Những năm gần đây,
đăng thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, lừa đảo trên internet, mạng xã
hội đã trở thành vấn nạn gây bất an cho toàn xã hội. Tuy nhiên, việc giám sát
mạng xã hội lại không hề đơn giản, cả về phương pháp và công nghệ, nguồn lực,
nhân sự cũng như các chế tài, quy định pháp luật… Thế giới đang thúc đẩy nghiên
cứu cho sự ra đời nhiều công cụ, phần mềm giám sát thông tin trên mạng xã hội
nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau.
Mạng xã hội phát triển rất nhanh
và vai trò của nó ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội và quốc phòng. Chưa
bao giờ mạng xã hội trở nên phổ biến và chiếm lấy phần lớn thời gian sử dụng
Internet của con người, mang lại các giá trị to lớn về mọi mặt. Mạng xã hội mang
lại nhiều lợi ích, dễ sử dụng, song mạng xã hội cũng có mặt xấu, “độc hại” khiến
người sử dụng nó phải gánh chịu hậu quả nếu vi phạm quy tắc sử dụng. Bên cạnh
những lợi ích do mạng xã hội đem lại, mạng xã hội đang là môi trường thuận lợi
để các thế lực thù địch lợi dụng tung tin xấu, độc, đẩy mạnh hoạt động chống
phá, gây rối loạn tình hình.
Chiêu thức và thủ đoạn phổ biến của các thế lực thù địch, phần
tử bất mãn, cơ hội chính trị, phản động là sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền,
kích động chống phá, xuyên tạc sự thật, tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức
tiến hành các cuộc “cách mạng màu”, thực hiện “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Vì lẽ đó,
mạng xã hội trở thành một “trụ cột” của sự phát triển, một “không gian chủ quyền
an ninh” quốc gia.
Nhìn lại các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”,
“cách mạng nhung” vừa qua, chúng ta thấy rõ vai trò “ngòi nổ” với sự “kích hoạt”
nhanh, mạnh, vô cùng nguy hiểm của mạng xã hội khi nó bị các thế lực thù địch,
phản động lợi dụng để lan truyền các tin thất thiệt, các băng hình giả mạo để
kích động, gây hấn, tạo dựng các cuộc bạo động, lật đổ chính quyền.
Việc quản lý thông tin trên mạng
xã hội rất khó khăn, nhất là khi các mạng xã hội thực hiện truyền tin qua
email, messenger, hoặc liên kết website, youtube, facebook một cách tự do. Ðây
chính là “hố đen” được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng khai
thác, thao túng. Khi có sẵn trong tay danh sách địa chỉ thư tín của các cá nhân
lãnh đạo thuộc diện “quan tâm đặc biệt”, họ chọn thời điểm để phát tán, tung
tin và tải lên các trang mạng xã hội nổi tiếng với tần suất lớn để thu hút nhiều
người đọc, nhất là giới trẻ, các đối tượng hiếu kỳ nên rất khó kiểm soát.
Chúng ta có nhiều biện pháp quản lý mạng
xã hội là rất cần thiết nhưng không phải là ngăn cấm, áp đặt ý chí chủ quan mà
yêu cầu người sử dụng mạng xã hội phải theo luật pháp, thực hiện đúng quy tắc
và cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội. Bài học về “ngòi nổ” trong các cuộc
“cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung” rất cần phải hết sức
cảnh giác, luôn luôn đề phòng. Cùng với đó, phải xử lý nghiêm minh các đối tượng
sử dụng, lợi dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa. Đây là hành vi trái pháp luật, cần phải trừng trị theo pháp luật, đúng
người, đúng việc, đúng tội để làm gương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét