Hiện nay, Bộ KH&CN đang khẩn trương, phối hợp với các
bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án Chuyển
đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm
2030.
ới hơn 150 triệu hồ sơ xử lý của 73 thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền quản lý; ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng hiện
có hơn 13.500 TCVN (61% hài hòa tiêu chuẩn quốc tế); hơn 800 quy chuẩn Việt
Nam; 55.000 mã vạch cấp cho doanh nghiệp; hơn 45.700 thông báo về hàng rào kỹ
thuật trong thương mại; hơn 20.000 hồ sơ chứng nhận nghiệp vụ; hơn 12.000.000
phương tiện đo được kiểm định; hơn 33.300 mẫu phương tiện đo được phê duyệt;
4.490 hồ sơ kiểm định viên được chứng nhận; hơn 5.500 hồ sơ chuẩn đo lường được
chứng nhận; hơn 200.000 hồ sơ dữ liệu chứng nhận…
Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
(Bộ KH&CN), với quy mô mạng lưới toàn quốc trong quản lý nhà nước về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng, việc triển khai hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ toàn
ngành với nguồn thông tin, dữ liệu số rất lớn đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ về
phương thức làm việc, mô hình quản lý. Nhu cầu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật
chuyên môn nghiệp vụ với hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số ngành tiêu chuẩn
đo lường chất lượng là rất cần thiết để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng
sản phẩm, hàng hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thời gian qua, ngành tiêu chuẩn đo lường chất
lượng đã quan tâm xây dựng các nền tảng công nghệ để phục vụ giải quyết các
nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN giao. Tuy nhiên, kết
quả triển khai hoạt động công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số còn chậm
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Việc xây dựng triển khai các cơ sở dữ liệu, hạ
tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phục vụ các hoạt động tác nghiệp ngành
tiêu chuẩn đo lường chất lượng còn nhiều hạn chế, chưa có sẵn; các hệ thống
thông tin dữ liệu còn cục bộ, chưa có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ
thống thông tin; chất lượng dữ liệu và thông tin chưa được cập nhật kịp thời,
chính xác; nhiều hệ thống thông tin đã triển khai chưa bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin, mức độ tin cậy trong giao dịch điện tử thấp…
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là ngành
chưa có một đề án nào về chuyển đổi số dẫn đến việc tổ chức xây dựng, kết nối,
khai thác, sử dụng chưa đồng bộ, chưa hiệu quả.
Tại Thông báo số 253/TB-VPCP ngày 20/8/2022
của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&CN
chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án
chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng, phù hợp với Chương trình
chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới
Chính phủ số.
Ngay sau khi có Thông báo của Văn phòng Chính
phủ, Tổng cục đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án Chuyển đổi số
ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 và
xin ý kiến các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị
liên quan.
Ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ
trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, với mục tiêu lấy người
dân và doanh nghiệp làm trung tâm, việc chuyển đổi số của ngành tiêu chuẩn đo
lường chất lượng nhằm triển khai các hoạt động trên môi trường số, được thiết
kế và vận hành dựa trên nền tảng dữ liệu số và công nghệ số, có khả năng cung
cấp dịch vụ chất lượng hơn, tối ưu hơn, hiệu quả hơn.
"Đây là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn,
vì khi chuyển sang phương thức làm việc mới đòi hỏi phải thay đổi về văn bản
quy phạm pháp luật, thay đổi về nhận thức cũng như phương thức làm việc",
ông Hà Minh Hiệp chia sẻ.
Theo đó, trong đề án, Tổng cục dự kiến triển
khai 6 nhóm công việc. Đầu tiên là xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính
sách, quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về phương thức chuyển đổi số,
quy trình làm việc bằng nền tảng số; nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ
cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động chuyển đổi số trong trong lĩnh vực đo
lường, thử nghiệm, giám định, chứng nhận...
Thứ hai, xây dựng bản đồ số trong ngành tiêu
chuẩn đo lường chất lượng dựa trên kỹ thuật về chuyển đổi số tinh gọn hiện đại
(Lean Digital Transformation), để giảm thời gian, chi phí trong thực thi pháp
luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Thứ ba, tập trung hoàn thiện dữ liệu số, nền
tảng số và giải pháp số. Dữ liệu về tiêu chuẩn, về tổ chức đánh giá sự phù hợp,
đo lường, mã số mã vạch, dữ liệu về truyền thông… sẽ được tích hợp trên nền
tảng số, từ đó xây dựng giải pháp số phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thứ tư, phát triển năng lực số cho đội ngũ
công chức, viên chức và người lao động ngành tiêu chuẩn đo lường hất lượng.
Thứ năm, thúc đẩy việc hợp tác, kết nối liên
thông các nền tảng công nghệ số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng với các tổ
chức, doanh nghiệp nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa.
Thứ sáu, thông tin, tuyên truyền để nâng cao
nhận thức cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các cán bộ làm về tiêu chuẩn
đo lường chất lượng từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm thống nhất trong
hoạt động này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét