Ngay từ khi ra đời lãnh đạo cách mạng, theo tiến trình của lịch sử, Đảng ta đã quan tâm đến văn hóa, phát triển văn hóa và không ngừng đổi mới tư duy lý luận về văn hóa. Trên thực tế, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử tư duy lý luận về văn hóa của Đảng ta đã có sự phát triển nhiều mặt; Đó là cơ sở, yếu tố quyết định làm cho nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng... Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng. Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc.
Để có được kết quả đó là do Đảng ta đã từng bước nhận thức và và ngày càng hoàn thiện tư duy lý luận về văn hóa, làm cho văn hóa thực sự trở thành động lực quan trọng của cách mạng. Cuối tháng 2-1943, Đảng ta đã ban hành “Đề cương văn hóa Việt Nam” nhằm gây dựng một phong trào văn hóa tiến bộ, chống lại văn hóa phát xít phi nhân văn, phản động. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội IV của Đảng đã khẳng định: “Tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học - kỹ thuật, cách mạng về tư tưởng và văn hóa”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét