Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

Phản bác luận điệu phủ nhận vai trò của Quân đội trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội


Trong lịch sử dựng, nước, giữ nước, dưới thời các vị vua Lý, Trần, Lê đã vận dụng linh hoạt, hiệu quả chính sách “ngụ binh ư nông” trong xây dựng lực lượng quân sự gắn với phát triển kinh tế đất nước. Với phương châm “tĩnh vi dân, động vi binh”, việc gắn kinh tế với quốc phòng đã giúp các triều đại phong kiến có điều kiện bồi dưỡng sức dân, phát huy vai trò của lực lượng quân đội trong phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng cường sức mạnh của đất nước trước âm mưu xâm lược của các thế lực ngoại bang.

Đến thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã vừa thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, vừa tham gia có hiệu quả trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Nổi bật là sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, gần 8 vạn cán bộ, chiến sĩ đã được chuyển sang làm nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế; trực tiếp tham gia xây dựng những công trình trọng điểm của đất nước, như: Khu công nghiệp Việt Trì, Đại thủy nông Bắc Hưng Hải... Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, việc thực hiện “tăng gia quanh vườn” với khẩu hiệu “thực túc, binh cường” đã góp phần bảo đảm bữa ăn cho hàng vạn cán bộ, chiến sĩ. Tiếp đó, khi đất nước nhất, Quân đội cũng là lực lượng tiên phong trên mặt trận xây dựng kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Hiện nay, các doanh nghiệp Quân đội đã luôn tích cực tham gia phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế đất nước, điển hình như: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, các Tổng công ty: Tân cảng Sài Gòn, Xăng dầu Quân đội, Than Đông Bắc… Như vậy, chúng ta phải hiểu thực chất của việc Quân đội tham gia hoạt động kinh tế là kinh tế quốc phòng chứ không phải hoạt động kinh tế đơn thuần.

Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt, cơ hội và thách thức đan xen nhau… Do đó, thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng lại có ý nghĩa càng quan trọng, đồng thời là một phương thức góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét