ phiếu những các cử tri đã rầm rộ tổ chức các
cuộc tiếp xúc, vận động, quản bá chương trình hành động của mình. Các cơ sở bỏ
phiếu từ cấp thôn, xã, phường đã loan báo, mời mọc cử tri đến các địa điểm cộng
cộng tìm hiểu về các ứng cử viên địa bàn của mình sẽ bỏ phiếu. Như vậy, các cử
tri hoàn toàn có nhiều thời gian và cơ hội để tìm hiểu về các ứng cử viên trước
thời điểm bỏ phiếu.
Để quyền bầu cử, ứng cử đi vào thực chất, dân chủ, sự nỗ lực
hưởng ứng, đấu tranh phải đến từ cả phía chính quyền và người dân. Đừng để
những kẻ cơ hội, chống phá dắt mũi, lừa phỉnh bằng thứ bánh vẽ ảo tưởng, mơ hồ
nào.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa