Thứ Tư, 1 tháng 1, 2025

Những luận điệu xuyên tạc về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

 Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội và các diễn đàn, xuất hiện một số đối tượng tự nhận mìnhlà những “chuyên gia kinh tế”, các “giáo sư”, “tiến sĩ” tự phong, nhưng thực chất là những thành phần phản động, cơ hội chính trị, có các bài viết với nhữngluận điệu xuyên tạc về mục đích của đường lối phát triển kinh tế của Đảng, về nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Họ cho rằng “Không có cái gọi là KTTT định hướng XHCN”, “KTTT là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản (CNTB)”, “KTTTthêm cái đuôi “định hướng XHCN” là sự gán ghép khiên cưỡng”; họ còn nhận định phiến diện rằng “KTTT và XHCN là những yếu tố loại trừ nhau, đối lập nhau như nước với lửa…”.

Đây rõ ràng là những quan điểm sai trái, cố chấp và thiếu hiểu biết của những thành phần cực đoan chính trị, đưa ra không nhằm mục đích nào khác, ngoài việc tạo sự hoài nghi, gây hoang mang, dao động, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Trước hết, cần nhấn mạnh, KTTT định hướng XHCN là một khái niệm mới, là “một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta1”, hình thành từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, được Đảng ta chính thức đưa ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền KTTT định hướng XHCN2”. Qua thời gian, nội hàm của khái niệm dần được hoàn thiện, làm rõ và lý thuyết về nền KTTT định hướng XHCN của Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là đã định hình hoàn chỉnh tại Nghị quyết số 11, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII).

KTTT cũng không phải là một chế độ kinh tế xã hội mà là một phương thức vận hành mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần phải trải qua để đạt tới trình độ phát triển cao hơn. Nó là một giá trị lịch sử, thành tựu chung của văn minh nhân loại; do đó, chúng ta hoàn toàn có thể kế thừa những thành tựu đó để xây dựng CNXH, gắn với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, ngăn chặn sự độc quyền kinh doanh; nhằm tạo ra lợi ích chung cho toàn thể Nhân dân chứ không riêng cho một nhóm đối tượng nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét