Một là, cơ quan nhà nước phải chủ động thông tin đúng
đắn, chính xác. Để ngăn chặn những tin đồn thất thiệt, trước hết các cơ quan quản
lý nhà nước phải nắm bắt thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng có phát ngôn
chính thống để bác bỏ các tin đồn thất thiệt. Khi có tin đồn thất thiệt thuộc
lĩnh vực bộ, ngành nào quản lý, nhất thiết phải cử cơ quan chuyên ngành xác
minh kịp thời, truy nguyên nguồn gốc, diễn biến hình thành tin đồn, đưa ra kết
luận để công bố trước công luận, không thể để chậm trễ, nhằm chủ động ngăn chặn
sự lan rộng của nó, hạn chế tác động tiêu cực. Nhanh chóng cung cấp thông tin đầy
đủ, chính xác về sự kiện đang xảy ra tin đồn thất thiệt. Việc công bố có thể thực
hiện ngay thông qua thông cáo báo chí trên các phương tiện truyền thông để mọi
người dân nắm được. Đồng thời có những biện pháp xử lý kiên quyết những đối tượng
cố tình tung tin đồn thất thiệt để trục lợi, phá hoại.
Hai là, cần hình thành, phát triển sự miễn dịch tâm lý
đối với tin đồn thất thiệt trong quần chúng. Hình thành, phát triển sự miễn dịch
tâm lý tức là phải xây dựng cho mỗi cá nhân cũng như cộng đồng xã hội một nền tảng
vững về tri thức, làm tăng sức đề kháng, làm cho tin đồn thất thiệt không có đất
tồn tại. Do vậy, các cấp, các ngành cần cung cấp thường xuyên, kịp thời, chính
xác đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của địa phương; thông tin về những vấn đề nổi
cộm, được dư luận quan tâm, chú ý; tình hình âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu… Không
đưa tin mập mờ gây thắc mắc, tò mò, dễ hiểu nhầm. Báo chí và cơ quan chức năng
cần thông tin, hướng dẫn, góp phần ổn định tâm lý xã hội, hình thành dư luận
tích cực, củng cố niềm tin của công chúng. Chỉ khi công chúng tin vào báo chí
và thông tin của các cơ quan chức năng, để tự định hướng và miễn dịch với thông
tin ngoài luồng, không nguồn gốc, thì khi ấy, tin đồn thất thiệt dù có tai ác đến
đâu cũng không thể thâm nhập và gây hại cho đời sống cộng đồng.
Ba là, phát huy vai trò của báo chí chính thống trong
cuộc chiến chống tin đồn thất thiệt. Một
trong những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, định
hướng dư luận xã hội đúng đắn là báo chí chính thống. Song song với việc nâng
cao nhận thức, định hướng dư luận xã hội, báo chí chính thống cần nâng cao chất
lượng nội dung thông tin, thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác và trực diện,
nhất là đối với các sự kiện, sự việc “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm. Nếu
báo chí làm tốt chức năng, kịp thời thông tin đúng đắn tuyên truyền thì chắc chắn
sẽ dẹp bỏ được những thông tin giả, thông tin thất thiệt. Thông tin giả, thông
tin thất thiệt có đất sống hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc cung cấp
thông tin chính thống của các cơ quan báo chí… Bộ trưởng Thông tin và Truyền
thông Trương Minh Tuấn cho rằng: Báo chí hiện nay đang có tình trạng bị mạng xã
hội dẫn dắt, cần phải làm sao để chính báo chí phải là hạt nhân dẫn dắt thông
tin, định hướng những thông tin đúng trên mạng xã hội, lấy cái đẹp dẹp cái xấu,
lấy tích cực để đẩy lùi tiêu cực, định hướng và tuyên truyền thông tin tốt, để
thông tin tốt ngày càng phát triển và hạn chế nhiều hơn những thông tin xấu độc.
Bốn là, kiên quyết xử lý thích đáng những đối tượng
tung tin đồn thất thiệt.
Việc tung tin thất thiệt nhất là thông tin xấu độc gây
hoang mang dư luận xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung,
tính chất, mức độ, động cơ của hành vi, hậu quả của việc tung tin thất thiệt
như thế nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Điều 258 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” có quy định:
“Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét