Nhận diện đúng và chủ động đấu tranh phòng, chống bệnh
chủ quan, duy ý chí có ý nghĩa rất quan trọng trong đấu tranh phòng, chống suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, phòng tránh và khắc phục “bệnh công thần”, “kiêu ngạo cộng sản”,
chủ nghĩa cá nhân và mọi thói hư, tật xấu cản trở sự phát triển, tiến bộ, trưởng
thành của cán bộ, đảng viên; đẩy lùi nguy cơ đe dọa uy tín, danh dự của Đảng.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh chủ quan, duy ý chí là đề
cao cái “tôi”, ngộ nhận mình ở thế trên, luôn dựa vào thế mạnh của tuổi tác, chức
quyền, tự cao, tự đại, tự mãn, tự cho mình “cái gì cũng biết, cũng hay”, mình
là hiện thân của “chân lý”, muốn người khác phải phục tùng ý kiến của mình; thậm
chí áp đặt ý chí, thiên kiến của mình lên người khác một cách cứng nhắc, bảo thủ;
không chịu lắng nghe ý kiến của người khác dù có lý, có tình. Hệ quả không thể
tránh khỏi là nó sản sinh thêm bệnh bè phái, cục bộ, sùng bái cá nhân.
Bác Hồ khẳng định bệnh chủ quan, duy ý chí là khuyết
tật của tư tưởng phong kiến còn rớt lại, là “căn bệnh trầm kha” của người lười
rèn luyện, tu dưỡng, xa rời quần chúng. Bệnh chủ quan, duy ý chí không chỉ gây
hại cho bản thân cán bộ, đảng viên mà còn làm tổn thương, gây hại cho phong
trào cách mạng. Vì vậy, cần “phải dùng trí khôn và tấm lòng cộng sản” để nhận
diện đúng, có biện pháp hữu hiệu để trị bệnh cứu người, “vạch mặt, chỉ tên” bản
chất, nguồn gốc bệnh chủ quan, duy ý chí; không để nó lây lan, truyền nhiễm,
làm khổ người khác. Dấu hiệu của bệnh chủ quan, duy ý chí là “phớt lờ thực tế
khách quan”, không có cái nhìn biện chứng, xem xét sự vật, hiện tượng phiến diện,
một chiều, “bất động”. Người mắc bệnh chủ quan, duy ý chí thường “nhìn đời bằng
mắt nhắm, mắt mở” với tâm thế xem xét, giải quyết mọi việc đều thiên lệch, sơ
sài, đại khái, qua loa; không thấy mối quan hệ đan cài, chằng chịt giữa các sự
vật, hiện tượng và sự tác động, chi phối lẫn nhau giữa chúng. Họ “nhìn thấy cây
mà không thấy rừng”, “chỉ biết một mà không biết hai”. Do đó, giống như “con ếch
ngồi đáy giếng”, phán xét mọi việc bằng đôi mắt nhìn trời qua vòm giếng, thiếu
tính bao quát, tính tổng thể, không có sự khái quát, bao trùm, không nhận rõ bản
chất và tính quy luật của hiện thực khách quan. Vì vậy mỗi chúng ta những người
đảng viên, người cán bộ trong Quân đội hơn hết và trước hết cần phải ra sức rèn
luyện, tu dưỡng, phấn đấu, nêu cao tinh thần “Tự soi, tự sửa, tự rèn” hoàn thiện
bản thân, xứng đáng với danh hiệu cao quý nhà nhân dân đã trao tặng “Bộ đội cụ
Hồ”, mang hết tinh thần và trách nhiệm để phục sự Tổ quốc, phục sự nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét