Xuyên tạc, chống phá vấn đề nhân quyền là một trong
những âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị. Trong thời gian qua, lợi dụng các hoạt động đối ngoại nhân quyền của
Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại đưa ra những
luận điệu sai trái, xuyên tạc.
Mới đây,
ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ), đoàn đại biểu Việt
Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia phiên đối
thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát
(UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trước sự kiện này, các
đối tượng xấu lại tung ra những trò lố, hướng lái xuyên tạc trên mạng xã hội.
Thông qua các bài viết, hình ảnh, video hay livestream, các tổ chức Việt Tân,
Hội anh em dân chủ… xuyên tạc rằng “Việt Nam nhận được nhiều khuyến nghị cho
thấy mức độ tồi tệ nhân quyền”, từ đó giở lại chiêu bài “Việt Nam cần chấm dứt
đàn áp nhân quyền”! Trang mạng xã hội của Việt Tân livestream, rêu rao “Biểu tình
trước Geneva Thụy Sỹ: Người Việt Nam đòi nhân quyền cho Việt Nam”. Trước đó, tổ
chức này đăng nhiều thông tin kêu gọi tụ tập buổi biểu tình diễn ra ngày
7/5/2024 trước trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva “nhằm lên án những vi phạm nhân
quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam”!
Trò hề
này được số này “nhai đi nhai lại”. Ngày 3/10/2023, tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(HRW) vu cáo, kêu gọi “Việt Nam cần khẩn cấp cải tổ quyền con người trước chu
kỳ rà soát định kỳ phổ quát (UPR)”. Điều đáng nói là những kêu gọi trên của HRW
hoàn toàn không có cơ sở và lý lẽ xác thực, tổ chức này phớt lờ về tình hình
quyền con người ở Việt Nam, dựa vào những thông tin sai trái, cóp nhặt từ những
cá nhân, tổ chức bất mãn, chống đối trong nước cung cấp. Đến ngày 11/1/2024,
HRW lại công bố báo cáo thường niên về thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc
gia năm 2023, trong đó có Việt Nam. Báo cáo này tiếp tục đưa ra các nhận định
về nhân quyền tại Việt Nam một cách phiến diện, quy chụp.
Có thể
thấy, mỗi khi Việt Nam ứng cử, trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc hay trước các phiên đối thoại về báo cáo các quốc gia theo cơ chế rà soát
định kỳ phổ quát (UPR), khi Hội đồng Nhân quyền thông qua kết quả rà soát… thì
những chiêu trò vu khống, chống phá Việt Nam lại diễn ra quyết liệt. Âm mưu,
thủ đoạn, hoạt động chống phá của một số hội nhóm phản động, tổ chức đội lốt
nhân quyền là thường đưa ra các bản khuyến nghị, thư ngỏ, báo cáo, nêu yêu sách
để xuyên tạc ở nước ta không có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo; các quyền về
dân sự, chính trị bị hạn chế, bị “chà đạp”. Thậm chí họ bịa đặt rằng, những
người bất đồng chính kiến bị bắt giam một cách vô cớ, bị ngược đãi; vu cáo
chính quyền bắt bớ tùy tiện, đàn áp công dân, xâm phạm quyền con người; đòi thả
tự do cho những đối tượng phạm tội bị tạm giam hay bị kết án, nhất là số đối
tượng có các hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, họ bịa đặt Việt
Nam thực hiện không đúng cam kết quốc tế, không có đóng góp gì cho hoạt động
nhân quyền quốc tế, kêu gọi các quốc gia không bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân
quyền. Trong quá trình bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc và
trong các phiên đối thoại nhân quyền thường niên, các lực lượng thù địch tổ chức các cuộc biểu
tình ở hải ngoại để phản đối phái đoàn của Việt Nam, gây sức ép tới các quốc
gia khi lựa chọn lá phiếu bầu cử.
Những
chiêu trò này diễn đi, diễn lại nhiều lần, từ năm này qua năm khác, nội dung
được biến tấu theo bối cảnh sự kiện nhưng ý đồ thì không thay đổi. Mục đích là
làm lu mờ những nỗ lực, thành tựu trong công tác đối ngoại nhân quyền của Việt
Nam; làm cho cộng đồng quốc tế hiểu sai, hiểu không đầy đủ về tình hình nhân
quyền và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhân quyền; hạ
thấp, phớt lờ những thành tựu đã được công nhận trong bảo đảm, thúc đẩy quyền
công dân, quyền con người; hạ bệ vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc
tế, tìm cách cô lập Việt Nam với thế giới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét