Ngày 12/12, phái đoàn
Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào
Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028, đã thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo đại sứ, đại diện
các phái đoàn thường trực và quan sát viên tại LHQ.
Ngay sau tuyên bố của đại diện Việt Nam, các
phương tiện truyền thông, mạng xã hội của các tổ chức thù địch, phản động lưu
vong đã tung ra nhiều bài viết công kích, xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền
Việt Nam. Đồng thời, họ kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế nhằm gây sức
ép, cản trở Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028.
Nếu như đọc qua bài viết trên trang RFA Tiếng
Việt với tiêu đề “Nhiều tổ chức nhân quyền phản đối Việt Nam tái ứng cử
vào Hội đồng Nhân quyền LHQ”, nhiều người sẽ lầm tưởng về việc có nhiều tổ chức
quốc tế lên tiếng đối với vấn đề này. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết chỉ
nêu ý kiến của duy nhất một thành viên thuộc tổ chức Liên minh xã hội dân sự
toàn cầu (Civicus) với vài thông tin sơ sài cũng như thêm thắt một số thông tin
xuyên tạc có chủ đích nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam. Tổ chức Civicus cũng là
cái tên quen thuộc thường xuyên có hoạt động xuyên tạc, vu cáo Việt Nam về tình
hình nhân quyền. Như vậy, không hề có chuyện “nhiều tổ chức nhân quyền phản đối”
mà chỉ là một số tổ chức, nhóm cá nhân có hoạt động chống phá Việt Nam đã lợi dụng
việc này để “té nước theo mưa”. Ngoài ra, VOA Tiếng Việt dẫn nguồn tin từ tổ chức
Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) về việc tổ chức này “bày tỏ quan
ngại trước sự gia tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với các nhóm tôn
giáo độc lập”. Tuy nhiên, nội dung bài viết đều là những thông tin, căn cứ mơ hồ,
nội dung phản ánh sai trái như cho rằng Việt Nam có phân biệt đối xử của xã hội
đối với người dân tộc thiểu số, vu cáo chính quyền hành hung người dân tộc thiểu
số theo tôn giáo ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bày tỏ quan ngại về việc người dân tộc
thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt động, áp dụng luật pháp
không nhất quán dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đăng ký với chính quyền cấp tỉnh
của các giáo xứ vùng sâu, vùng xa.
`Điều đáng nói là những thông tin trên
lại xuất phát từ một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia hội luận
trực tuyến do bên ngoài tổ chức, số này xuyên tạc rằng “chính quyền Việt Nam
cướp đất của người Khmer, đàn áp người dân tộc”… Những thông tin bịa đặt như
vậy nhưng lại được đưa vào báo cáo nhân quyền, tạo cớ chống Đảng, Nhà nước Việt
Nam.
Tổ chức khủng bố Việt Tân thì rêu rao về
các cuộc biểu tình của người Việt tại một số quốc gia như Na Uy, Đức, Úc,
Canada… để vu cáo Việt Nam “đàn áp nhân quyền”. Các đối tượng lồng ghép những
biểu ngữ sai sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, vu cáo “dưới chế độ
độc tài, người dân Việt Nam không có dân chủ, tự do” và cho rằng chính quyền
Việt Nam đang thực hiện những hành vi đàn áp đối với những người bất đồng chính
kiến; miệt thị, xuyên tạc Việt Nam “bịt miệng” quyền tự do báo chí và quyền tự
do ngôn luận.
Có thể thấy, dựa vào các thông tin sai lệch về
tình hình tự do tôn giáo, dân tộc và tình hình nhân quyền do một số phần tử phản
động ở trong nước, một số tổ chức phi chính phủ không thiện chí với Việt Nam, tổ
chức phản động lưu vong chống phá Việt Nam như Liên minh xã hội dân sự toàn cầu
(Civicus); Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), Mạng lưới nhân quyền
Việt Nam (VHRN)…, trong đó có nhiều thông tin phiến diện, xuyên tạc tình hình
nhân quyền ở Việt Nam. Dựa vào đó, các thế lực thù địch kêu gọi sự can thiệp của
các quốc gia phương Tây nhằm đòi Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho tất cả
những phạm nhân mà họ tự gọi là “tù nhân lương tâm”… Đây không phải chiêu trò
gì mới khi các tổ chức trên đưa những thông tin xuyên tạc, vu cáo về tình hình
nhân quyền cũng như kêu gọi sự can thiệp của quốc tế nhằm chống phá Việt Nam ứng
cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Việc tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân
quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028 là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực
vào những nỗ lực chung của LHQ cũng như của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và
thúc đẩy những giá trị phổ quát về quyền con người, cùng phấn đấu vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội. Các chiêu trò
vu cáo không thể phủ mờ thành tựu, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc
tế.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét