Gần 95 năm về trước, ngay từ khi mới ra đời, trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên (2/1930), Đảng ta đã khẳng định rõ nhiệm vụ giải phóng dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH). Theo đó cách mạng Việt Nam phải trải qua
hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền (giành độc lập dân tộc; mang lại ruộng
đất cho dân cày) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) (xây dựng CNXH, chủ nghĩa
cộng sản). Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH - Ý Đảng và khát vọng của lòng Dân
gặp nhau đã bồi tụ nên nguồn sức mạnh vô song của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần làm nên thắng lợi của sự nghiệp giải phóng
dân tộc, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).
Thực tế cho thấy, dù phải trải qua các cuộc chiến tranh nhân dân để
bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, song một nước Việt Nam hòa bình, độc lập,
thống nhất, dân chủ, ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc đã và đang hiển
hiện trên thực tế. Một Việt Nam kiên định độc lập dân tộc và CNXH “đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với
những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ
có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” là minh chứng
sinh động cho thấy rằng: 1) Lý tưởng cộng sản, con đường cách mạng vô sản do Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam lựa chọn và được
triển khai ở Việt Nam dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam; phù hợp xu thế phát triển tất
yếu của nhân loại. 2) CNXH không “mất đi”, không bị “xóa bỏ”, dù mô hình CNXH
hiện thực ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ mà vẫn hiện diện trong đời
sống đương đại. 3) Bài học kinh nghiệm về những sai lầm trong đường lối cải tổ
(xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
phi chính trị hóa lực lượng vũ trang; sự thoái hóa, biến chất trong nội bộ; sai
lầm trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp chiến lược…) của Liên Xô
đã được Đảng Cộng sản Việt Nam rút kinh nghiệm để tiến hành thành công sự nghiệp
đổi mới từ Đại hội VI (12/1986)...
Thực tế là, từ năm 1930 đến nay, ngoài Đảng Cộng sản - đội tiền
phong của giai cấp và dân tộc thì không có đảng phái, tổ chức chính trị của các
nhân sĩ, trí thức yêu nước hay của giai cấp tư sản dân tộc nào đủ năng lực, uy
tín chính trị để lãnh đạo thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng không
chỉ được ghi rõ trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy
định, chuyên đề của Đảng; không chỉ được khẳng định trong các
công trình nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, mà
còn được các tầng lớp nhân dân tin tưởng và các chính
đảng khác (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng, Đảng
Dân chủ, Đảng Xã hội…) ghi nhận. Vì thế, những luận điệu bẻ cong sự
thật, rằng: “Đảng độc tài tự phong mình là lực lượng lãnh đạo” và “tự quyết định”
xây dựng CNXH mà không hỏi “xem người dân Việt Nam có muốn hay không” là xuyên
tạc và phản động.
Thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội không
phải bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng Cương lĩnh, quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng; bằng công tác cán bộ và hoạt động của các tổ chức Đảng, của đội
ngũ cán bộ, đảng viên theo đúng tinh thần “các tổ chức Đảng và đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” như Hiến pháp
năm 2013 quy định. Cho nên, cũng không có cái gọi là Đảng “tự đặt mình lên trên
Hiến pháp” như các thế lực thù địch xuyên tạc để chống phá Đảng và chế độ.
Hơn nữa, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có Hiến pháp và một hệ thống
pháp luật được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, ngày càng hoàn thiện trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội… để không chỉ thể chế
hóa chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước,
quản lý đời sống xã hội hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, mà còn bảo đảm, bảo vệ, thực thi, thúc đẩy quyền con người, quyền
công dân và chủ động hội nhập quốc tế khi tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết số
27-NQ/TW ngày 9/11/2022.
Thực tế là, kiên định con đường đi lên CNXH, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân Việt Nam thực sự là người chủ và đã, đang, tiếp tục làm chủ vận
mệnh của mình, của dân tộc mình trên hành trình hướng đến tương lai. Nền dân chủ
XHCN mà Việt Nam xây dựng và thực hiện là yêu cầu nhất quán của Đảng Cộng sản
Việt Nam; là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển của đất nước, không chỉ thể
hiện sinh động tư tưởng Hồ Chí Minh: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ./ Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân./ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân./ Công
việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân./ Sự nghiệp kháng chiến,
kiến quốc là công việc của dân./ Chính quyền từ xã đến
Chính phủ Trung ương do dân cử ra./ Đoàn thể từ Trung
ương đến xã do dân tổ chức nên./ Nói tóm lại, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân”, mà còn tạo điều kiện
để bảo đảm và phát huy quyền dân chủ của người dân trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
Cần khẳng định rằng, một Việt Nam bứt phá, phát triển với diện mạo
mới, tầm vóc và vị thế mới đã khác xa những ngày Đảng chưa ra đời; khác nhiều hơn
so với trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và đã “thay da đổi thịt”
từ khi cả nước thống nhất cùng đi lên CNXH sau thắng lợi của cuộc Tổng tấn công
và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Do đó, dù các phần tử bất mãn, cơ hội, phản động
có “lập luận” và “lập lờ đánh lận con đen” dưới bất cứ hình thức cũng đều là sự
xuyên tạc, cố tình bẻ cong sự thật hòng phủ nhận và đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét