Hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá với luận điệu đòi “phi chính trị hoá” quân đội với nhiều thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc. Chúng cho rằng, “Quân đội, công an do Nhà nước nuôi dưỡng nên chỉ phục tùng nhà nước, không phục tùng đảng phái nào”; chúng lấy dẫn chứng ở các thể chế chính trị tư sản với chế độ đa đảng, quân đội, công an không do đảng nào lãnh đạo… Từ đó, phủ nhận nguyên tắc “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”, đòi bỏ quy định “lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng” ở Điều 65 Hiến pháp năm 2013.
“Phi chính trị hóa” quân đội thực chất là âm mưu, thủ
đoạn “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống
phá chủ nghĩa xã hội. Trong “diễn biến hoà bình”, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch ra sức truyền bá quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội, nhằm lôi
kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tách quân đội ra khỏi sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản; làm cho quân đội bị tha hóa, biến chất về chính trị và bị
vô hiệu hóa; làm cho Đảng Cộng sản, Nhà nước và Nhân dân mất chỗ dựa vững chắc
để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, Đảng ta luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng
sản lãnh đạo quân đội trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Thực tiễn lịch sử
đã chứng minh, bất cứ quân đội nào cũng đều do giai cấp thống trị xã hội đó tổ
chức ra và là công cụ bạo lực vũ trang để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của
giai cấp ấy. Giai cấp thống trị xã hội bao giờ cũng nắm quân đội để thực hiện mục
đích chính trị của giai cấp mình. Như vậy, không có quân đội nào là trung lập về
chính trị, phi chính trị. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Quân đội Việt Nam ra đời
(22/12/1944) có tính đặc thù, đó là ra đời trước khi nhân dân giành được chính
quyền, thành lập nhà nước, do đó sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc căn bản
trong xây dựng quân đội, quyết định bản chất giai cấp, mục tiêu chiến đấu và
chiến thắng của quân đội ta trong mọi giai đoạn cách mạng. Vì vậy, sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội và quân đội tuyệt đối
trung thành với Đảng luôn là hai mặt thống nhất, quyết định sự trưởng thành của
quân đội.
Mặt khác, chức năng, nhiệm vụ của quân đội phụ thuộc
vào bản chất giai cấp, mục tiêu của nhà nước tổ chức ra nó, không có quân đội
phi chính trị, ngoài giai cấp và nhà nước. Thực tiễn lịch sử nhân loại đã chứng
minh rằng, sự nghiệp cách mạng, con đường phát triển của mỗi quốc gia đều do một
giai cấp là đại biểu lợi ích quốc gia, dân tộc dẫn dắt, lực lượng ấy lãnh đạo
quân đội để thực hiện sứ mệnh dân tộc của mình. Từ đó, ta thấy được sự vô lý,
phản khoa học khi đòi “phi chính trị hóa quân đội”.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành cho lợi
ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lãnh đạo nhân dân giành độc lập
dân tộc, mang lại tự do, hòa bình, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân, vì thế lợi
ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn thống nhất với nhau, trong đó Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đã tạo nên được sự thống nhất giữa quyền
lực chính trị và quyền lực xã hội trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Để quân đội thực sự trung thành với nhân dân thì Đảng phải thường xuyên quân
tâm xây dựng quân đội về chính trị.
Thực tiễn 78 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành
dưới sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã giành được
những thắng lợi to lớn, vẻ vang. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
đang đặt ra những yêu cầu mới đối với quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: khẳng định sự
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội và Công an;
phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Vậy nên, âm mưu “phi chính
trị hóa” quân đội là một thủ đoạn bịp bợm, vô căn cứ của các thế lực thù địch
hòng chia rẽ mối đoàn kết quân - dân, xóa bỏ truyền thống tốt đẹp “trung với Đảng,
hiếu với Dân” của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nếu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội chắc chắn rằng chức năng “đội quân chiến đấu, đội quân lao động
sản xuất” sẽ bị xóa nhòa và khi ấy quân đội mất phương hướng chiến đấu, không
xác định rõ mục tiêu cần phải bảo vệ, đó là cơ hội cho các thế lực thù địch, phản
động thực hiện những mưu đồ chính trị gây bất ổn cho xã hội mà người trực tiếp
chịu hậu quả là nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét