Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Việt Tân cố tình xuyên tạc các chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo và hợp tác quốc tế trong việc cung cấp điện.
Hai luận điệu chính của tổ chức khủng bố này là việc Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc trong khi điện trong nước dư thừa. Đồng thời tổ chức này còn chỉ trích Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi nhập khẩu điện từ hai nước láng giềng nhưng lại mua điện mặt trời của người dân với “giá 0 đồng”.
Đầu tiên, về vấn đề nhập khẩu điện, Việt Tân cho rằng Việt Nam mua điện từ Lào và Trung Quốc trong khi có tiềm năng điện mặt trời, điện gió và điện gió ngoài khơi dồi dào. Tuy nhiên, sự thật là Việt Nam nhập khẩu một lượng điện rất nhỏ từ các nước láng giềng, chủ yếu là do sự hợp tác giữa các Chính phủ trong khu vực. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường (Việt Nam là một nền kinh tế thị trường) thì việc xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ, trong đó có điện năng là chuyện hết sức bình thường. Việc nhập khẩu điện rẻ hơn chi phí đầu tư tại chỗ sẽ góp phần giảm áp lực cho nguồn tài chính của quốc gia; góp phần giữ vững giá năng lượng trong nước và đương nhiên người dân sẽ không phải chịu chi phí mua điện quá cao, cùng nhiều lợi ích khác…
Về sản lượng điện nhập khẩu, tính trung bình hàng năm khoảng 2% là một con số quá nhỏ. Vào tháng 5/2023, ông Đặng Hoàng An (Thứ trưởng Bộ Công Thương thời điểm đó) đã có những phân tích rất chi tiết cụ thể về vấn đề này. Theo ông, sản lượng điện nhập khẩu từ Lào chỉ khoảng 7 triệu kWh/ngày, từ Trung Quốc khoảng 4 triệu kWh/ngày, con số này hoàn toàn không đáng kể so với mức tiêu thụ hàng ngày của miền Bắc, khoảng 450 triệu kWh.
Trên thực tế, trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, nguồn điện nhập khẩu hiện nay là phần để mở rộng hợp tác quốc tế và cơ bản dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia láng giềng, đây cũng là một phần trong cam kết kết nối mạng lưới điện các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Thậm chí, trong tương lai, xuất nhập khẩu điện của Việt Nam sẽ còn được mở rộng vì tại Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN, các nước đã đặt vấn đề kết nối mạng lưới điện liên thông ASEAN.
Hơn nữa, việc mua điện từ các quốc gia láng giềng là một phần trong chiến lược mở rộng hợp tác khu vực và xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng xuyên biên giới. Việt Nam đã thực hiện các thỏa thuận với Lào và Trung Quốc từ nhiều năm nay, và nguồn điện này giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt trong các mùa cao điểm hoặc khi có sự cố trong hệ thống điện nội địa. Thậm chí, Việt Nam còn xuất khẩu điện sang Campuchia, cho thấy nguồn cung điện không chỉ phụ thuộc vào nhập khẩu mà còn có khả năng cung cấp cho các nước trong khu vực.
Về cáo buộc mua điện mặt trời từ người dân với giá 0 đồng, đây là một sự xuyên tạc trắng trợn. Thực tế, Chính phủ đã quy định rất rõ về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, và việc mua điện dư từ người dân được thực hiện theo các chính sách hợp pháp. Theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP, được chính phủ ban hành và đã có hiệu lực từ ngày 22/10/2024, việc mua bán điện mặt trời giữa EVN và người dân được quy định chặt chẽ với mức giá hợp lý, không phải “0 đồng” như tổ chức Việt Tân cáo buộc. Các chính sách này không chỉ khuyến khích người dân phát triển năng lượng tái tạo mà còn giúp giảm thiểu lãng phí nguồn năng lượng dư thừa.
Điều quan trọng là Nghị định này khuyến khích người dân lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà và cho phép bán lượng điện dư lên lưới quốc gia, với mức giới hạn 20% công suất lắp đặt thực tế. Mức giá mua bán điện được căn cứ theo giá điện thị trường, phù hợp với tình hình phát triển của hệ thống điện quốc gia. EVN là đơn vị mua điện dư này, không phải vì lợi nhuận, mà vì đây là một nhiệm vụ được quy định trong chính sách của Nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của năng lượng tái tạo.
Chính sách này thực tế cũng không chỉ đơn thuần khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà mà còn bao gồm các ưu đãi về thuế và giảm thiểu thủ tục hành chính, giúp người dân dễ dàng tham gia vào thị trường năng lượng tái tạo.
Đưa ra những quan điểm sai trái, thiếu hiểu biết kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, Việt Tân đã cố tình dựng lên những câu chuyện sai sự thật, cố tình gây chia rẽ, với mục đích xấu. Thực tế, Bộ Công Thương và EVN đã có những giải pháp phù hợp, kịp thời, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng. Những luận điệu sai trái của Việt Tân không chỉ thiếu cơ sở mà còn đi ngược lại lợi ích của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét