+ Thời kỳ cổ đại (thời kỳ mới ra đời, từ thế kỷ I đến thế kỷ V):
đây là thời kỳ Công giáo xuất hiện núp dưới bóng đạo Do Thái (sống tầm gửi),
bị Nhà nước La Mã bức hại và Do Thái giáo phản đối, truy đuổi.
+ Thời kỳ Trung cổ (thế kỷ V đến đầu thế kỷ XVI): đây chính
là thời kỳ lịch sử đầy biến động của Công giáo. Đó là sự phân hóa Đông - Tây
(phía Đông Jerusalem và phía Tây La Mã).
+ Thời kỳ cận đại (thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX): là thời kỳ
châu Âu được lịch sử viết đậm nét bằng các cuộc cải cách tôn giáo hình thành
đạo Tin lành và các cuộc cách mạng tư sản.
+ Thời kỳ hiện đại và Công đồng Vatican II (thế kỷ XX) từ
giữa thể kỷ XIX, với sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản tháng 2-1848, một hệ tư tưởng mới là chủ nghĩa xã hội
khoa học đã xuất hiện. Từ một học thuyết, đã trở thành hiện thực qua thành công
của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), lập nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên
trên thế giới và sau đó trở thành hệ thống vào giữa thế kỷ XX. Những sự kiện
lịch sử lớn lao đó tác động mạnh mẽ đến Giáo hội Công giáo. Năm 1891, Giáo hội
công bố Thông điệp Tân sự (Giáo hoàng Leo
XIII) phê phán chủ nghĩa cộng sản. Tiếp theo là ban hành các sắc lệnh chống
cộng, trong đó đáng chú ý nhất là sắc lệnh của Giáo hoàng Leo XIII, ngày
30-5-1949, tuyên bố phạt vạ tuyệt thông cộng sản.
Trong bối cảnh chủ nghĩa xã
hội và phong trào giải phóng dân tộc ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, Giáo hoàng Gioan XXIII đã triệu tập Công
đồng Vatican II (lần thứ 21). Công đồng đã thông qua 16 văn kiện quan trọng (4
Hiến chế, 9 sắc chỉ và 3 Tuyên ngôn). Với đường lối thích nghi thời đại, Công
đồng Vatican II đã đem lại cho Giáo hội một sắc thái và một luồng sinh khí mới trong xã hội hiện đại, đồng thời mở ra thời kỳ tái
truyền giáo trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay, Công giáo là tôn giáo lớn trên thế
giới, đứng thứ hai về số lượng tín đồ (sau Islam giáo). Hiện số tín hữu Công
giáo có 1.253.926.000, chiếm 17,68% dân số thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét