Chiến tranh
thông tin hay chiến tranh mạng (tiếng Anh: Cyberwarfare) là việc áp dụng công
nghệ thông tin ở mức độ cao trong các mặt hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo,
điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội,...; là một loại hình
tác chiến phổ biến trong chiến tranh hiện đại; đó là tổng hợp những hoạt động
và biện pháp nhằm tung tin gây rối loạn, tác động vào các cơ cấu ra quyết định;
nhằm làm cho đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định vô hại
có lợi cho ta, đồng thời ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối
phương.
Mục đích của
chiến tranh thông tin là kiểm soát, điều khiển, tác động lên các quyết định và
làm suy giảm hoặc phá huỷ các hệ thống thông tin của đối phương trong khi bảo
vệ các hệ thống của mình và đồng minh chống lại những hành động như vậy.
Mục tiêu tấn
công của chiến tranh thông tin là các cơ sở hạ tầng thông tin (quân sự, tài
chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia,...). Phần mềm Virus có thể làm cho hệ
thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển, và cũng có thể phá hoại cơ sở hạ
tầng kinh tế của quốc gia, làm cho nền kinh tế rối loạn, hay làm tắc nghẽn mạng
thông tin. Hacker là thành phần nguy hiểm nhất trong công nghệ thông tin.
Hacker tập trung vào việc đánh cắp các bí mật quân sự; sử dụng virus tấn công
các hệ thống máy tính làm cho hệ thống này bị tê liệt không thể đưa ra các
quyết định đúng.
Chiến tranh
mạng - nguy cơ về một cuộc Thế chiến III
Các cường
quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc… đang chuẩn bị cho cái gọi là thế chiến không gian
mạng, cuộc chiến được ví như chiến tranh thế giới thứ 3 diễn ra trên mặt trận
Internet.
Đầu tư cho
lĩnh vực này đã tăng rất mạnh trong những năm qua. Nếu như năm 2013, Mỹ đổ 3,9
tỉ USD vào chiến tranh mạng thì năm 2014 tăng lên 4,7 tỉ USD và năm 2015 là 5,1
tỉ USD. Trong khi đó, dù không công bố ngân sách nhưng theo dự đoán Nga cũng
chi ra hàng tỉ USD. Còn Trung Quốc, tất nhiên là theo truyền thống không công
bố thông tin.
T3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét