Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021
Chủ tịch TP HCM: 'Dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát'
Âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với văn hóa, văn nghệ chỉ là sự cường điệu, “báo động giả” hay thực sự đáng báo động?
Mỗi người hãy là một tuyên truyền viên phòng chống Covid-19 ngay trên Facebook của mình
Nắng nóng đặc biệt gay gắt, tới 40 độ C, có thể kéo dài đến cuối tuần
A dua - căn bệnh cần chữa trị, không để bị lợi dụng chống phá
A DUA - CĂN BỆNH TRẦM KHA TRONG CỘNG ĐỒNG
LỢI DỤNG CĂN BỆNH A DUA ĐỂ CHỐNG PHÁ
Đề xuất bỏ yêu cầu bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Những hình ảnh trẻ thơ trước đại dịch Covid-19 gây xúc động lòng người
Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, đã không ít lần những hình ảnh của trẻ thơ khiến người lớn bật khóc. Chúng ta mong đại dịch sớm qua, mong ngày Quốc tế Thiếu nhi năm sau sẽ vui hơn...
Hình ảnh bé 3 tuổi nằm cách ly một mình vì cả nhà là F0
Những hình ảnh chụp bé trai N.V.M. (3 tuổi) tại Khu cách ly 16, Tiểu đoàn 16, Trường Sĩ quan Chính trị, đóng tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đã gây xúc động mạnh đối với nhiều người.
Cháu M. được đưa vào khu cách ly một mình do bố mẹ và anh chị ruột của cháu hiện đều là bệnh nhân Covid-19 điều trị trong bệnh viện.
Hình ảnh cháu bé 3 tuổi kéo khẩu trang xuống cằm, tự xúc cơm ăn ngoan, hay hình ảnh bé đeo khẩu trang nằm ngủ trưa ngon lành một mình một giường đã khiến cộng đồng mạng rất xúc động.

Nhấn để phóng to ảnh
Cháu M. được đưa vào khu cách ly một mình do bố mẹ và anh chị ruột của cháu hiện đều là bệnh nhân Covid-19 điều trị trong bệnh viện.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay, bé M. không có cha mẹ, anh chị ở bên, nhưng rất nhiều người dù chưa từng gặp em, đang dành cho em những tình cảm yêu thương rất lớn.
Đại diện Khu cách ly 16 cho biết bé M và gia đình cách ly tập trung từ ngày 20/5. Sau khi mẹ của M. có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, đến ngày 26/5, bố và 2 anh chị của M. cũng dương tính với virus, lần lượt các thành viên ruột thịt của em được chuyển đi điều trị tại bệnh viện. Còn M. hiện có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần, tính đến ngày 31/5.

Nhấn để phóng to ảnh
Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay, bé M. không có cha mẹ, anh chị ở bên, nhưng rất nhiều người dù chưa từng gặp em, đang dành cho em những tình cảm yêu thương rất lớn.
Người đại diện khu cách ly chia sẻ: "Chúng tôi rất thương và quan tâm cháu M. Bố mẹ và anh chị của cháu đã trở thành F0, cháu vào khu cách ly với một người chú họ là F1. Trước hoàn cảnh của cháu, chúng tôi thường xuyên quan tâm và động viên cháu bé và gia đình. Mỗi ngày, chúng tôi đều gọi điện thông tin tình hình sức khỏe của cháu đến gia đình để bố mẹ cháu yên tâm điều trị".
Bé M. được nhận xét là một em bé rất ngoan, biết tự xúc cơm, tự chơi, không quấy khóc, chỉ có chút hiếu động đúng với độ tuổi của một "trẻ lên 3". Nhiều ngày qua, khi câu chuyện của M. được đăng tải lên mạng xã hội, rất nhiều người đã quan tâm, gửi đồ dùng, nhu yếu phẩm cho em bé.
Clip "mẹ đi Bắc Giang chống dịch, em bé bật khóc khi thấy mẹ trên tivi"
Trong tuần qua, một video clip xuất hiện trên mạng xã hội đã khiến nhiều người cảm động. Clip ghi lại hình ảnh một em bé bật khóc nức nở khi nhìn thấy mẹ qua tivi. Người ghi lại clip chính là dì ruột của cháu bé - chị Phùng Thị Hường (sống tại Hà Nội).
Chị Hường chia sẻ: "Cháu bé trong clip là cháu gái mình. Khi mẹ cháu đi làm nhiệm vụ, cháu vẫn còn đang bú sữa mẹ nên cháu nhớ mẹ lắm. Bình thường cháu rất ngoan, nhưng hôm đó, giữa lúc đang chơi vui, nghe thấy tiếng mẹ trên tivi, cháu nhận ra ngay rồi khóc và giơ tay đòi bế".

Nhấn để phóng to ảnh
Em bé xuất hiện trong clip mới được 20 tháng tuổi, tên thường gọi ở nhà của bé là Kem.
Em bé xuất hiện trong clip mới được 20 tháng tuổi, tên thường gọi ở nhà của bé là Kem. Mẹ của bé là bác sĩ Phùng Thị Hạnh, làm việc tại Bệnh viện 103. Chị Hạnh trước đó đã được cơ quan điều động đến tâm dịch Bắc Giang.
Tính đến nay, chị Hạnh đã đi Bắc Giang được hơn hai tuần. Bé Kem mỗi khi thấy mẹ gọi video về đều giơ tay đòi bế. Cả nhà rất thương hai mẹ con, luôn động viên chị Hạnh vững lòng làm tốt nhiệm vụ, cả nhà mong dịch Covid-19 sớm được đẩy lùi để cháu Kem được gần mẹ.
Khi biết clip ghi hình con gái nhỏ của mình gây sốt trên mạng xã hội, bác sĩ Hạnh chia sẻ: "Chồng tôi kể, khi cả nhà đang ăn cơm, tự nhiên con gái đứng ra trước tivi nhìn chăm chú rồi khóc nức nở. Con gái nhận ra giọng tôi trước cả mọi người trong nhà, mặc dù tôi đeo khẩu trang và mặc đồng phục".
Ở bên cạnh chị Hạnh lúc này là các đồng nghiệp hết sức cảm thông và luôn động viên chị: "Nhiều đồng nghiệp của tôi cùng lên Bắc Giang với tâm thế chưa biết ngày về, họ cũng đều đang xa nhà, xa vợ chồng, con cái nên chúng tôi đồng cảm với nhau. Tôi cũng thương nhớ con rất nhiều nhưng mỗi khi cuốn vào guồng quay công việc, nỗi nhớ lại vơi đi.
Với tôi và tất cả các y bác sĩ, nhiệm vụ Tổ quốc giao phó, chúng tôi luôn sẵn sàng. Những gì hôm nay tôi và đồng nghiệp đang làm chắc chắn một ngày sẽ khiến các con tự hào. Năm nay, các con sẽ có một ngày Quốc tế Thiếu nhi khác biệt, bởi cả nước đang phải gồng mình chiến đấu với dịch bệnh. Tôi tin con gái sẽ hạnh phúc và tự hào vì những ngày tôi không thể bên con".
Hình ảnh các bé mặc đồ bảo hộ kín mít trong khu cách ly

Nhấn để phóng to ảnh
Hình ảnh những em bé trong khu cách ly ở Điện Biên mặc đồ bảo hộ rộng thùng thình từng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng hồi giữa tháng 5 vừa qua.
Hình ảnh những em bé trong khu cách ly ở Điện Biên mặc đồ bảo hộ rộng thùng thình từng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng hồi giữa tháng 5 vừa qua.
Trong đợt dịch này, Điện Biên là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều em nhỏ thuộc diện F1 đã phải vào khu cách ly tập trung. Bởi chưa được cung cấp đồ bảo hộ dành cho trẻ em nên các khu cách ly buộc phải dùng đồ bảo hộ cho người lớn để mặc cho các em.
Khi trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh các em bé đang trong khu cách ly ở Điện Biên mặc trên mình bộ đồ bảo hộ dành cho người lớn rộng thùng thình, đeo khẩu trang kín mít, chỉ còn thấy đôi mắt ngơ ngác, nhiều người đã rất quan tâm và dành nhiều tình cảm yêu thương cho các em nhỏ.

Nhấn để phóng to ảnh
Sau khi những hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, cư dân mạng đã gửi nhiều lời chúc đến các em nhỏ.
Khi ấy, ông Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên đã cho biết: "Các cháu bé trong bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội đang được theo dõi tại các khu cách ly ở thành phố Điện Biên Phủ, hiện sức khỏe của các cháu ổn định".
Sau khi những hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, cư dân mạng đã gửi nhiều lời chúc đến các em nhỏ, bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến những em bé đang sống trong khu cách ly.
Lớn nhất từ trước đến nay, hơn 24.000 thầy trò trường Y xin đi chống dịch
Ngoài 2.743 giảng viên, sinh viên đang hỗ trợ trực tiếp tại các điểm nóng dịch Covid-19 để truy vết, xét nghiệm, điều trị,... hiện còn 24.413 thầy trò ngành y sẵn sàng tình nguyện đến tâm dịch.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch Covid-19 tính đến ngày 31/5 là 24.413 người (đăng ký tình nguyện từ các trường đại học, cao đẳng, học viện ngành y trên cả nước), trong đó có 1.769 cán bộ, giảng viên; 22.644 sinh viên.
Trong số này, đã có tổng cộng 2.743 cán bộ, giảng viên, sinh viên của các trường ĐH, CĐ ngành y đang tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại các điểm nóng.
![]() |
Hơn 24.000 giảng viên, sinh viên ngành y tình nguyện sẵn sàng vào tâm dịch Covid-19. |
Trước đó, tổng số cán bộ, giảng viên, sinh viên lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Ninh và Bắc Giang đợt 3 (ngày 31/5/2021) là 400 người. Trong đó, hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh gồm 50 người (Trường ĐH Y Hà Nội); hỗ trợ tỉnh Bắc Giang là 350 người (Trường ĐH Y Dược Thái Bình là 70 người; Trường CĐ Y tế Hà Nội là 280 người).
Tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đang tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 huy động đợt 1 và đợt 2 là 2.343 người (trong đó: đợt 1 từ trước ngày 24/5 là 1.976 người và đợt 2 từ ngày 27-30/5 là 367 người).
Theo ông Tác, hiện, số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đăng ký sẵn sàng tiếp tục lên đường để tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang, Bắc Ninh là 1.455 người.
“Số giảng viên, sinh viên này đang luôn sẵn sàng tinh thần “điều động lúc nào, đi lúc đấy”. Đến ngày 2/6 tới đây, chúng tôi sẽ tiến hành tập huấn tiếp, trong đó không chỉ tập huấn về phòng chống dịch mà còn một việc hết sức quan trọng khác là chuẩn bị cho việc tiêm chủng vắc-xin đại trà”, ông Tác nói.
![]() |
Đến 31/5, đã có hơn 24.000 thầy trò trường Y xin đi chống dịch. Ảnh: Đức Tùy (giadinh.net) |
Theo ông Tác, đây là đợt huy động tổng lực nhân lực ngành y dược lớn nhất từ trước đến nay, nhằm hỗ trợ ngành y tế Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch.
“Các nhà trường theo chỉ đạo của Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng việc tập huấn theo hướng dẫn chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành từ việc lấy mẫu, truy vết, tham gia chăm sóc người bệnh,... Sau đó, chúng tôi cho các nhà trường cho giảng viên, sinh viên đăng ký tự nguyện. Khi dịch bùng phát, tùy theo nhu cầu của các địa phương, Bộ Y tế mới quyết định điều động lên đường vào vùng dịch”.
Hiện, Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương là đơn vị huy động số cán bộ, giảng viên, sinh viên nhiều nhất cả nước với tổng số 417 người.
Hay như cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y tế Công cộng ngoài việc giúp lấy mẫu xét nghiệm, truy vết,... còn tiến hành xét nghiệm hỗ trợ nhiều nghìn mẫu mỗi ngày. Trường ĐH Y Hà Nội còn giúp chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và các phòng xét nghiệm của Bắc Ninh,...
“Các cán bộ, giảng viên, sinh viên của ngành y đều chung tay vào công tác phòng chống dịch Covid-19 với tinh thần sẵn sàng, hồ hởi, đầy quyết tâm khi Tổ quốc cần. Hầu hết là các bạn sinh viên năm cuối và bác sĩ nội trú. Các sinh viên có lợi thế là sức trẻ. Số tham gia vào công tác phòng chống dịch đều viết đơn tình nguyện tham gia mà không có bất kỳ một đòi hỏi nào”, ông Tác nói.
Nguồn: Vietnamnet.
GẦN 30.000 CÁN BỘ Y TẾ, SINH VIÊN Y DƯỢC ĐÃ CÓ MẶT, SẴN SÀNG ĐẾN CHỐNG DỊCH COVID- 19 TẠI BẮC GIANG, BẮC NINH
Theo thông tin của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế tính đến chiều ngày 31/5/2021, tổng số cán bộ, giảng viên, sinh viên lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh và Bắc Giang là 2.743 người gồm lực lượng y bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng… đến từ nhiều bệnh viện, viện và y tế các tỉnh, thành phố; sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng y dược và lực lượng y tế quân y, công an.
Trong đó, đợt 1 từ trước ngày 24/5 là 1.976 người; đợt 2 từ ngày 27-30/5 là 367 người; đợt 3 – ngày 31/5 là 400 người là cán bộ, chuyên gia, học viên, sinh viên của Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Thái Bình và Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội sẽ hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh: 50 người (Trường Đại học Y Hà Nội); Hỗ trợ tỉnh Bắc Giang: 350 người (gồm Trường Đại học Y Dược Thái Bình là 70 người; Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là 280 người).
Cùng đó, tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên ngành y dược đăng ký sẵn sàng tiếp tục lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang, Bắc Ninh là 1.355 người.
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo cũng cho biết thêm, sau lời kêu gọi của GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế, đến nay, đã có 24.413 cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên của 38 trường Đại học, Cao đẳng ngành y dược đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dich COVID-19 tại điểm nóng Bắc Ninh, Bắc Giang.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đây là đợt huy động tổng lực nhân lực y dược đông nhất, lớn nhất trong cả nước nhằm hỗ trợ ngành y tế Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch.
Cùng đó, các chuyên gia đầu ngành về điều trị trong cả nước của Tiểu ban điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Hội đồng chuyên môn đã thường xuyên, liên tục hội chẩn trực tuyến các ca bệnh nặng, dồn tâm sức để bàn thảo, đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Liên quan đến công tác điều động nhân lực hỗ trợ hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang trong công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, sáng nay- 31/5, Bệnh viện Bạch Mai và Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tiếp tục tập huấn online về công tác tiêm chủng vắc xin cho 1000 sinh viên năm cuối tình nguyện đến Bắc Giang và Bắc Ninh./.
nguồn: suckhoedoisong.vn
PHÁ "ĐỘC QUYỀN VACCINE" VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
♦️♦️♦️ Trở lại thông điệp thứ hai là vaccine tiêm phòng, Chính phủ đã có những thay đổi quan trọng về chiến lược này trong bối cảnh nguồn vaccine còn thiếu, cả thế giới đều lo vaccine. Khi mà cả thế giới đều đổ xô đi mua, mà năng lực sản xuất thì có hạn, nếu vẫn làm theo cách cũ, người dân chúng ta sẽ không có đủ vaccine để tiêm phòng. Hiện trên thế giới đã có hơn 1,8 tỷ liều vaccine ngừa virus corona đã được tiêm ở ít nhất 190 quốc gia trên toàn cầu. Tại Anh và Israel, những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao cho thấy, vaccine sẽ làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong cũng như lây truyền trong cộng đồng. Hầu hết các chính phủ đều bắt đầu tiêm cho những người trên 60 tuổi, nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương. Nếu như đã coi “chống dịch như chống giặc” thì cần phải nhanh và luôn học tập tinh thần của Hồ Chủ tịch ” Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”. Thế độc quyền nhập vaccine lâu nay dành riêng cho Bộ Y tế và một đơn vị duy nhất được nhập khẩu (Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam). Đó là sự trói buộc khả năng phòng chống dịch Covid-19 của đất nước. Vòng dây trói đó phải được cởi bỏ để cho mọi nguồn có khả năng được nhập vaccine.
🔻🔻🔻 Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tuần qua, Thủ tướng đã quyết định một điểm rất quan trọng: “Phải dùng mọi biện pháp như Chính phủ, ngoại giao, doanh nghiệp, người dân, các biện pháp khác… để tiếp cận mua vaccine và phải đẩy nhanh nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước”. “Ai làm tốt hơn thì để cho làm” – một thông điệp của Thủ tướng đang được các doanh nhân và người dân ủng hộ, nhất là trong tình thế “nước sôi, lửa bỏng” như hiện nay. Thực tế cho thấy ngoại giao doanh nghiệp là một kênh rất hiệu quả, các doanh nhân có nhiều mối quan hệ và khả năng xoay xở tình thế không thua kém các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
✅✅✅ Nếu không xếp hàng mua được trực tiếp, họ sẽ biết cách để mua gián tiếp, vay, mượn… Lúc này, Bộ Y tế chỉ cần công bố danh mục các loại vaccine được dùng, tiêu chuẩn bảo quản và tham gia/hướng dẫn cho doanh nghiệp tiêm vaccine. Lịch sử 4.000 năm của dân tộc ta cho thấy, thời đại nào thì trong hoạn nạn “dân cứu dân” bao giờ cũng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp FDI bằng lợi thế của mình sẽ biết cách tự tìm kiếm vaccine để bảo vệ công nhân của mình, nhằm không đứt chuỗi kinh doanh toàn cầu. Các doanh nghiệp lớn FDI như Honda, Toyota, Samsung, Unilever, Canon… đang có những lợi thế nhất định. Trong khi đó, các triệu phú, tỷ phú tiền đô người Việt đều cho thấy, nếu được Chính phủ cho phép họ đều có mối quan hệ để có khả năng đưa vaccine về nước sớm nhất. Khả năng kết nối với Nga (quốc gia đã sản xuất được vaccine) của các doanh nhân thuộc top 500 Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Lâu nay, chúng ta cứ lấy lý do các nhà sản xuất vaccine chỉ đàm phán với chính phủ nên các doanh nghiệp Việt Nam bị gạt ra khỏi đại sự. Song, điều kỳ lạ là một doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam – lại được quyền nhập khẩu và cung ứng song song với Nhà nước, điều này được cho là không thuyết phục các doanh nghiệp khác. Nói cách khác, tính mạng của người dân, vận mệnh của quốc gia không thể được đặt cược vào tay một hay vài doanh nghiệp bởi bất cứ lý do nào. Không chỉ doanh nhân mà giờ đây tỷ lệ tiêm vaccine cũng chính là thước đo về năng lực của lãnh đạo các địa phương, nếu không muốn bị giãn cách xã hội. Không ít địa phương đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế hỗ trợ tìm nguồn cung ứng vaccine, không ngồi chờ Thủ tướng và Bộ Y tế. Dường như một điều đã được khẳng định trong chiến lược “5K+vaccine+công nghệ”, nếu làm tốt tất cả các công việc nhưng nếu không tiêm chủng vẫn không thể quay trở lại cuộc sống bình thường.