Thứ Tư, 1 tháng 1, 2025

Kinh tế thị trường và XHCN hoàn toàn không đối lập nhau

 Trong tư duy của những thành phần cực đoan chính trị, không thể có nền KTTT định hướng XHCN; thế nhưng đó lại là một khái niệm đã được phát triểnqua thời gian hàng thập kỷ, là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Họ cho rằng khiên cưỡng khi thêm “cái đuôi định hướng XHCN” vào KTTT, nhưng KTTT đâu phải là sản phẩm riêng có của CNTB. Nó là sản phẩm của văn minh nhân loại, hình thành và phát triển suốt hàng ngàn năm qua.

Nhìn vào thực tiễn phát triển đất nước sau hơn 38 năm đổi mới, trước vô vàn khó khăn, thách thức; thế nhưng, những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trên mọi mặt của đời sống xã hội, khiến mỗi người dân chúng ta phải tự hào khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Giờ đây, Việt Nam đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành “con rồng mới” của châu Á; từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đói nghèo đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, Việt Nam sẽ sớm vượt Malaysia, Singapore và Philippine để vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực Đông Nam Á trong vài năm tới3. Và cũng cần nhấn mạnh rằng, nước ta đã phải trải qua gần một thế kỷ bị thực dân đô hộ và gần 40 năm bị chiến tranh tàn phá đầy đau thương, mất mát, bị cấm vận về kinh tế.

Trong năm 2020, nền kinh tế thế giới lao đao vì dịch COVID-19, rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1930, với mức suy giảm GDP toàn cầu trong năm là 3,1%; kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP đạt 2,91%. Năm 2021, đại dịch bùng phát tại Việt Nam khiến sản xuất bị đình trệ, các ngành dịch vụ gần như kiệt quệ. Thế nhưng, bằng sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, quyết tâm cao của Chính phủ; kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 2,58%; thu ngân sách nhà nước tăng 16,4%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại; cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD4.

Nếu như KTTT và XHCN là đối lập nhau, sao chúng ta có thể đạt được những thành tựu lớn lao, có ý nghĩa lịch sử như thế?

Những thành tựu nổi bật đó chính là những minh chứng thuyết phục nhất để phản bác luận điệu đầy ấu trĩ cho rằng KTTT và CNXH là đối lập nhau, loại trừ nhau; thực tế thì hoàn toàn trái ngược, KTTT, dưới định hướng XHCN là sự kết hợp hoàn hảo, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ các nguồn lực, tiềm năng để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, gắn với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét