Giáo dục là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực mà các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách tác động, xuyên tạc nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, dần dần đi đến thay đổi đường lối chính trị theo những mưu đồ đen tối. Lũ phản động đã ngụy biện rằng: “mô hình quản lý đào tạo thống nhất và bắt buộc, chính quyền Bắc Việt Nam có nhiều cơ sở để kiểm soát và thao túng mục tiêu giáo dục đào tạo”.
Trong khi đó, chúng cho rằng miền Nam có một hệ thống
trường tư thục đông đảo, có tính độc lập và các chương trình học đa dạng. Vì vậy,
khác biệt hoàn toàn với miền Bắc, chính quyền Việt Nam Cộng hòa buộc phải xem
giáo dục là một hoạt động phi chính trị.
Thực tế này bắt đầu từ năm 1955 cho đến tận những
ngày cuối cùng của chế độ. Không một định hướng, một đường lối hay một nền tảng
chính trị cụ thể nào được hệ thống giáo dục miền Nam Việt Nam bảo vệ hay nhấn mạnh,
và phần lớn đều tin rằng mọi thứ nên như vậy.
Chúng cho rằng ngay cả khi chiến tranh leo thang và
các hoạt động chiến sự đổ máu dần quen thuộc với các khu vực thành thị, nơi phần
lớn các cơ sở giáo dục đào tạo quan trọng của hệ thống Việt Nam Cộng hòa tọa lạc,
quan chức giáo dục vẫn không chịu thay đổi cách tiếp cận của mình. Các vấn đề
liên quan đến đạo đức, nhân cách, phẩm hạnh công dân được đặt lên đầu tiên,
trong khi tình hình chính trị căng thẳng và thực tiễn chiến tranh ở Việt Nam bị
bỏ qua.
Việc chấp thuận sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và tư
tưởng giáo dục ở miền Nam Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc chính quyền ở đây
không thể chọn ra một tiếng nói chính trị hay triết lý giáo dục thống nhất nào
có thể khiến tất cả các cộng đồng Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài… vốn
đã có những mâu thuẫn về kinh tế và chính trị trước đó, đạt được sự đồng thuận.
Trong khi nhóm Công giáo công khai thù địch chủ nghĩa cộng sản, phe Phật giáo
và một số đạo giáo khác lại có cảm tình với chủ nghĩa này. Không thể đàn áp tự
do tư tưởng cá nhân bằng cách đồng hóa xã hội, chính phủ Việt Nam Cộng hòa chọn
con đường không định hướng hay can thiệp vào hệ thống giáo dục.
Từ những luận điệu xuyên tạc trên, để đấu tranh ngăn
chặn và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch trên lĩnh vực giáo dục hiện nay, thiết nghĩ chúng ta cần phải
tập trung các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị.
Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Hai là, phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Ba là, chủ động phát huy mặt tích cực,
hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục
công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét