Ngay từ khi Đảng ta ra đời năm 1930 đã tiến hành
cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại các âm mưu thủ đoạn chống phá thâm độc của
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận,
bảo vệ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, bảo vệ tư tưởng
Hồ Chí Minh, bảo vệ hệ thống các quan điểm toàn hiện sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của Cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Hiện nay, các thế lực thù
địch đang ra sức phá hoại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, công kích nền tảng tư tưởng của Đảng ta hòng làm giảm niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trước tình hình đó, việc
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù
địch là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ngày
22/10/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới”. Nghị quyết nêu rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là
bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đó là nội dung cơ
bản, hệ trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các
cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cả hệ thống chính trị
và mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. Do đó, cần nhận diện rõ
nền tảng tư tưởng của Đảng ta đã được quy định trong Điều lệ Đảng: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí
tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của
đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Tại Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Kiên định, vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh,… thường xuyên đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”. Đây là một
nhiệm vụ đầy khó khăn, thử thách bởi có nhiều yếu tố tác động đan xem, cả thuận
lợi và thách thức, trở ngại, từ bên trong và bên ngoài.
Cùng với đó, cần
phải nhận diện chính xác những nhóm đối tượng đang ra sức chống phá nền tảng tư
tưởng của Đảng hiện nay, đó là:
Một là, nhóm đối lập về hệ tư tưởng. Đảng ta là hệ tư tưởng vô
sản thì những người theo hệ tư tưởng tư sản, kể cả tàn dư phong kiến sẽ quyết
liệt chống lại chúng ta.
Hai là, các thế lực thù địch về chính trị luôn chống lại chế độ
XHCN của chúng ta, với mục đích làm con đường phát triển đất nước của Đảng chệch
hướng, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.
Ba là, những người vốn là đảng viên cộng sản nhưng không chịu
rèn luyện, tu dưỡng, học tập, nâng cao tư tưởng, đạo đức cách mạng dẫn tới tha
hóa về tư tưởng chính trị, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, thậm chí là phai nhạt lý tưởng, “tự chuyển hóa, tự diễn biến” trong nội bộ.
Nhận diện các
nhóm đối tượng nêu trên cho thấy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dù rất
khó khăn, phức tạp và lâu dài, nhưng khó khăn và phức tạp đến đâu cũng phải làm
để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét