Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020


 “Đồng Tâm” nỗi đau không át nổi sự căm phẫn
Cả một đêm dài thao thức, nghe được thông tin anh em chiến sĩ ngã xuống ở Đồng Tâm mà day dứt, bàng hoàng khôn nguôi.
Đã hơn 2 năm qua bọn tội phạm “Tổ Đồng Thuận ở Đồng Tâm đã lộ nguyên hình là lũ điêu dân, phản loạn, chúng đã hết lần này đến lần khác ngang nhiên dùng vũ lực, ngôn từ hiếu chiến để đe dọa, lừa bịp những người dân thiếu hiểu biết nếu không theo chúng tấn công trực diện vào chính quyền, hệ thống chính trị, bảo vệ pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bằng những hành vi coi thường, chà đạp lên luật pháp mang tính chất ngông cuồng, khủng bố!
Chúng luôn thừa hiểu rằng, những người chiến sỹ trong LLVT nhân dân Việt Nam không bao giờ quay nòng súng vào dân mình. Bởi vì, người chiến sỹ trong LLVT luôn trung thành vô hạn với Tổ quôc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, mà phải xông pha trấn áp tội phạm, luôn ở tuyến đầu chiến đấu với giặc thù xâm lược, sn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân.
Vậy mà những điêu dân “Tổ Đồng Thuận” ở Đồng Tâm, đã trở thành cầu nối, để cho những kẻ đứng đằng sau cổ xúy, bênh vực chúng là cả một bầy “lúc nhúc các tổ chức, hội nhóm, cá nhân phản động, bất mãn, chống chế độ trong và ngoài nước. Chúng không từ thủ đoạn nào để thao túng nhân dân, mị dân với những cáo buộc vô căn cứ, hồ đồ trắng trợn vu cáo chính quyền công an, quân đội cái gọi là cướp đất của nhân dân.
Ngang ngược hơn chúng còn tuyên bố công khai ý định chống lại hệ thống công quyền, sẵn sàng đổ máu để bảo vệ lợi ích trên mảnh đất mà chúng tự cho là vương quốc riêng, ngoài pháp luật của nhà nước.
Ngay từ đầu, dư luận nhân dân đã thấy chân tướng của bọn tội phạm này, đó là một băng nhóm với tính chất “xã hội đen, tham tàn vô độ, chúng sẵn sàng vì tiền vì quyền lợi vị kỷ đê hèn để đứng trên pháp luật và cuộc sống bình yên của nhân dân, chúng tự đặt vị thế đối đầu một mất một còn với chính quyền và sẵn sàng đánh tiếng nhờ bàn tay lông lá của ngoại bang can dự vào tình hình ANCT, TTXH của nước nhà để bênh vực chúng.
Xâu chuỗi lại vụ việc, nhận thấy rằng, nguyên nhân chính cũng đều xuất phát từ lòng tham, suy thoái của một phận cán bộ, đảng viên ở địa phương, đứng đầu là Lê Đình Kình và băng nhóm cát cứ tại xã Đồng Tâm, chúng lợi dụng chính sách nhân đạo, dân chủ của pháp luật và cả sự quản lý lỏng lẻo, nhân nhượng của chính quyền, mà lấn tới bất chấp kỷ cương phép nước để xúi giục, tổ chức hàng loạt sai phạm về pháp luật đất đai, tham ô tham nhũng để rồi bị cách chức, kỷ luật và kéo thêm nhiều hệ lụy khác cho con cháu, thân nhân vướng vòng lao lý!
Chúng cậy là một băng nhóm có thể lực, có truyền thng trả thù hung bạo bậc nhất ở địa phương để vô hiệu hóa tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể sở; bịt miệng và nhồi sọ người dân những luận điệu xảo trá của chúng về pháp luật, về chính quyền, Công an, Quân đội ta. Chúng đã lộ diện rõ ràng là một lực lượng công khai chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mà bọn phản động, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước lợi dụng và mượn tay ném đá! Núp dưới ngọn cờ chống tham nhũng, tiêu cực của chúng để rêu rao là vì dân chủ, nhân quyền để qua đó lồng ghép các phương thức chống phá từ bất bạo động đến bạo động, tuyên truyền công khai bằng hội họp, băng rôn kích động, gặp gỡ các nhân vật cộm cán chống phá Nhà nước Việt Nam, các vị dân biểu, dân túy, cải lương vô trách nhiệm... Mặc khác còn rầm rộ lợi dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Dù cho bất kỳ lý do biện hộ nào, thì đây rõ ràng là một ổ lưu manh, phản động, manh động nhất từ trước tới nay, phải cần triệt phá ngay từ đầu một cách chóng nhất, để chúng không kịp phát tác ung nhọt, gây tội ác cho nhân dân!
Tiếc thay ổ nhóm này đã kịp gây nhiều chuyện kinh thiên động địa không tưởng như rào làng, tấn công, chửi bới và bắt giữ lực lượng bảo vệ pháp luật, ra điều kiện không truy cứu trách nhiệm hình sự với chính quyền để đổi lấy mạng sống cho cán bộ chiến sĩ cảnh sát cơ động! Ngang nhiên thành lập Tổ Đồng Thuận để hợp thức, lừa bịp nhân dân về tiền bạc, kích động chống đối, trở thành nơi để gặp gỡ tiếp xúc với bên ngoài kể cả là địa chỉ nhận tiền bạc của cá nhân tổ chức phản động trong và ngoài nước nhằm trục lợi bẩn thỉu.
Đỉnh điểm của ổ nhóm này là sự manh động cùng cực với những hành vi bạo lực ác độc hiếm thấy, đã lấy đi nhiều mạng sống của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân!
Là một công dân chân chính, cùng với nhân dân cả nước, tôi thực sự bàng hoàng và vô cùng căm phẫn, vì không thể tin nổi ngay tại Thủ đô Hà Nội, ngay trong thời bình, máu và nước mắt lại một lần nữa đã đổ xuống, các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã phải hy sinh thân mình khi chống lại tội phạm đã bị cô lập, phân hóa như thế!
Trách nhiệm bảo vệ nhân dân là tiên quyết, các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cũng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Nhưng đứng trước sự hy sinh của các đồng chí hôm nay, tôi đề nghị chính quyền các cấp cần quyết liệt hơn nữa, pháp luật Nhà nước Việt Nam phải xử lý triệt để vụ việc thương tâm này, biến đau thương thành hành động, lấy đây làm vụ án trọng điểm để tuyên truyền rộng rãi toàn quốc, thậm chí quốc tế để cảnh báo và khẳng định tính thượng tôn của pháp luật Việt Nam. Không thể vì lo ngại th quan ngại “dân chủ, nhân quyềngiả hiệu của bên ngoài mà làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và sinh mạng của người lính trong thời bình và sự bình yên của nhân dân./.
      Minh Phuong

HỎI NGƯỜI?

Đâu rồi ông nghị China?
Đâu rồi ông nghị tên là Triều Tiên?
Dân Mỹ gốc Đức đang yên.
Các ông đại diện tăng thêm tung Hoành.
Ủng hộ cái lũ lưu manh.
Để cho thêm tiếng trở thành Đồng Tâm.
Hà hơi gieo những hạt mầm.
Giờ đây loạn nhịp nát bầm làng quê.
Đau thương, ảm đạm, ê chề.
Hỏi hai ông nghị đường về chốn nao?

Nghĩ về Mỹ Đức, Đồng Tâm

Nghĩ về Mỹ Đức, Đồng Tâm.
Nỗi buồn tê tái tím bầm ruột gan.
Mấy tên thảo khấu tà gian.
Tự do không muốn thích làm tù nhân.
Cũng vì mấy đứa bất nhân.
Hà hơi tiếp sức có phần cực đoan.
Cộng thêm cái lũ lăng loàn.
Việt Tân hải ngoại chúng toàn hùa vô.
Đất đai đã rõ sơ đồ.
Chính quyền, dân chúng hoan hô đồng tình.
Đối thoại, dân chủ phân minh.
Đủ cả cái lý, cái tình còn chi.
Cuộc đời hỷ xả từ bi.
Tránh xa đi những sân si tầm thường.
Đồng Tâm nổi sóng tai ương.
Máu đào đổ xuống tang thương giữa trời.
Làm cho phẫn nộ lòng người.
Nỗi buồn nhỏ lệ tuôn rơi ngập tràn.
Luật pháp không phải cải bàn.
Xử nghiêm để giữ xóm làng bình an.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Không thể chấp nhận những thứ “ngôn luận tự do” bất chấp cả luật pháp và đạo lý... trong xã hội văn minh



         Có thể nhận diện, thống kê rất dễ dàng rằng, các phần tử thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách để tạo dựng những thứ gọi là “tự do ngôn luận” theo cách hiểu ấu trĩ, hạn hẹp, đầy hằn học với mưu đồ xấu xa. Chúng dã tâm, chủ đích lựa chọn, lợi dụng những vấn đề nhiều người dân quan tâm, dễ gây bức xúc, dễ lan truyền rộng rãi trong xã hội để tạo dựng những kịch bản đen tối, chống phá bằng các bài viết, hình ảnh, video clip,... liên quan đến các vụ khiếu kiện đất đai, ô nhiễm môi trường, phản đối trạm thu phí BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) giao thông, tụ tập đông người núp dưới cái gọi là “hành động yêu nước”,... nhằm gây rối an ninh, trật tự, “bất tuân dân sự”, phá hoại các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta; kích động, kêu gọi bạo động, lật đổ...
          Lấy ví dụ cụ thể từ các vụ tụ tập phản đối tại các trạm thu phí BOT giao thông trong quý I-2019 tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong các vụ này, rất nhiều người, trong đó có những người cầm đầu, cố tình liên tục “tường thuật trực tiếp”, thông qua tính năng livestream của mạng xã hội Facebook và xuyên tạc, nói xấu về hình thức đầu tư BOT, thậm chí cả về những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước... Điều này gây ra sự phản ứng lan truyền mạnh mẽ trên cộng đồng mạng, khiến nhiều trạm thu phí BOT phải “xả trạm” trong nhiều giờ để bảo đảm giao thông được thông suốt, an ninh, trật tự xã hội không bị rối loạn. Hùa vào góp sức, một số báo mạng nước ngoài, những phần tử chống đối ở hải ngoại, cũng như trong nước dưới vỏ bọc mỹ miều là “chống BOT bẩn” liên tục đăng tải những thông tin xuyên tạc, lệch lạc, sai trái,... nhằm mục đích phá hoại. Khi những đối tượng vi phạm pháp luật bị bắt tạm giam, một số báo mạng điện tử nước ngoài thiếu thiện chí, nhất là những báo có phiên bản tiếng Việt và nhiều trang cá nhân trên mạng xã hội Facebook, YouTube,... đã chớp lấy để bình luận đầy hằn học, ác ý, cố tình hướng lái, lật ngược bản chất vấn đề, vu khống, kích động cộng đồng mạng phá hoại, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, cản trở giao thông cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân...
          Nhìn rộng hơn, thử điểm lại một số vụ tụ tập đông người kích động, chống đối ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh,... trong những năm gần đây, nhất là liên quan đến sự cố môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung để kêu gọi tụ tập đông người, biểu tình, gây mất an ninh, trật tự, chống đối, phá hoại,... thì thấy càng rõ bộ mặt của tổ chức phản động Việt Tân và những mưu đồ đen tối của chúng. Chúng tuyển mộ, đào tạo, lợi dụng những người thiếu hiểu biết, cả tin, bất mãn, có những khúc mắc trong cuộc sống,... để làm thuê cho chúng, thông qua các việc, như tuyên truyền, lôi kéo, kích động các vụ tụ tập đông người và giăng khẩu hiệu phản đối, dùng loa các loại để gào thét vô lối, gây rối, đập phá trụ sở các cơ quan công quyền, nhà máy,... làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Tại các vụ, việc, nhiều phần tử cực đoan, chống đối, vi phạm pháp luật đã bị bắt để giáo dục, nhiều trường hợp bị khởi tố và tạm giam, bị kết án nghiêm minh, thích đáng...
          Nhân dịp này, những phần tử chống đối, phá hoại, các thế lực thù địch, vu khống, bịa đặt trắng trợn, rằng “Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận”, “Bắt người nói xấu Đảng và tự do ngôn luận”, “Dân oan bị khước từ quyền tự do ngôn luận”, “Chuyện gì đang xảy ra với tự do ngôn luận ở Việt Nam”, “Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không có tự do ngôn luận”... Rõ ràng, chỉ thoạt nhìn vào tiêu đề các bài viết đó cũng thấy rõ sự bóp méo, xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam - một quyền mà ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công đã được chế định trong Hiến pháp năm 1946 và được pháp luật cụ thể hóa kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước ta qua các thời kỳ, bắt nhịp với các bước tiến mang giá trị phổ quát của luật pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu chính đáng của đông đảo nhân dân...
          Để bảo đảm tự do cho người này mà không phương hại đến tự do người khác, tất yếu phải có quy định của pháp luật. Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2019, nhưng các thế lực thù địch lại rêu rao rằng Luật này “chống lại loài người”, “triệt tiêu dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “mất quyền tự do ngôn luận”. Chúng cố tình không hiểu rằng “tự do được thừa nhận về mặt pháp lý tồn tại trong nhà nước dưới hình thức luật pháp. Luật pháp không phải là những biện pháp đàn áp chống lại tự do... Ngược lại, luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến, trong đó tự do có một số sự tồn tại vô ngã, có tính chất lý luận, không phụ thuộc vào sự tùy tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh của tự do của nhân dân”

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không ký biên bản bị xử lý thế nào?


            Liên quan việc người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ không có quy định về việc xử lý đối với trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm.
            Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 58 Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định “... Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến”.
            Đối với trường hợp người vi phạm chấp nhận thổi vào máy đo nồng độ cồn, nhưng không chịu ký vào biên bản xử phạt và bỏ đi thì lực lượng làm nhiệm vụ nhờ hai người dân chứng kiến ký vào biên bản. "Khi đó, cơ quan chức năng đã đủ cơ sở pháp lý để xử phạt đối với người vi phạm. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm sẽ được áp dụng ở mức cao nhất theo số liệu báo trên máy đo nồng độ cồn",
            Ví dụ, trường hợp người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,5 miligam/ 1 lít khí thở sẽ bị phạt 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng, còn đối với ô tô phạt 35 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng.