Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Những "nữ chiến binh" thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2

 Với khối lượng công việc lớn, đội ngũ nhân viên của phòng xét nghiệm CDC phải thay phiên nhau túc trực 24/24, chạy đua với thời gian để nhanh chóng có kết quả từng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Gần một tháng nay, chị Đoàn Thị Ngọc Mai, nhân viên phòng xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình phải túc trực tại cơ quan. Nguyên nhân là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lượng mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm SARS-CoV-2 tăng đột biến, khối lượng công việc của nhân viên xét nghiệm như chị Mai cũng rất nhiều.

Những nữ chiến binh thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

CDC Quảng Bình những đêm không ngủ.

Tại CDC Quảng Bình, chỉ có chị Mai và 4 người nữa là đủ tiêu chuẩn để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Do đó trong thời điểm này, chị Mai và các đồng nghiệp luôn nỗ lực hết mình, phải làm việc xuyên đêm để hoàn thành nhiệm vụ, góp sức vào công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Những nữ chiến binh thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đằng sau cánh cửa phòng xét nghiệm, nhân viên CDC Quảng Bình đang từng giờ, từng phút chạy đua với thời gian để nhanh chóng có kết quả các mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Thời gian qua, căn phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 của CDC Quảng Bình gần như không bao giờ tắt đèn. Phía sau cánh cửa phòng xét nghiệm là những nhân viên thầm lặng, đang từng giờ, từng phút chạy đua với thời gian để nhanh chóng có kết quả từng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

"Khi mẫu bệnh phẩm được chuyển từ cơ sở về là chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay để có kết quả sớm nhất. Để đảm bảo công việc được thực hiện 24/24, anh chị em phải phân chia công việc theo từng ca. Có nhiều vất vả nhưng chúng tôi sẽ luôn cố gắng để có được những kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác nhất", chị Mai tâm sự.

Những nữ chiến binh thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Nhân viên CDC Quảng Bình kiểm tra, tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm, sẵn sàng cho công đoạn xét nghiệm SARS-CoV-2.

Cũng như chị Mai, chị Nguyễn Thị Kiều, một nhân viên khác của CDC Quảng Bình cũng chia sẻ, ở trong phòng xét nghiệm gần như không có định nghĩa về thời gian. Có những khi các nhân viên CDC theo xét nghiệm quên bữa, nhiều lần dùng bữa tạm bằng mì gói rồi tiếp tục công việc.

Những nữ chiến binh thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Bữa ăn tạm sau giờ làm việc đầy căng thẳng của đội ngũ CDC Quảng Bình.

Vì trách nhiệm công việc, chị Kiều cũng không còn thời gian chăm sóc gia đình, đặc biệt là 2 con nhỏ. Chồng đi làm xa, để yên tâm công tác, chị Kiều phải gửi con cho người quen chăm sóc hộ.

"Nhà cách cơ quan cũng không xa, nhưng lâu lắm tôi chưa về nhà. Tôi phải nhờ người trông hộ và động viên con để các cháu không khóc đòi mẹ. Mình cũng nhớ và thương các con lắm, lúc rảnh mình là lại tranh thủ gọi điện để trò chuyện với các con. Mấy chị em trực ở đây mỗi khi gọi cho con cũng thường nói với các cháu, chờ mẹ bắt được "con Covid" đã rồi mẹ về", chị Kiều kể lại.

Những nữ chiến binh thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Theo các nhân viên CDC Quảng Bình, để thực hiện tốt việc xét nghiệm, ngoài kỹ năng còn đòi hỏi người thực hiện có sự tập trung, kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo…

Nói về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 , các nhân viên CDC Quảng Bình cũng chia sẻ, để thực hiện tốt việc xét nghiệm, ngoài kỹ năng chuyên môn còn đòi hỏi người thực hiện có sự tập trung, kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo… Bởi chỉ cần một tí sao nhãng mà bỏ qua hoặc thao tác sai dù chỉ một bước nhỏ thì quy trình xét nghiệm cả trăm mẫu sẽ cho kết quả sai.

Cùng với đó, việc hàng ngày phải tiếp xúc gần với những mẫu bệnh phẩm có nguy cơ cao là tác nhân gây bệnh cũng khiến họ không khỏi lo lắng. Tuy nhiều áp lực nhưng mọi người không bao giờ có suy nghĩ sẽ bỏ cuộc, bởi họ hiểu được ý nghĩa, trách nhiệm công việc mà bản thân đang làm.

Những nữ chiến binh thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 - 6

Nhấn để phóng to ảnh

Những ngày cao điểm, CDC Quảng Bình tiếp nhận gần 2.000 mẫu cần xét nghiệm.

Theo ông Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình, hiện nay khi số lượng mẫu bệnh phẩm cần xử lý tăng đột biến, những ngày cao điểm, trung tâm tiếp nhận gần 2.000 mẫu cần xét nghiệm. Để có thể hoàn thành khối công việc lớn đó, đội ngũ y bác sỹ, nhân viên của phòng xét nghiệm luôn túc trực 24/24.

Hiểu được những khó khăn của các cán bộ, nhân viên thuộc cấp, Giám đốc CDC Quảng Bình cũng luôn quan tâm động viên để họ có thêm động lực vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ.

Những nữ chiến binh thầm lặng trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 - 7

Nhấn để phóng to ảnh

Không chỉ đội ngũ xét nghiệm, các cán bộ, nhân viên lấy mẫu của CDC Quảng Bình thời gian qua cũng nỗ lực hết mình để hoàn thành công tác truy vết, lấy mẫu.

"Để công tác phòng, chống dịch nhanh chóng, kịp thời thì công tác xét nghiệm được coi là then chốt, đòi hỏi cán bộ CDC phải nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Dù ở hoàn cảnh nào thì chúng tôi cũng nỗ lực vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đẩy lùi dịch bệnh", ông Tiệp cho hay.

Tiến Thành

Sài Gòn thấm mệt

Sài Gòn vốn sáng rực và tấp nập, nhưng phần hồn của thành phố là đời sống cư dân đa phần trong hẻm, giờ ngấm mệt. Ba tuần trước, Hiền, cô công nhân thuê trọ ở xóm tôi mang đứa con 6 tuổi rời Thành phố. Cô "cũng không biết sẽ làm gì, nhưng ít ra ở quê buồn ngủ cũng còn mấy gốc dừa để mắc võng, còn ở Sài Gòn lấy gì trả tiền trọ ha chú?", Hiền trả lời câu hỏi "về quê hai mẹ con sống bằng gì?" của tôi bằng một câu hỏi. Từ mùa Covid năm ngoái, Hiền đã rời công xưởng ra lề đường với rổ hột vịt lộn. Công ty may ở quận Tân Phú nơi cô làm cắt giảm công nhân. Rổ vịt lộn với cái thùng xốp ướp bia lạnh, mấy con khô mực là những gì Hiền có thể làm để tổ chức lại đời sống cho hai mẹ con. Hơn một tháng giãn cách xã hội vừa qua đã khiến rổ vịt lộn không thể tồn tại. Dù chủ nhà trọ đã giảm tiền nhà, cô vẫn phải đóng một phần cùng tiền điện nước và những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu. Vấn đề là người mẹ trẻ không còn nguồn thu nhập nào. Ngay cả khoản hỗ trợ nhỏ nhoi cho người nghèo cô nghe trên tivi nhà hàng xóm cũng không thể có. Bởi mẹ con cô không được coi là "dân Thành phố" do hộ khẩu ở Sóc Trăng. Nhưng ở quê, họ đã vắng mặt từ lâu nên cũng không được vào danh sách hỗ trợ của xã. Hàng triệu người như Hiền từ các nơi đổ về Sài Gòn mưu sinh và chính họ góp phần xây dựng nên diện mạo và cả thành tích kinh tế trong báo cáo cuối năm của Thành phố. Covid đã "đuổi" họ rời thành thị về nương tựa quê nhà, nơi cũng đang khó khăn vì dịch bệnh. Gần nhà trọ của Hiền, xưởng may của chị Loan chuyên gia công hàng xuất đi Hàn Quốc có bốn chuyền may với hàng trăm công nhân. Trước Covid, công ty gia đình này hoạt động hết công suất, công nhân tăng ca liên tục, giờ chỉ còn hai chuyền hoạt động cầm chừng. Cách xưởng 50 mét là chung cư Moscow 17 tầng, nơi vừa bị phong toả do có ca F0 liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Công nhân mất việc, quán tạp hoá của ông bà Chín cạnh đó đóng cửa theo. Mấy bộ bàn ghế mỗi ngày dọn bên lề đường để bán đồ ăn sáng cho công nhân giờ xếp một góc. Đức, con của ông bà ngày ngày đi phụ hồ, giờ thất nghiệp ở nhà. Họ không còn nguồn thu nhập nào. Mai mốt hết giãn cách cũng chưa biết bắt đầu lại từ đâu, bởi công nhân về quê còn mang theo số tiền mua nợ khiến họ cụt vốn. Anh con trai út thất nghiệp cũng trả nhà trọ dẫn hai đứa con về ở ké và ăn nhờ cha mẹ. Đã cực, giờ lại phải lo thêm mấy đứa cháu, họ hoàn toàn chưa có lối ra. Đó chỉ là chuyện nhỏ trong con hẻm ở quận 12 khu nhà tôi. Những ngày giãn cách, bạn có thể chỉ thấy phố xá vắng và buồn. Phải đi vào hẻm, từng xóm mới thấy Sài Gòn đã mệt, đã phập phồng thế nào sau hai năm dịch giã. Trong khi những lao động mất việc như Hiền, người buôn bán nhỏ như ông bà Chín hay chủ doanh nghiệp như anh chị Loan đang đối mặt khó khăn, những nỗ lực của Nhà nước nhằm hỗ trợ họ lại bị tắc nghẽn đâu đó. Báo cáo hồi cuối tháng 5/2021 cho thấy gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng của Chính phủ cho đợt dịch trước chỉ giải ngân được hơn 22%. Trong đó, gói vay không lãi suất hơn 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương lao động giải ngân chỉ đạt 0,26%. Chỉ có 245 đơn vị tiếp cận được với số tiền 42 tỷ đồng. Tức là, phần lớn tiền hỗ trợ vẫn nằm trong két của nhà nước. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Bình Dương có hơn 400 công ty, nhiều đơn vị phải tạm ngừng sản xuất ở đợt dịch trước. Nhưng chỉ có năm doanh nghiệp đủ điều kiện ban đầu nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ vốn vay trả lương cho lao động tạm nghỉ việc, và năm bộ hồ sơ đều bị trả lại, đề nghị bổ sung do "chưa đáp ứng được tiêu chí theo quy định". Các tiêu chí ấy phức tạp và rộng hơn tiêu chí "nghèo", "khó khăn", "mất thu nhập" kèm theo rất nhiều thủ tục khiến doanh nghiệp và người dân nản lòng rồi bỏ cuộc. Cuối cùng, chẳng mấy công nhân và người nghèo chạm được đến gói hỗ trợ. Nhiều địa phương thì cho biết "chính quyền gặp khó" do không rõ nguồn ngân sách hỗ trợ sẽ lấy từ đâu. Nhiều nơi vì sợ trách nhiệm nên yêu cầu các thủ tục rườm rà phi lý khiến người nghèo chào thua cán bộ tiếp nhận thủ tục. Cuối cùng, như ta đều thấy, tiền không giải ngân được để có thể đến với người đang rất cần nó. Giống như bệnh nhân cần thuốc cấp cứu và đã có sẵn thuốc, nhưng không thể xuất kho vì vướng vài chữ ký. Những khó khăn thủ tục này, dù được nói nhiều, đã không được dự liệu và sửa đổi cùng với chính sách hỗ trợ. Tuần trước, khi có tin gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ sắp được Chính phủ giải ngân, dường như xung quanh tôi không mấy ai hào hứng. Nếu phương thức hỗ trợ vẫn như cũ thì hiệu quả sẽ vẫn như vậy. Tiền sẽ vẫn ở chỗ nó đang ở. Tôi tính ghé khu trọ tặng chút quà thì hai mẹ con Hiền đã về Sóc Trăng, còn các doanh nghiệp tôi quen cũng không hỏi han về gói hỗ trợ như lần trước nữa. Dịch rồi sẽ qua, người khá giả và có tích lũy sẽ vẫn ổn, chỉ tầng lớp dân nghèo đô thị là kiệt quệ. Muốn chống dịch, muốn giãn cách hiệu quả, các cộng đồng yếu thế phải được tiếp tế kịp thời. Thậm chí, tôi thử hình dung, chỉ cần nhà nước thông qua công ty cung cấp dịch vụ, giảm một nửa hóa đơn tiền điện, tiền nước mùa nắng nóng này, các gia đình khó khăn đã đỡ đi nhiều lắm. TP HCM, nơi nhóm người nghèo đô thị đông nhất cả nước, liệu có được một cơ chế để có thể giải ngân tiền cứu trợ thật sớm và hiệu quả hay không? Và với tất cả người nghèo vì Covid-19 khắp cả nước, đến bao giờ họ được cầm trong tay đồng tiền cứu trợ? Doanh nghiệp tồn tại được mới có thể tạo việc làm, đóng góp cho nền kinh tế, chung tay với Chính phủ chống dịch. Người lao động sống khỏe được mới góp sức cho sản xuất, giảm bớt hệ lụy xã hội. Nếu những công nhân mất việc được tiếp cận và hỗ trợ vốn vay không lãi suất ngay tại xưởng, giá mà mẹ con Hiền được miễn phí tiền nước hay giảm tiền điện cho phòng trọ, nếu những người nghèo như ông bà Chín được giúp đỡ sau khi xếp mấy bộ bàn ghế bán đồ ăn vào một góc... chúng ta hẳn cũng an lòng hơn. Giống như người ốm, không được cấp cứu và điều trị kịp thời, những người yếu thế sẽ khó gượng dậy và chịu nhiều di chứng. Di chứng ấy, tất cả chúng ta đều phải gánh chịu. Phố xá Sài Gòn và các đô thị khác làm sao vui khi nhiều người trong lòng nó dần kiệt sức?

Lương hưu đủ sống

Tôi lên kế hoạch nghỉ hưu sớm ít nhất 5 năm so với quy định và hạn chế phụ thuộc con cái khi về già. Tôi đến thăm bệnh viện tư kết hợp chăm sóc sức khỏe, lưu trú cho người cao tuổi ở Vũng Tàu và manh nha chuẩn bị cho tuổi hưu của mình từ hơn chục năm trước. Chủ đầu tư của mô hình này nhắm đến khách hàng là những người già dư dả tiền bạc. Họ có thể vào đây thăm khám bệnh và ở lại bao lâu tùy thích, có điều dưỡng kề bên chăm sóc. Giá phòng một triệu mỗi ngày, chưa kể phí dịch vụ khác. Nhà đầu tư hy vọng, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, dịch vụ thân thiện cùng nắng, gió biển, chưa kể các bạn già cùng cảnh sẽ kích thích nhóm khách hàng khá giả ở khu vực phía Nam móc hầu bao. Rồi bệnh viện đóng cửa sau vài năm hoạt động do vắng khách. Tôi không bất ngờ. Khi đi dự khai trương bệnh viện kết hợp nơi dưỡng già này, tôi đã hoài nghi về tính khả thi ở thời điểm năm 2007. Chuyện phải trả hàng chục triệu đồng cho mỗi tháng chi tiêu với hầu hết người già Việt Nam từ thời điểm đó đến nay vẫn được coi là hành vi tiêu tiền của tầng lớp khá giả, ít nhất là dựa trên mức lương hưu. Cả nước hiện có khoảng 2,4 triệu người đang hưởng lương hưu, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Đại đa số họ đang lĩnh mức lương 3-4 triệu đồng mỗi tháng. Nhiều người có lương hưu dưới 1,3 triệu đồng, mức lương hưu thấp nhất cả nước hiện là 350.000 đồng một tháng. Với TP HCM, nơi có hơn 138.000 người đang hưởng lương hưu, mức lương trung bình của họ là khoảng 2,5 triệu đồng một tháng. Mức lương hưu bình quân này thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu bình quân của một người dân. Cục Thống kê TP HCM cho biết, số liệu khảo sát năm 2012 (năm gần đây nhất có khảo sát này), một người dân Thành phố cần 3,5 triệu đồng cho các chi phí tối thiểu mỗi tháng. Đó là lý do nhiều người vẫn cho rằng lương hưu hiện khó sống. Tôi thử tính. Nếu làm việc đủ số năm tối thiểu để có lương hưu, tôi còn 15 năm nữa. Nhiều năm qua, tôi được đóng bảo hiểm theo lương hệ số. Và nếu mọi việc vẫn tiếp diễn như vậy, tôi sẽ có mức lương hưu khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng khi nghỉ hưu. Hiện phí dịch vụ cho loại phòng 6-8 người tại một trung tâm dưỡng lão mức bình thường dao động từ 8 đến 10 triệu đồng một người mỗi tháng. Phí này chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ như vệ sinh cá nhân, chăm sóc đặc biệt và thuốc khi có bệnh, massage giảm đau... Tuần này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất tăng 15 điểm phần trăm lương hưu cho 8 nhóm thụ hưởng, nhưng trong đó không có thành phần cán bộ công nhân viên như tôi. Vậy thì, để không chờ đợi hỗ trợ từ con cái, chắc chắn tôi phải có khoản tiết kiệm ít nhất vài trăm triệu hoặc có dăm bảy phòng trọ hay căn nhà cho thuê; hoặc tôi vẫn làm thêm sau khi về hưu để có đủ khả năng chi trả. Tôi thử nói chuyện với con gái, rằng khi nó sinh con, tôi sẽ chỉ chăm nó chừng một tháng vì tôi muốn làm một người già độc lập và tự do, con tôi oà khóc nức nở, "làm vậy thật kỳ cục và không giống các bà mẹ khác". Nhưng tôi vẫn chắc mình sẽ không ở chung với chúng dù cùng thành phố hay chúng ở rất xa. Có thể, tôi sẽ rủ bạn bè lập hội, mua miếng đất làm nhà sống cùng nhau. Còn khỏe sẽ tụ tập, lâu lâu kéo nhau đi du lịch đây đó. Chân chậm, mắt mờ thì vào trại dưỡng lão nhờ điều dưỡng chăm. Trại dưỡng lão của 20 năm nữa, chắc chắn sẽ có nhiều lựa chọn hơn bây giờ. Dân số Việt Nam đang già đi rất nhanh. Theo Tổng cục Dân số, đến 2054, Việt Nam sẽ vào giai đoạn dân số già khi tỷ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm tối đa 19,9%. Để làm một người già độc lập, câu hỏi đầu tiên vẫn là tiền đâu. Tôi biết rằng lương hưu của tôi sẽ không đủ sống như tôi muốn, chỉ đủ cho mức sống tối thiểu, như phần lớn số người đang lĩnh lương hưu trên toàn quốc. Có lần, tôi giật mình vì tiếng cãi nhau ở tầng dưới. Người phụ nữ lớn tuổi trách mắng cô con dâu chuyện trong nhà, nhưng bà vẫn phải phụ thuộc vào con. Dưới sân chung cư, tôi hay trò chuyện với "ông nhớ sông" - tên tôi tự đặt cho người đàn ông 92 tuổi ở miền Tây. Ông bảo, vì hoàn cảnh phải lên Sài Gòn sống cùng con. Dăm ba bữa, ông lại đi bộ vài cây số xuống phà Bình Khánh để ngắm sông vì nhớ quê, con ông cấm ông đi xe đạp. Nhìn ông, tôi nghĩ, mình sẽ cố gắng không "phải" theo con đến một nơi nào để day dứt nỗi nhớ nơi kia. Để thiết kế được tương lai đó, tôi có vài thách thức. Một là, tôi rời bỏ cơ quan nhà nước, vào làm cho công ty nào đó được trả lương rất cao để mức đóng bảo hiểm xã hội của tôi trong hơn chục năm tới sẽ trên nền thu nhập cao. Và do đó lương hưu của tôi sẽ không còn là 5 triệu. Thứ hai, tôi làm cách nào đó có khoản tiết kiệm lên tới vài trăm triệu hoặc ít nhất một bất động sản cho thuê. Thứ ba, chính sách hưu trí và an sinh xã hội cho nhóm dân số già của Chính phủ có thay đổi lớn. Điều này, tôi không dám chắc, bởi như giải thích của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đề xuất tăng 15 điểm phần trăm lương hưu cho một số nhóm thụ hưởng là để bù đắp trượt giá, hai năm qua Chính phủ đã không điều chỉnh trong khi giá cả nhiều mặt hàng đã tăng trên 15 điểm phần trăm. Người chủ khu dưỡng già ở Vũng Tàu lý giải với tôi sau khi dự án phá sản "người già Việt Nam vừa chưa sẵn sàng cho việc ở một nơi không phải nhà mình và tài chính hưu trí không ổn định". "Sẽ có khoảng 16 triệu người Việt Nam có thể không có lương hưu vào năm 2030, trừ khi Chính phủ có những quyết sách phù hợp", theo khuyến cáo của ILO. Mức sàn lương hưu là một ý tưởng được đề nghị với Chính phủ những năm qua, nhưng có lẽ vẫn còn được xem xét bởi khả năng của quỹ bảo hiểm quốc gia rất giới hạn. ILO cũng khuyến nghị Việt Nam đưa ra hệ thống hưu trí đa bậc, tức có nhiều lựa chọn dễ dàng hơn cho dân chúng, nhằm tăng số người được đảm bảo mức thu nhập tối thiểu khi về hưu. Các mô hình quỹ hưu trí tư nhân cũng được gợi ý song chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ cho chúng vận hành. Như nhiều quốc gia phát triển, tôi tin rằng hệ thống các quỹ hưu trí tư nhân nếu được thiết kế tốt, sẽ là cột chống đỡ đắc lực cho quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước. Mong muốn chính đáng của mọi người là có khoản lương hưu đủ để bảo đảm cho tuổi già không phụ thuộc vào ai. Tôi có thể bỏ hết tiền tiết kiệm của mình vào các quỹ dù là tư nhân hay nhà nước nếu tôi tin rằng mình nhận lại mức lợi tức đủ để tôi được làm một người già vui vẻ.

KHƠI DẬY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 


 

Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng và truyền thống ấy, tinh thần ấy luôn được củng cố, đắp bồi trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người". Vì thế, để làm tròn nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam cần phải tập hợp, quy tụ, vận động và tổ chức các tầng lớp nhân dân lại trong một tổ chức, một hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất, rộng rãi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phòng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập (gọi tắt là Việt Minh). Chương trình cứu nước của Việt Minh đó là: "Chủ trương lien hiệp hết các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức ở Đông Dương, đặng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, làm cho nước Việt Nam và cả xứ Đông Dương được hoàn toàn độc lập"; thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1) Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; 2) Làm cho dân Việt Nam sung sướng, tự do. Điều lệ của Việt Minh cũng chỉ ra: "Tôn chỉ-liên hiệp hết thảy tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đặng cùng nhau đánh đuổi Nhật, Pháp làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Từ đó có thể thấy Việt Minh là bước phát triển cao hơn, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân hơn so với các hình thức mặt trận trước đó như Hội Phản đế đồng minh, Hội Phản đế lien minh, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế… Sức mạnh nội sinh từ khối toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử, đánh đổ các xiềng xích thực dân, tạo nên một nước Việt Nam độc lập.

Cùng với dòng lịch sử, bài học về tinh thần đoàn kết, nguyên tắc đoàn kết và việc tổ chức, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững nguyên tắc, không lơ là cảnh giác cách mạng, nhưng chân thành, cởi mở trong hợp tác và liên kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay./.

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 


 

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo đã giành được những thành quả to lớn. Thời kỳ đầu đổi mới, công tác tư tưởng luôn đứng trước những vấn đề gay gắt. Song, công tác tư tưởng và những người làm công tác tư tưởng đã cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta từng bước tháo gỡ những khó khăn trong tư duy lý luận rồi đến những vận dụng thực tiễn. Nhờ vậy công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào thành quả của sự nghiệp đổi mới.

Nhìn lại chặng đường đổi mới, có thể rút ra những bài học quý trong công tác tư tưởng đó là:

1. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng. Đây là bài học của toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Bởi vì đổi mới không phải là rời bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là tìm con đường, phương pháp, bước đi đi thích hợp theo mục tiêu đó.

2. Thực hiện dân chủ hóa trong công tác tư tưởng. Đây là bài học quan trọng, then chốt, chúng ta đã từng bước khắc phục căn bệnh áp đặt trong công tác tư tưởng gắn với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.

3. Công tác tư tưởng bám chắc các mục tiêu kinh tế xã hội. Công tác tư tưởng là hoạt động thuộc kiến trúc thượng tầng, có tác dụng định hướng quan trọng, song nếu tách rời hiện thực xã hội thì không phát huy được tác dụng. Công tác tư tưởng phải luôn bám sát mục tiêu chính trị của Đảng, của cách mạng, luôn phát hiện vấn đề trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng để xác định các giải pháp phù hợp.

4. Nâng cao tính văn hóa trong công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng thời kỳ đầu đổi mới rất phong phú, phức tạp và khó khăn. Đòi hỏi về tính văn hóa cao hơn. Tính văn hóa trong công tác tưởng đó là những lập luận có cơ sở khoa học và thực tiễn trong công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận, là những thuyết minh sáng rõ về những luận cứ trong đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Đó là phương cách chủ động sang tạo, gần cuộc sống, gần quần chúng thể hiện đạo đức, tác phong của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng.

5. Nâng cao tính chiến đấu trong công tác tư tưởng của Đảng. Tính chiến đấu là thuộc tính của công tác tư tưởng. Trong giai đoạn hiện nay cùng với việc đấu tranh bác bỏ những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, tính chiến đấu còn biểu hiện trong đấu tranh trong nội bộ Đảng, nội bộ nhân dân, nhằm khắc phục những thói hư, tật xấu, những nhận thức lệch lạc cần chỉnh đốn./.

Khi nào cần nhập viện?

Việc người nhiễm Covid nhẹ trở nặng không có gì mới, nhưng tỷ lệ không cao. Tôi đã theo dõi Y văn từ năm ngoái về vấn đề này và xin chia sẻ. Câu hỏi của nhiều người tại Việt Nam là: Số ca nhẹ có thể trở nặng, phải nhập viện là bao nhiêu? Để giải đáp phần nào thắc mắc, tôi cho rằng phải dựa vào chứng cứ thực tế. Chỉ cần tìm trong Y văn quốc tế, ta dễ dàng nhận ra hơn 100 nghiên cứu về diễn tiến ở những người bị nhiễm Covid 19 từ nhẹ đến nặng và những yếu tố nguy cơ giúp chúng ta tiên lượng xác suất diễn biến. Trước hết, phải làm rõ, thế nào được gọi là ca nặng. Các nghiên cứu ở Trung Quốc và Mỹ xếp người nhiễm thành bốn nhóm. Nhóm nhẹ: có triệu chứng rất nhẹ hay không triệu chứng mà không bị viêm phổi; Nhóm trung: sốt, ho và viêm phổi nhưng không khó thở; Nhóm nặng: khó thở, nồng độ oxy dưới 93%, chỉ số oxy trong khí hít vào P/F < 300 mmHg; Nhóm nghiêm trọng: cần thở máy, P/F < 200 mmHg, nhập ICU và suy đa tạng. Số ca nhẹ có thể cách ly và theo dõi, không cần điều trị. Nhà chức trách TP HCM cho phép cách ly F0 tại nhà là đúng. Nhưng tôi nghĩ nên dùng mô hình tiên lượng để sàng lọc những người bị nhiễm nhóm trung nhằm tìm ra những ai nguy cơ cao sẽ diễn biến xấu và cho nhập viện. Chỉ nhập viện những ca này để tập trung chữa trị, Việt Nam có thể giảm thiểu số tử vong. Bao nhiêu ca nhiễm Covid 19 có thể chuyển nặng? Trả lời câu hỏi này, ta có thể xem xét dữ liệu từ Malaysia. Trong một nghiên cứu công bố trên tập san Lancet Regional Health - Western Pacific, các nhà khoa học phân tích gần 5.900 ca nhiễm Covid 19. Họ dùng bảng xếp nhóm của Malaysia và báo cáo có 92% là nhẹ, tức 8% là nặng, trong đó 3,3% phải nhập ICU. Một nghiên cứu trên 249 bệnh nhân ở Thượng Hải cho biết, 94,5% bệnh nhân tự bình phục sau hai tuần nằm viện, và họ kết luận rằng đa số bệnh nhân (95%) là nhẹ. Nghiên cứu khác tại Mỹ trên 56.000 người nhiễm Covid-19 cho thấy, có 81% là nhẹ và trung bình và 19% là nặng. Kết quả này rất nhất quán với Y văn. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đa số những người nhóm nhẹ và nhóm trung hồi phục tại nhà, không cần đặc trị. Một nghiên cứu trên 116 bệnh nhân tại Trung Quốc do nhóm nhà khoa học Trung Quốc công bố trên tập san quốc tế được theo dõi cẩn thận cho ra vài kết quả rất có ích. Kết quả cho thấy, trong số 116 người được xem là nhẹ hay trung bình được nhập viện, sau 14 ngày, có 17 người (15%) trở nên nặng, số còn lại (85%) thì vẫn nhẹ và trung. Một nghiên cứu khác trên 214 bệnh nhân nhóm trung ở Vũ Hán, theo dõi bệnh nhân khá công phu. Theo nghiên cứu này, trong số 62 người bị nhiễm độ trung bình, sau đó 10 người diễn biến thành nặng và nghiêm trọng và kết cục là 56 (90%) người bình phục và 6 (10%) người tử vong. Qua các nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy trong số những người bị nhiễm nhẹ có khoảng 15% đến 22% là trở nên nặng. Trong số những người nhiễm trung, tỷ lệ diễn biến nặng hơn khoảng 16%, nhưng đa số (90%) bình phục. Dữ liệu từ các nghiên cứu đến nay cho thấy đa số bệnh nhân Covid-19 ở châu Á là nhẹ, chỉ chừng 5% đến 8% trở nặng. Tỷ lệ này rất nhất quán với con số tôi tìm thấy trong công bố của Bộ Y tế Việt Nam cho tới thời điểm này, số ca nặng dao động trong khoảng 3% đến 5%. Ngoài ra, chúng ta có thể nói rằng cứ 100 bệnh nhân nhẹ và trung bình thì có 20 người chuyển sang nặng. Với tình hình hiện nay, nhóm ca nặng này đáng quan tâm và tập trung điều trị, vì nguy cơ tử vong là 40%. Các thống kê trên còn giúp ta quay về câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất: xác định mục tiêu đối phó với dịch là gì? Theo tôi, có ba mục tiêu: Bảo toàn hệ thống y tế; tối thiểu hoá số ca nhập viện và ICU để giảm tử vong; hỗ trợ người dân tự quản lý nguy cơ của họ. Mục tiêu thứ ba cũng giải đáp câu hỏi của nhiều người hiện nay "nên vào viện hay ở nhà nếu nhiễm virus". Trong y tế công cộng, phòng bệnh hữu hiệu nhất là bắt đầu từ cá nhân người bệnh. Giới chức y tế có thể trao thêm quyền cho người dân để họ tự quản lý nguy cơ trong phạm vi của mình. Chẳng hạn như công bố cẩm nang hướng dẫn cụ thể người cách ly tại nhà và người chăm sóc phát hiện sớm diễn biến xấu. Cách ly ở nhà nhưng cần theo dõi qua mạng. Y tế địa phương có thể tổ chức một bác sĩ tư vấn online cho mỗi nhóm chừng 20 gia đình có người cách ly. Khi có bệnh nhân trở nặng, bác sĩ này sẽ hỗ trợ họ nhập viện. Mô hình này rất dễ thực hiện và tôi thấy có thể làm ngay tại TP HCM. Khi áp dụng cách này, người dân sẽ không còn lo lắng về việc gọi điện đến đường dây nóng khi cảm thấy cần giúp đỡ mà không gặp được ai hay muốn vào viện mà không gọi được xe cứu thương. Đây chính là mô hình các nước phương Tây đã áp dụng từ năm ngoái và khá thành công. Tôi hiểu là môi trường nhà ở các nước khác với Việt Nam, nhưng ở Australia người ta vẫn cách ly trong các căn hộ, không phải nhà cửa rộng. Thành phố tôi sống, Sydney, cũng đang phong tỏa. Người Australia chia thành "phe phong tỏa" và "phe chống phong tỏa", tranh cãi quyết liệt. Có chuyên gia cho rằng phong tỏa giúp giảm số ca nhiễm, nhưng chuyên gia khác chỉ ra rằng biện pháp này giảm số ca tử vong thì ít mà tăng số ca tử vong vì các bệnh khác thì nhiều. Tôi chưa thấy dữ liệu của Australia nên không có ý kiến. Nhưng liên hệ với tình hình TP HCM, tôi vẫn nghĩ, ngay cả giãn cách hay phong tỏa cũng phải duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh thiết yếu. Chính quyền có thể ưu tiên cho những người đã được tiêm vaccine vào làm việc trong các chuỗi cung ứng, đồng thời tiêm vaccine ngay cho những người làm việc trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như vận tải nông sản, bán lẻ. Có nơi ở Australia quy định cứ ba ngày sẽ xét nghiệm một lần cho những lao động trong nhóm dịch vụ thiết yếu dù số đông đã được tiêm vaccine. Và tuy nhiều người dân đã tiêm vaccine, chính quyền vẫn tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội. Vaccine có chức năng chính là giảm số ca nặng và giảm tử vong. Giãn cách xã hội không loại trừ sẽ trở thành lối sống bình thường. Dù trong bối cảnh nào, ở đâu, tôi cho rằng tổ chức mạng lưới y tế online thông suốt tối quan trọng. Nhất là lúc này, có kết nối tốt, người F0 sẽ an tâm ở nhà cách ly theo dõi thay vì "đòi" vào viện. Ngược lại, các tình huống khiến họ không tin rằng khi cần mình sẽ được trợ giúp ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cộng đồng.

CẢNH GIÁC VỚI CÁC CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 


 

Dù cách thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đến đâu thì những luận điệu xuyên tạc của các phần tử chống đối, thù địch cũng chỉ là những tiếng nói lạc long, đi ngược lại xu thế, dòng chảy chung. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, thời gian qua Đảng, Nhà nước ta đã kiên quyết xử lý những cán bộ sai phạm, nhất là cán bộ cao cấp với quan điểm cán bộ cấp càng cao càng phải nêu gương. Qua đó làm trong sạch đội ngũ, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao uy tín và củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.

Những phần tử chống đối thù địch lại đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, cố tình hướng lái việc xử lý cán bộ sai phạm nhằm gây chia rẽ trong Đảng, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng. Lịch sử 90 năm rèn luyện, phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, trong đó công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Công tác xây dựng Đảng được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục trên cả hai mặt xây và chống, trong đó xây trước, chống sau; xây là cơ bản, lâu dài, chống là quan trọng cấp bách, hai nhiệm vụ luôn song hành, kết hợp nhuần nhuyễn nhằm làm trong sạch đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, việc kỷ luật, đưa ra xét xử các cán bộ, đảng viên vi phạm là một nhiệm vụ quan  trọng trong công tác xây dựng Đảng. Để ngăn chặn tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, Đảng, Nhà nước thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung túng những hành vi sai phạm; kiên quyết xử lý, loại trừ khỏi bộ máy những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước với tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kỳ cán bộ, đảng viên nào có sai phạm đều bị xử lý nghiêm minh, công bằng. Điều này được nhân dân đánh giá cao và đồng tình ủng hộ, bởi người dân nhận thức được việc Đảng tự chỉnh đốn, hoàn thiện mình để phục vụ nhân dân tốt hơn. Vậy nhưng, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân ta. Chúng cố tình làm sai lệch bản chất sự việc, phủ nhận sạch trơn vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên với âm mưu gây mơ hồ, hoài nghi, tác động vào niềm tin của nhân dân đối với Đảng; chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong Đảng, trong dân, thâm độc hơn là nhằm gây bất ổn về chính trị, xã hội, lật đổ chế độ ta.

Dù cách thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch có tinh vi, xảo quyệt đến đâu, thì đó cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, đi ngược lại xu thế, dòng chảy chung. Những tiếng nói lạc lõng đó không thể làm lay chuyển quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhằm xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn dân, vì lợi ích và sự phát triển trường tồn của dân tộc Việt Nam./.

Giấy thông hành ‘âm tính’

“Em sợ ngoáy mũi lắm rồi chị ạ”, em tôi từ bỏ kế hoạch đưa hai con về nhà ông bà ngoại ở Đồng Nai nghỉ hè. Hiền hiện sống ở quận Gò Vấp. Thời điểm dịch bùng phát mạnh ở quận hồi tháng 5, Hiền cùng chồng nghiêm túc chấp hành hành chỉ thị 16. Hai vợ chồng và con trai lớn thức trắng đêm tham gia xét nghiệm đại trà do phường tổ chức. Tôi gọi điện, lúc ấy cô còn hăng hái kể: "Cu lớn còn phấn khích vì được xét nghiệm. Em mới đầu hơi khó chịu mũi nhưng cũng ổn". Hiền đâu ngờ sau đó chỉ vài ngày, cô lại được ngoáy mũi nữa. Một trong những nơi em tôi tình cờ ghé qua có ca F0. Lập tức Hiền được cơ quan cho đi xét nghiệm. Trải nghiệm lần này không dễ chịu mấy. Những ai đang trú tại Gò Vấp được "phân luồng" sang một khu đặc biệt. Thời gian chờ đợi, xét nghiệm lên tới ba tiếng đồng hồ. Thấy tình hình TP HCM tiếp tục căng, cô chú tôi ở Đồng Nai giục đưa hai cháu về để ông bà trông. Mùa hè, Hiền thường đưa con về nhà ngoại, căn nhà lầu khá rộng rãi có vườn hoa xinh xinh phía trước để con trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên. Tôi cũng thỉnh thoảng đưa con xuống chơi với cô chú. Nhưng Hiền đâu ngờ đường về nhà ngoại bỗng ngàn trùng xa cách. Nhà xe Đông Nam nghe thấy Hiền ở Gò Vấp lập tức từ chối chuyên chở, "khách ở TP HCM muốn đi xe phải trình giấy xét nghiệm âm tính". Hiền đang băn khoăn không biết có nên đi "ngoáy mũi" lần nữa không thì lệnh phải có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào Đồng Nai ập tới. Nếu quyết tâm đưa con về nhà ngoại nghỉ hè, cả gia đình phải đi xét nghiệm. Chưa kể sau đó, hai vợ chồng cô ít nhất một tuần phải xét nghiệm một lần để có thể về Đồng Nai thăm con. Giá xét nghiệm Covid-19 của một bệnh viện quận 10 gần nhà Hiền là 500 nghìn đồng mỗi lần. "Nếu cho bọn trẻ về ông bà, em phải tốt ít nhất vài triệu riêng cho việc xét nghiệm, chịu sao thấu chị?", cô tâm sự. Phong trào bắt buộc phải có giấy xét nghiệm đã dâng cao ở các địa phương lân cận TP HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng. Mỗi địa phương ban hành thời hạn cho giấy xét nghiệm khác nhau, từ ba đến bảy ngày. Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai ước tính khoảng 10.000 lao động có nhu cầu đi lại thường xuyên giữa ba tỉnh Đồng Nai, TP HCM và Bình Dương. Với lệnh phải trình giấy xét nghiệm "âm tính" mà Đồng Nai áp dụng, hàng chục tỷ đồng sẽ phải được doanh nghiệp chi ra để xét nghiệm cho người lao động. Đó là chưa kể thời gian họ phải chầu chực làm xét nghiệm, việc di chuyển từ TP HCM tới các địa phương khác đã khó khăn đáng kể do ùn tắc tại các chốt kiểm soát và vô vàn bất tiện mùa dịch. Đòi hỏi này đang trực tiếp làm khổ hàng trăm ngàn người. Giấy xét nghiệm đã được nhiều quốc gia áp dụng trong khâu nhập cảnh để kiểm soát dịch. Tuy nhiên, du khách hầu hết có thu nhập khá nên chi phí xét nghiệm không thành vấn đề. Hơn nữa, họ chỉ phải làm xét nghiệm một lần để xuất cảnh. Còn với dân thường, cuộc sống vốn đã lao đao sau những ngày dịch giã, việc phải đi xét nghiệm hàng tuần vì sinh kế sẽ khiến họ thêm kiệt quệ. Các doanh nghiệp cõng thêm chi phí này sẽ gián tiếp đưa nó vào giá thành sản phẩm và dịch vụ. Người chịu thiệt thòi không ai khác vẫn là nhóm yếu thế. Rộng hơn, các hàng rào kỹ thuật mang tính ngăn sông cấm chợ này khiến hoạt động kinh tế tê liệt rất nhanh, gây khan hiếm hàng hóa, có thể góp phần thổi bùng lạm phát và các hệ lụy an sinh xã hội. Cả nước tới nay chỉ có 156 đơn vị đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19. Trong đó, TP HCM với gần 10 triệu dân chỉ có chưa tới 30 điểm xét nghiệm. Nhu cầu xét nghiệm đột ngột tăng cao mấy ngày qua trong bối cảnh năng lực xét nghiệm hạn chế đã đẩy người dân vào cảnh phải chen lấn, tụ tập và bị lây nhiễm oan. Việc tư lệnh địa phương này đá quả bóng xét nghiệm sang địa phương khác để bảo toàn lưới nhà trước Covid có thể coi như hành động phản lưới với mục tiêu kép của chính phủ. Nếu coi nửa tờ giấy A4 có chữ "âm tính" là thẻ thông hành để người dân được đi lại, sản xuất, buôn bán, sinh hoạt, nhà chức trách cần đảm bảo việc xét nghiệm được tiến hành nhanh, thuận tiện, rẻ, thậm chí miễn phí ngay tại các cửa ngõ vào địa phương mình. Nhanh chóng tăng số lượng các đơn vị xét nghiệm, kể cả áp dụng hình thức xét nghiệm lưu động do các trung tâm y tế phường đảm nhiệm, giảm giá xét nghiệm hay miễn phí cũng là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý biết nghĩ tới cái khổ của dân. Kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị xác nhận một người chưa bị phát hiện nhiễm virus vào thời điểm lấy mẫu xét nghiệm. Ngay sau đó, bất kỳ ai đều có thể trở thành F0. Chưa kể, đã có nhiều trường hợp chớm nhiễm nhưng xét nghiệm không ra bệnh do nồng độ virus chưa đủ nhiều. "Giấy xét nghiệm này không có thời hạn", chuyên gia Trần Đắc Phu nói. Vậy thì, chi phí đắt đỏ, sự phiền phức và hiệu lực ngắn ngủi của nó với ai đó có cần thiết? Theo tôi, các tỉnh nên bãi bỏ đòi hỏi tờ giấy này. Việc bắt buộc xét nghiệm chỉ áp dụng trong một số trường hợp thực sự cần thiết, với người trong những môi trường dễ bị tổn thương như bệnh viện hoặc các chiến dịch quan trọng được tổ chức bài bản bởi chính quyền. Quản lý bằng mệnh lệnh hành chính nhàn cho chính quyền, nhưng ngược lại, tạo ra sự bị động và tiêu tốn nguồn lực khổng lồ của xã hội. Nhiều người đã đuối sức rồi, liệu có cần bắt họ phải chứng minh sự kiên cường nữa hay không?

KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY

 


 

Trong xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo rõ tác hại của chủ nghĩa cá nhân. Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, Người chỉ rõ: "Có một số cán bộ, chiến sĩ có óc công thần, cho ta đây có thành tích, lâu  năm, cho ta là trời, sa xuống cái hố cá nhân chủ nghĩa, suy bì đãi ngộ, quên rằng mọi cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân phải hết lòng phục vụ, không nên một nửa thì phục vụ, một nửa thì suy bì, ghen tị".

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bệnh suy bì của cán bộ, đảng viên có căn nguyên chủ quan là chủ nghĩa cá nhân, Người giải thích: "Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy, nó là mẹ đẻ ra mọi tính hư, nết xấu như lười biếng, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô…, nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội". Để chữa bệnh suy bì, Người đã chỉ ra phương thức khắc phục căn bệnh tai hại này, đó là: Cán bộ, đảng viên phải kiên quyết đấu tranh phòng chống chủ nghĩa cá nhân; phải ra sức trau dồi đạo đức cộng sản, xây dựng tinh thần toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người yêu cầu phải yêu kính nhân dân, phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; tuyệt đối không được lên mặt "quan cách mạng" ra lệnh, ra oai; Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan; phải "chí công vô tư".

Những lời căn dặn của Bác về phòng chống bệnh "chủ nghĩa cá nhân" vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, từ việc suy bì, tị nạnh dẫn đến biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra. Đặc biệt trong bối cảnh toàn Đảng đang chuẩn bị tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng thì những lời căn dặn của Người càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết./.   

Cần thẳng thắn, trung thực, không giấu giếm khuyết điểm

 Thời gian qua, một số đơn vị vì thành tích còn có biểu hiện giấu giếm khuyết điểm khi cơ quan kiểm tra cấp trên đến làm việc, hay các đoàn kiểm tra của thủ trưởng kiểm tra trực tiếp tại đơn vị, dẫn đến các vụ việc không được báo cáo kịp thời theo phân cấp từ dưới lên trên. Các vụ việc xảy ra như mất an toàn trong huấn luyện, mất đoàn kết trong chấp hành kỷ luật… công tác các cấp cơ sở thường chủ quan không báo cáo ngay, đến khi sự việc không thể che giấu được, chỉ huy đơn vị mới lên báo cáo thì vụ việc đã trở nên nghiêm trọng.

Việc “báo cáo không trung thực” là biểu hiện cụ thể của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nhận diện rất rõ và điểm mặt, chỉ tên như “giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm”, “kê khai tài sản không trung thực”, “mắc bệnh thành tích”, “chạy thành tích”, "chạy danh hiệu”, “quan liêu, xa rời quần chúng”... Nếu xem nhẹ những biểu hiện trên sẽ dẫn đến “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ đơn vị. Tình trạng “báo cáo không trung thực” đến bệnh “bệnh thành tích”, cố tình che giấu khuyết điểm, thổi phồng, tô vẽ thành tích để cuối năm các cấp bình xét thi đua, khen thưởng có lợi cho đơn vị mình.

Giải pháp cơ bản nhất để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “báo cáo không trung thực” là tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Song muốn kiểm tra có kết quả tốt, thì việc kiểm tra phải là nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên, kết hợp tốt giữa định kỳ và đột xuất, khi thấy dấu hiệu không trung thực. Cán bộ cấp trên đi kiểm tra đơn vị phải là những người vừa có năng lực chuyên môn, vừa là những người trung thực. Kiểm tra phải trực tiếp đi tận nơi, xem xét vấn đề tại chỗ, từ đó đối chiếu với những điều mà cấp dưới đã báo cáo, xem đúng, sai như thế nào; ưu, khuyết điểm của cấp dưới cũng như tính thực tiễn trong các mục tiêu, chỉ thị do cấp mình đưa ra. 

Mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên cần tự giác, trung thực, đánh giá mình cho thật khách quan. Tập trung kiểm điểm trên các vấn đề trách nhiệm đối với công việc, đối với đơn vị; phẩm chất cá nhân của mình về các mặt: Nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ với quần chúng... Thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau. Những trường hợp sai phạm nghiêm trọng mà không thành khẩn, không tự giác, tập thể giúp đỡ mà không tiếp thu thì phải xử lý thích đáng.

Từ thực trạng một số đơn vị chưa thực sự thành khẩn trong báo cáo đã dẫn đến hậu quả vụ việc xảy ra không được chỉ đạo xử lý kịp thời, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần quán triệt, hiểu đúng tác hại của việc báo cáo không kịp thời, giấu giếm khuyết điểm, “bệnh thành tích” để tập trung xây dựng tập thể đơn vị đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.

TMT 04.8

NHỮNG NGƯỜI TIÊM SAU

Nhóm người cao tuổi yếu thế, người lang thang, không đủ giấy tờ tùy thân có lẽ là thành phần dễ tổn thương nhất trong tiếp cận vaccine. Khi TP HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine, tôi không tìm được thông tin hướng dẫn người vô gia cư hay người không giấy tờ tùy thân làm sao có thể đăng ký tiêm và tới khi nào sẽ được tiêm? Tháng 4/2020, Sài Gòn thực hiện giãn cách lần đầu tiên. Tôi nghĩ ngay đến những người vô gia cư, đặc biệt người vô gia cư lớn tuổi. Họ không có nhà, sống lang thang, ngủ trên xích lô hay vỉa hè, gầm cầu. Tôi liên hệ bạn bè và tìm được mái ấm Mai Tâm ở Thủ Đức do một cha xứ phụ trách, xin làm nơi cư ngụ cho các bác cao tuổi vô gia cư trong những ngày giãn cách. Đăng lên mạng thông tin, tôi tìm được các tình nguyện viên, những người chưa từng gặp giúp tôi tìm kiếm người cao tuổi lang thang trên các con đường. Những ai muốn vào mái ấm ở tạm được đưa đến chỗ của các cha. Đường phố ngày giãn cách vắng lặng, chúng tôi thấy người đàn ông khoảng 65 tuổi, da bọc xương đang nằm thở thoi thóp trên vỉa hè quận 10. Ông nằm mê mệt trên tấm nệm cũ, xung quanh toàn rác và đồ ăn thừa ai đó đã cho. Tình nguyện viên đã nhờ các anh công an phường hỗ trợ đưa ông đến mái ấm. Ông gần như không thể ngồi dậy và đủ sức để trò chuyện nên chúng tôi không thể hỏi tên. Công an địa phương kể, ông đã sống trên vỉa hè từ lâu và không ai rõ hoàn cảnh cụ thể. Về tới mái ấm, đến đêm, ông trở nặng, thở khó khăn và yếu dần. Cha xứ bàn với tôi đưa ông vào cấp cứu tại Bệnh viện Thủ Đức. Bệnh viện chẩn đoán ông bị suy hô hấp do viêm phổi nặng, nghi ngờ lao, suy tim và suy kiệt nặng, chuyển tiếp sang Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Mái ấm phân công một cha vào viện chăm sóc ông mỗi ngày. Mỗi khi tỉnh, ông đều lo lắng hỏi về phí điều trị, giúi vào tay cha xứ vài đồng tiền lẻ đã xin được. Rất may, chúng tôi đã tổ chức quyên góp trên mạng và có đủ tiền viện phí. Nhưng cuối cùng, người đàn ông vẫn không qua khỏi, lặng lẽ qua đời ở bệnh viện vì suy hô hấp. Không tên tuổi, không giấy tờ, không người thân, chỉ có hai cha xứ lặng lẽ làm một tang lễ giản đơn. Chúng tôi còn chẳng biết ông theo tôn giáo nào để làm lễ tang cho phải đạo với người đã khuất. Một bác lớn tuổi khác, đạp chiếc xích lô cũ kỹ, treo đầy đồ đạc và cũng là căn "nhà" của mình để theo các tình nguyện viên đến mái ấm. Bác tâm sự rằng từ khi nghe tin dịch bùng phát bác lo lắm. Loa phường ngày nào cũng nhắc mọi người ở nhà không ra đường mà bác có nhà đâu để ở. Nhà của bác là đường, giờ không cho ở đường thì biết đi đâu. Nếu chẳng may mắc Covid, bác không biết có bệnh viện nào nhận không vì chẳng có giấy tờ. Vào mái ấm tạm trú ngụ, người đàn ông nói, hết dịch nhất định đi ngay để nhường chỗ cho người khác cần ở mái ấm hơn. Đợt Sài Gòn giãn cách này, tôi đang ở Mỹ và tự hỏi, không biết những cô chú trú ngụ ở mái ấm đợt dịch trước đang ở đâu? Bạn bè và đồng nghiệp tôi bảo người vô gia cư và người nghèo năm nay còn nhiều hơn năm ngoái. Trong y tế cộng đồng, nhóm dễ tổn thương nhất gồm: người sức khỏe yếu và nhiều nguy cơ, nhóm gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin, đăng ký vaccine và những người khó khăn trong di chuyển. Và đây cũng là nhóm cần được ưu tiên tiếp cận vaccine. Nhóm người có nguy cơ sức khỏe gồm người trên 60 tuổi, người khuyết tật, mắc các bệnh như Down hay CP, người có bệnh nền, bệnh mạn tính như cao huyết áp, tim mạch, ung thư... Nếu mắc Covid, họ có thể bị nặng hơn và nguy cơ tử vong cũng cao hơn. Do đó, đây là nhóm dân số được ưu tiên tiêm vaccine đầu tiên ở hầu hết các nước. Tại Mỹ, người cao tuổi, khuyết tật và có bệnh nền được tiêm chỉ sau các nhân viên y tế. Một nhóm khác cũng được xem là có nguy cơ cao trong đại dịch là những người khó có điều kiện thực hiện giãn cách và dễ mắc Covid hơn, gồm người nghèo, vô gia cư, học viên các trung tâm cai nghiện, bảo trợ xã hội và tù nhân. Thái Lan và Mỹ từ năm ngoái đã chứng kiến tỷ lệ lây lan Covid-19 rất cao trong các nhóm này. Sau khi có 35.000 ca dương tính với Corona virus trong nhà tù, chính phủ Thái Lan đã tiêm vaccine khẩn cấp cho tù nhân. Với thủ tục đăng ký tiêm vaccine của Việt Nam hiện nay, nhiều người yếu thế có thể gặp khó khăn trong việc tìm thông tin tiêm và đăng ký. Họ có thể sẽ bị tiếp cận vaccine sau nhiều nhóm khác. Đó còn là những người trình độ học vấn chưa cao, không sử dụng Internet nên không tiếp cận được thông tin. Việc đăng ký tiêm vaccine qua trang điện tử hay ứng dụng điện thoại là sáng kiến hay, nhưng cũng sẽ có một bộ phận người lớn tuổi, người không quen sử dụng công nghệ, người khiếm thị và khiếm thính gặp khó khăn trong việc đăng ký. Khó khăn nhất vẫn là những người không có nơi cư trú ổn định hoặc không có giấy tờ. Những ngày bang Massachusetts nơi tôi ở triển khai tiêm vaccine, đồng nghiệp và bạn bè tôi là nhân viên xã hội làm việc không ngừng nghỉ để giúp đỡ các thân chủ của họ thuộc nhóm yếu thế được tiêm vaccine. Chính quyền bang đã mở các điểm tiêm dành riêng cho những người yếu thế để họ tiếp cận vaccine tốt hơn. Những điểm này có thể tiêm cho cả người không có giấy tờ tùy thân nếu có sự xác nhận của nhân viên xã hội hoặc nhân viên y tế. Tôi mới gọi cho người bạn lớn tuổi tại Việt Nam. Bác là doanh nhân người Pháp sống tại TP HCM nhiều năm. Bác rất lo lắng vì "không biết liệu chính phủ Việt Nam có cho người lớn tuổi nước ngoài đăng ký tiêm vaccine không". Tôi gửi cho bác trang web của bộ Y tế và giúp bác đăng ký. Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh, không để ai bị bỏ lại phía sau và "vaccine được phân bổ theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt, hiệu quả". Vì thế, cơ quan y tế Việt Nam có thể giúp đỡ người thiểu số và người nước ngoài bằng cách công bố thông tin bằng nhiều thứ tiếng và thiết lập hệ thống tiêm thân thiện, ít nhất là có song ngữ Anh - Việt. Với những người đến lượt tiêm vaccine nhưng lại chưa tiêm được vì lý do di chuyển hay địa lý, như người cao tuổi neo đơn, người có sức khỏe yếu, không thể tự đi lại, người khuyết tật, người ở vùng sâu, họ sẽ khó đến được điểm tiêm vaccine. Vì thế, tôi cho rằng các xe tiêm lưu động là giải pháp. Trong mọi giải pháp y tế công cộng, một chính phủ nhân văn luôn không quên các phương án giúp tăng khả năng tiếp cận và giảm rào cản cho các nhóm yếu thế. Công bằng không có nghĩa là cào bằng. Công bằng là trao cho người thiệt thòi hơn hỗ trợ nhiều hơn các nhóm khác.

Những cuộc hồi hương

Tuần trước, xưởng đá mỹ nghệ của anh Kiệm xóm tôi ở quận 12 bị trộm viếng. Hai công nhân giữ xưởng buổi tối bỗng thấy quần áo, giày dép bị gom vào thùng để một góc nên nghi, cầm cây gậy đi vào thì gặp "nó" chạy ra. Họ bắt tên trộm, trói lại. Vào kiểm tra, họ thấy mất hai gói mỳ tôm và nồi cơm to bị mở nắp. Chảo cơm chiên đang trên bếp, thằng trộm vừa đập trứng vào. Quay ra hỏi, nó khai không lấy máy móc, chỉ lấy mấy đôi giày và quần áo. Trước đó, nó pha hai gói mỳ tôm ăn hết và tính chiên chỗ cơm này mang về phòng trọ cho thằng bạn cũng đói như nó. "Tụi con nhịn đói cả ngày rồi", tên trộm khai. Công nhân gọi điện báo, anh Kiệm chạy lên xưởng thì họ đã thả kẻ trộm, chỉ còn hình ảnh trong camera và thẻ sinh viên. Tôi ước gì họ đừng thả cậu sinh viên đi sớm quá, nán lại chút ít gặp anh Kiệm thì cậu cũng có thêm chút thức ăn và vài đồng tiền để cùng bạn vượt qua ít ngày. Vài người hỏi tôi sao không đi tìm cậu ta, tìm làm sao ở thời buổi giãn cách này. Tôi tin nhiều người ở Sài Gòn chưa một lần đặt chân vào xóm trọ vùng ven, những ngày này dĩ nhiên càng không, để biết có một phần thành phố nơi những thân phận nhập cư sống thế nào. Và tôi tin có những thị dân chưa chứng kiến người đói, huống chi là cùng lúc nhiều người đói. Trên hành trình thiện nguyện những ngày này, nhóm chúng tôi gặp cả những thanh niên trai tráng xin cứu giúp vì nhiều tháng mất việc. Đừng mắng họ sao không biết tiết kiệm, bởi một nửa lương đã gửi về quê cho gia đình, còn lại chỉ đủ sống qua ngày trong điều kiện tối thiểu. Lo lắng về nguồn sống và dịch bệnh đã khiến dòng người tự phát kéo nhau rời khỏi TP HCM tăng đột biến những ngày qua, dù các cuộc hồi hương lẻ tẻ đã bắt đầu từ tháng trước. Và xáo trộn bắt đầu từ đây. Một số tỉnh đón công dân về và tổ chức cách ly chu đáo, có tỉnh thì "dang rộng vòng tay" đón vài trăm người về, trống giong cờ mở rồi lặng lẽ ngưng với hàng nghìn người còn lại; nơi thì cấm cửa công dân từ ngoài ranh giới tỉnh, thậm chí không cho đi qua để về tỉnh khác. Ở nhiều chốt chặn trên các quốc lộ, hàng vạn người vẫn buộc phải quay đầu hoặc mắc kẹt trên đường. Hôm kia, công an Đồng Nai đã dùng ôtô dẫn đường đưa 1.400 công nhân ở các khu trọ tại huyện Vĩnh Cửu về quê Bình Thuận, Ninh Thuận. Người về quê được xét nghiệm Covid-19 miễn phí trước khi lên đường. Tỉnh này tổ chức ba chuyến dẫn đường cho người về quê. Để đảm bảo an toàn trên hành trình gần 300 km, phụ nữ mang thai, trẻ em, người già được bố trí đi ôtô khách, những người còn lại chạy xe máy. Cùng ngày, Ủy ban nhân dân Thành phố Biên Hòa đưa 240 công nhân làm việc trên địa bàn về Bình Thuận, Ninh Thuận. Chiều tối hôm đó, Chủ tịch Bình Thuận có công văn phản đối việc Đồng Nai đưa người về mà không trao đổi với ủy ban tỉnh. Cơ quan chức năng huyện Bình Chánh mới đây lập biên bản xử phạt năm người, mỗi người 15 triệu đồng khi họ cố vượt qua chốt kiểm soát dịch để về miền Tây. Cà Mau đã rút lại công văn sau 48 tiếng cho phép người về từ TP HCM, Quảng Ngãi ra văn bản không nhận công dân về từ vùng dịch. Vì vậy, hàng ngàn người đã rời TP HCM, đang trên đường về quê sẽ "ra đường" đúng nghĩa, bởi họ không thể quay lại TP HCM do lệnh cấm. Vậy họ về đâu? Trước tình hình trên, Thủ tướng ngày 31/7 đã ra Công điện để tháo gỡ bất cập trong việc tổ chức và quản lý các dòng người hồi hương. Người đứng đầu chính phủ yêu cầu "kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm ai ở đâu ở đấy". Công điện yêu cầu các tỉnh tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép. Với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác, các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. Các địa phương tổ chức hỗ trợ ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Trước đó, Thủ tướng nhiều lần nhắc lại tính chủ động và trách nhiệm của những người đứng đầu các tỉnh, thành. Luật cũng đã quy định rõ việc phân quyền cho chủ tịch ủy ban nhân dân các địa phương đối với các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Nhưng chúng ta vẫn thấy cảnh nơi thì cho phép và nơi thì cấm đoán như vừa qua. Có thể từ hôm nay, theo Công điện, dòng hồi hương sẽ giảm xuống theo tinh thần "ai ở đâu ở đấy". Nhưng những người nghèo ở TP HCM phải được hỗ trợ ngay để có thể an tâm ở trong nhà bằng nguồn ngân sách cộng thêm sự tiếp tế thiện nguyện của cộng đồng. Ai đã về quê xin hãy tạo điều kiện để họ được về đến nhà với sự giám sát và hỗ trợ của chính quyền. Công điện yêu cầu việc "thực hiện thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch". Thực chất với những người như "tên trộm" ở xóm tôi, là xác định chính xác nguồn lực hỗ trợ người nhập cư và công nhân với thủ tục đơn giản nhất bằng nhu yếu phẩm từ kho dự trữ của nhà nước và tiền mặt. Họ đang chờ đội ngũ cứu trợ và cung ứng kịp thời. Đáng lẽ Chính phủ không cần một Công điện nhắc nhở lại nếu lãnh đạo đồng cấp giữa các tỉnh đã phối hợp ăn ý với nhau thời gian qua. Và trên con đường chống dịch còn dài, hy vọng sẽ không còn những mệnh lệnh được ban hành khiến đồng bào chạnh lòng nghĩ mình là mối đe dọa dịch bệnh thay vì được chia sẻ là người cùng cảnh ngộ. Lo lắng đủ rồi, tất cả chúng ta sẽ ấm lòng hơn nếu không còn những chuyến xe phải rời thành phố vì không còn cái ăn, và cũng không còn những chuyến xe phải quay đầu.

Gói cứu trợ toàn dân

Hơn hai tháng qua, phần vì công việc tư vấn cho một số nơi, phần vì lý do cá nhân, tôi đã đi xuyên tâm vùng dịch phía Nam. Có lúc, chúng tôi phải dùng xe công vụ để tiện việc đi lại và khảo sát thực tế. Thời gian chờ ở các trạm kiểm soát thường lên tới hàng chục phút vì thủ tục "thông quan" và phương tiện rất đông. Đi qua và ở lại TP HCM, Bình Phước, Đắk Nông và Bình Định khi mức độ dịch khác nhau với tôi là trải nghiệm đặc biệt. Điều tôi nhớ nhất là những lời năn nỉ của bà con với đủ lý do để được qua các trạm gác. Trở về TP HCM và tiếp tục những ngày ở nhà, tôi chuyển sang trạng thái tâm lý khác. Sáng 29/7, tôi đã phải đến hai siêu thị ở quận 7, xếp hàng hàng giờ mới mua đủ một số mặt hàng cần thiết cho sinh hoạt. Hàng hóa trên các quầy rất ít, đặc biệt là đồ tươi. Cả hai siêu thị đều không có trứng, một siêu thị khá lớn không còn thịt mà chỉ có một ít cá. Dù đã có những tuyên bố đảm bảo hàng thiết yếu cho dân từ những ngày đầu giãn cách, nhưng có những khu như nhà tôi, hàng hóa vẫn thiếu và giá bị đẩy lên cao hơn ngày thường. Quan sát hơn ba tuần qua, tôi thấy dấu hiệu các chuỗi cung ứng bị gãy đổ. Thách thức trong việc có đủ nhu yếu phẩm cho các đô thị và sự ùn ứ ở nơi sản xuất vẫn tiếp diễn. Tôi hiểu cái khó của chính quyền trong việc thực thi các yêu cầu giãn cách và đảm bảo an sinh. Tôi cũng đã trực tiếp chứng kiến cảnh tương tự hơn một năm trước khi ở Mỹ. An dân - tôi tạm gọi cảm giác người dân thấy rằng cả sinh mạng và sinh kế của mình đều được chăm lo - là điều quan trọng nhất lúc này. Tôi cho rằng nhà nước có thể xem xét ngay hai việc dưới đây. Thứ nhất, khởi động gói hỗ trợ tương đương với 10% GDP gồm hơn 5% cho dân chúng và phần còn lại cho các doanh nghiệp cần tiếp sức. Gói hỗ trợ bằng tiền mặt cho toàn dân tương đương với nhu cầu lương thực và tiêu thụ điện trong 6 tháng của nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất. Dựa vào mức tiêu thụ bình quân các mặt hàng thiết yếu năm 2020, theo điều tra của Tổng cục Thống kê với giá cả bình thường và 68% số hộ tiêu thụ điện dưới 200 kwh mỗi tháng, tôi tính ra nhu cầu chi tiêu tối thiểu của một người Việt Nam là 567.000 đồng mỗi tháng, hay 3,4 triệu đồng trong 6 tháng. Tổng gói hỗ trợ cho khoảng 98 triệu dân sẽ là 334.000 tỷ đồng, tương đương với 5% GDP ước tính cho năm 2021. Nhà nước có thể phát tiền mặt trên diện rộng thay vì phải sàng lọc theo đối tượng bởi hai lý do. Đầu tiên là để đơn giản thủ tục cứu trợ bằng nhận diện qua chứng minh thư và giấy khai sinh cho trẻ vị thành niên. Ai đủ thông tin sẽ được nhận thay vì chờ cán bộ sàng lọc theo danh sách. Và thông tin được tập trung vào một cổng để không bị trùng lắp, điều này rất nhiều nước đã làm được. Tiếp theo, khác với gói cứu trợ người nghèo, phủ gói cứu trợ trên quy mô đại trà để không ai có thể đưa ra lý do phải đi lại vì sinh kế. Như vậy mới có thể thực hiện 5K nghiêm ngặt, những người thực thi công vụ không áy náy khi nghiêm khắc với người ra đường. Những ai muốn nhường phần cứu trợ cho người khác có thể phân phối lại bằng các thiết chế cộng đồng như phân tích ở sau. Đối với các gia đình đang phải thuê nhà, nhà nước hỗ trợ để họ có thể trả tiền thuê nhà trong 6 tháng nếu chấp nhận "ai ở đâu ở đấy", ước tính ba triệu đồng mỗi người. Với 11,7% số hộ đang phải thuê nhà trên cả nước, số tiền cần hỗ trợ sẽ là 34 nghìn tỷ đồng hay 0,5% GDP. Sau khi thực thi các chính sách trên, vẫn còn một nhóm người lang thang, cơ nhỡ cần cái ăn hàng ngày do không có đủ thông tin để chứng minh cho việc nhận tiền mặt hoặc các lý do khác. Chính quyền có thể dùng một khoản tương đương 0,1% GDP để tổ chức các nơi ở tạm và cung cấp bữa ăn miễn phí cho họ thông qua các tổ chức nhà nước và cộng đồng. Như vậy, tổng gói cứu trợ cho người dân là 5,6% GDP. Gói cứu trợ cho các doanh nghiệp từ 4% đến 5% GDP bao gồm trợ cấp cho việc sản xuất các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu, cả y tế và các khoản giảm thuế cho tất cả các doanh nghiệp. 10% GDP là một con số lớn nên có thể là thách thức đối với ngân sách và nguồn lực quốc gia. Do vậy, để giảm gánh nặng ngân sách, gói cứu trợ sẽ trừ ra bộ phận đang có thu nhập ổn định, không bị ảnh hưởng gồm: Toàn bộ những người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; những người thuộc các doanh nghiệp và tổ chức vẫn đang đóng bảo hiểm xã hội ở mức như ba tháng trước đó hoặc cao hơn. Thêm vào đó, trước mắt chính phủ có thể phát một nửa khoản cứu trợ cho ba tháng thay vì phát một lần cho 6 tháng (mỗi người 3,4 triệu đồng). Như vậy, đợt đầu, ngân sách chỉ phải chi xấp xỉ 2% GDP cho an sinh và khoản tương tự cho các doanh nghiệp. Gói hỗ trợ trên là hành động an dân hết sức quan trọng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với nhà nước bằng thông điệp: chính phủ không để ai chết vì bệnh tật và tổn thương vì đói. Trên thế giới, thống kê đến tháng 5/2021, so với GDP, tổng các gói giải cứu của các nước đang phát triển bị Covid nghiêm trọng vào khoảng 10% và có thể lên đến 25% cho cả giai đoạn dài, có thể đến khi phủ xong vaccine. Ở các nước phát triển, cứu trợ thường trên 20%, trường hợp đặc biệt như Nhật Bản đã lên đến 56% GDP. Một số nước đã giải ngân xong gói cứu trợ toàn dân tương đương 10% GDP, ở châu Á có Malaysia vào tháng sáu vừa qua. Trong các gói này đều có phần phát tiền trực tiếp cho hầu hết dân chúng. Song, tôi muốn nhấn mạnh, gói hỗ trợ trên chỉ hiệu quả nếu giá cả các mặt hàng thiết yếu được giữ ổn định. Điều này phụ thuộc vào đề nghị thứ hai dưới đây. Đó là phát huy được vai trò của ba trụ cột: thị trường - nhà nước - cộng đồng ở mức bình thường cao nhất có thể. Cho dù giãn cách nghiêm ngặt đến mức nào chăng nữa, dân chúng vẫn cần nhu yếu phẩm. Thị trường duy trì được hơi thở mới có thể cung ứng hàng hóa và giá cả ổn định. Ta mới có bài học kinh nghiệm từ TP HCM - cái nôi của kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thị trường gồm mạng lưới chợ và vô số điểm bán lẻ dân doanh cung ứng khoảng 70% thực phẩm cho trên dưới 10 triệu dân. Hậu quả có thể thấy ngay khi các chợ chính bị dừng hoạt động. Dù chính quyền đã cho một số chợ hoạt động cầm chừng trở lại hai tuần qua, nhưng người dân khu nhà tôi vẫn khó tiếp cận thực phẩm dù đã chấp nhận mua giá cao hơn. Thị trường luôn có quy luật riêng nên mệnh lệnh hành chính "không được tăng giá" rất ít tác dụng. Hơn thế, cạnh tranh - tạo ra càng nhiều người bán và mua càng tốt - là yếu tố then chốt cho thị trường hiệu quả và cả xã hội sẽ có lợi. Do vậy, cần hạn chế tối đa các văn bản như công văn 5944 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 kèm theo danh mục 12 loại thuốc. Văn bản này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cạnh tranh và tạo sân chơi bình đẳng vì chỉ đích danh sản phẩm cụ thể và gián tiếp loại toàn bộ những sản phẩm tương tự, chưa kể khiến người dân đổ xô đi mua, vừa mất tiền vừa mất niềm tin. Cách tiếp cận hợp lý hơn là Bộ chỉ đưa ra quy định hay khuyến nghị dược phẩm có các chất cần thiết để người dân có thể dùng tất cả sản phẩm tương tự, doanh nghiệp được tự do sản xuất. Trụ cột thứ hai là cộng đồng. Vai trò của các thiết chế cộng đồng có thể thấy rất rõ ở TP HCM, và chính họ sẽ làm cho nguồn lực được phân bổ hiệu quả và nhân văn hơn. Ví dụ, với gói hỗ trợ 3,4 triệu đồng mỗi người nêu trên, những ai khá giả sẽ san sẻ cho người cần hơn. Khi đó, gói "An dân" sẽ có tác dụng kép và vai trò của nhà nước càng rõ nét. Phát tiền cứu trợ cho toàn dân không phải điều gì bất thường, chỉ là hành động gửi lại dân chúng một chút tiền thuế họ đã đóng góp để cùng nhà nước đi trong cuộc chiến dài. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", như Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết, an dân là việc tối quan trọng của nhà nước lành mạnh.

Khử khuẩn thế nào?

Phun xịt ngoài trời không hiệu quả phòng chống Covid-19, vậy khử khuẩn tại nhà và các công ty bằng cách nào? Người bạn đang sống tại TP HCM tuần trước gửi cho tôi thông báo của ban quản lý chung cư bạn ở. Họ thông báo do có ca dương tính với Covid nên sẽ phun khử khuẩn thường xuyên tại các khu vực công cộng của chung cư, gồm hành lang, lối đi của ô tô, xe máy, hầm gửi xe, sân vườn, thang máy, toilet. Riêng tầng có F0 sẽ thực hiện phun hai lần vào mỗi buổi sáng và chiều. Cư dân trước khi bỏ rác ra ngoài được yêu cầu buộc kín bịch rác, bộ phận vệ sinh sẽ phun khử khuẩn lên các bịch rác rồi mới chuyển tập kết ra ngoài. Chi phí phun khử khuẩn sẽ chia đều cho các căn hộ trong khu dân cư. Tôi đã nói, việc này không phù hợp với khoa học. May thay, Bộ Y tế vừa ra công văn ngừng việc phun khử khuẩn nơi công cộng. Công văn không giải thích rõ nên tôi xin chia sẻ từ góc nhìn khoa học. TP HCM và nhiều tỉnh, thành Việt Nam đã có chiến dịch phun xịt khử khuẩn nơi công cộng với mục đích để tẩy virus nCov. Tuy chiến dịch này có mục tiêu tốt, nhưng khoa học cho thấy nó không đem lại hiệu quả mà còn có thể gây hại cho công chúng. Lý do thứ nhất, 99% ca nhiễm Covid-19 lây lan ở trong nhà. Nhiều nghiên cứu thực tế tại Trung Quốc và châu Âu châu đã khẳng định điều đó. Một tổng quan về nơi lây nhiễm công bố trên tập san Journal of Infectious Diseases hôm 24/2/2021 cho thấy tuyệt đại đa số ca lây nhiễm xảy ra trong nhà. Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ lây nhiễm trong nhà là 7.322 trên 7.324 ca nhiễm - tỷ lệ gần 100%, so với ngoài trời là hai trên 7.324 ca - hay 0,03%. Nghiên cứu ở Ireland cũng cho thấy hơn 99% ca lây nhiễm xảy ra trong không gian nhà, văn phòng, nơi làm việc. Còn lây nhiễm nơi công cộng gần như không đáng kể. Lý do thứ hai là cơ chế lây lan làm cho việc phun xịt ngoài trời không hiệu quả. Chúng ta đã biết cơ chế lây nhiễm của virus là qua giọt bắn. Những giọt li ti này đi vào không khí khi người có virus nói, ho hay hắt hơi, và ai đứng gần có thể bị nhiễm. Virus này tồn tại trong không khí chừng ba giờ đồng hồ, nhưng nó có thể "sống" từ hai đến ba ngày trên bề mặt các vật dụng làm bằng inox hay sắt thép - một số có lẽ là "xác virus". Do đó, phun xịt ngoài trời gần như không tác dụng gì. Vấn đề rất quan trọng là phun xịt hoá chất bừa bãi có thể gây hại cho công chúng. Năm ngoái, Hàn Quốc, Đài Loan và Italy đã tổ chức những đoàn xe xịt hoá chất khử khuẩn, nhưng sau đó họ phải sớm bỏ chiến dịch này vì không hiệu quả mà lại tốn tiền. Các nước như Anh, Australia, Mỹ, châu Âu và ngay cả CDC, WHO đều không khuyến cáo việc này. Thật ra, một nguy cơ khi phun xịt hoá chất diệt khuẩn nơi công cộng là gây tác hại cho người. Các hoá chất đó có thể gây tổn hại trên mô mềm ở người, và những người bị phơi nhiễm với bệnh nghẽn tắc phổi mạn tính và hen suyễn ảnh hưởng nặng hơn, theo Tập san JAMA Network Open. Ngoài ra, phun xịt nhiều lần ở nơi có bãi cỏ xanh và cây xanh dễ gây ô nhiễm môi trường, giết hại côn trùng. Điều đó rất không nên, và càng tuyệt đối không phun lên người. Do đó, tôi thấy vui khi Việt Nam đã làm theo "ánh sáng" của khoa học. Nhiều nước đã tổ chức hoạt động lau chùi khử khuẩn ở khu vực công cộng. Ở Sydney, những nhóm tình nguyện viên và nhân viên hay đi khử khuẩn các nơi. Họ đeo găng tay cao su, dùng bình xịt bên trong có chứa các hoá chất khử khuẩn đã được cơ quan chức năng của Australia phê chuẩn. Họ lau chùi ghế đá công viên, ghế ngồi nơi công cộng, bến xe điện, bến xe bus khi hết thành phố hết phong toả. Cục quản lý dược phẩm Australia đã phê chuẩn hơn 250 sản phẩm được dùng để khử khuẩn như Instrumax Pink, Oust 3 in 1, PlastiSept eco... dùng cho mọi không gian, công cộng, nhà dân, doanh nghiệp, trường học. Tôi thấy điều này cũng giống như tại châu Âu. Nhân viên vệ sinh dùng chai xịt thuốc khử khuẩn và khăn để lau các bề mặt, ghế ngồi nơi công cộng, nơi giao dịch có người đến và đi. Do đó, thay vì phun xịt ngoài trời, tôi nghĩ nên tập trung vào việc khử khuẩn trên bề mặt của các vật dụng như bàn, ghế, cửa các tòa nhà. Chúng ta nên tập trung vệ sinh trong nhà hơn là ngoài trời. Một phân tích ở Pháp chỉ ra thứ tự nguy cơ lây nhiễm như sau: Tại nhà ở là 13%; phương tiện đi lại công cộng 12%; nhà hàng, quán ăn 7%; nơi làm việc 2%; trường học 2% và bệnh viện 1,7%. Tại từng gia đình cũng tương tự, ta có thể dùng cồn, chất khử khuẩn được cho phép lau chùi các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn, ghế, cửa sổ, tường nhà tắm, bếp, đồ dùng nhiều người tiếp xúc. Bộ Y tế Việt Nam có thể công khai danh sách các chất khử khuẩn được cho phép sử dụng đang có bán trên thị trường để dân chúng biết. Một chiến dịch khử khuẩn toàn dân không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng mà còn có cơ sở khoa học. Như tôi đã nói, vì ta phải sống khác đi, nên mỗi người thay đổi thói quen cá nhân, luôn để ý lau chùi các bề mặt, kể cả chiếc ghế mình vừa ngồi hay chuẩn bị ngồi xuống, máy tính, mặt bàn của mình bằng dung dịch sát khuẩn. Tại cơ quan ở Australia, ngoài bình khử khuẩn có sẵn cho mọi người, nhân viên vệ sinh cũng dùng bình xịt và lau chùi các bề mặt ít nhất hai lần một ngày. Cần nhấn mạnh rằng cơ chế lây qua các giọt li ti trong không khí ở khoảng cách gần gần như là quy luật của virus SARS-Cov-2. Điều này có ý nghĩa thực tế khi nhà hàng và công xưởng được lắp tấm chắn giữa các bàn. Ý nghĩa thật sự của nó là thiết lập thói quen giãn cách xã hội. Pandemic (đại dịch) đang có xu hướng chuyển sang endemic - có nghĩa là hiện diện ở mọi nơi và mọi lúc. Và ta sẽ phải sống chung với "hắn" các bạn ạ.

Ngăn chặn trò lố bằng hệ sinh thái văn hóa trên không gian mạng


          Thực tiễn cho thấy, nhiều đối tượng trước đây từng là cán bộ, công chức, trí thức... chỉ sau một biến cố hay bất mãn vì không được đề bạt, tiến thân, lên không gian mạng bày tỏ quan điểm tiêu cực, chống đối, lập tức sẽ có lượng like, lượt view tăng rất nhanh. Những vết trượt không phanh bắt đầu từ đó. Các thành viên trong tổ chức của cái gọi là nhóm “Báo sạch”, vừa bị khởi tố, bắt tạm giam là một dẫn chứng điển hình. Bài học nhãn tiền ở đây là, một số người trong số đó từng là những phóng viên giỏi nghề, nhiều triển vọng. Vết trượt của họ khởi nguồn từ những trò lố trên không gian mạng và cách kiếm tiền bất chính. Họ lấy danh nghĩa “chống tiêu cực” để tự tung tự tác thực hiện các hành vi tiêu cực, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân...
          Có một đặc điểm chung là, ngay sau khi các đối tượng dạng này bị lôi ra trước ánh sáng công lý, nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài lập tức nhảy vào cuộc, tung hô những kẻ phạm tội như những “người hùng” và vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do ngôn luận... Động thái này chứng minh, các “nhà tự xưng” đã tự biến mình thành những con rối cho các thế lực bên ngoài giật dây, phản bội lợi ích quốc gia, dân tộc mà không tự tỉnh ngộ, giác ngộ được.
          Cái kết “đắng” cho những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc là, người thì bị gia đình, bạn bè, cộng đồng xã hội tẩy chay, xa lánh, kẻ thì vướng vòng tù tội, kẻ thì bỏ Tổ quốc, quê hương, tha phương ở xứ người, sống chui lủi, tủi nhục và lại tiếp tục biến mình thành quả chanh héo cho các thế lực phản động vắt hết nước, trước khi vứt cái vỏ vào thùng rác.
          Vậy nhưng, những bài học nhãn tiền ấy dường như vẫn chưa đủ thức tỉnh những cái đầu mông muội. Không ít người vẫn tiếp tục lao vào trò lố như thiêu thân. Nhiều trang cá nhân trên nền tảng MXH những ngày này tiếp tục xuất hiện các bài viết, video clip có nội dung bóng gió, ám chỉ, với thông điệp làm cho xã hội thêm bi quan, tiêu cực. Họ mong muốn cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam phải thất bại. Đáng chú ý, trong số những tài khoản MXH này có không ít người từng là cán bộ, công chức, giáo viên, trí thức... đã rời khỏi ngành. Vì tư tưởng bất mãn, họ “trở màu” quay lại chỉ trích, lèo lái dư luận bằng giọng điệu mỉa mai, ám chỉ. Bám vào mớ thông tin tiêu cực này, các trang mạng của một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài thiếu thiện chí với Tổ quốc, quê hương đã bày tỏ sự hả hê trước nỗi đau, sự vất vả, gian khó của đồng bào mình đang bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch. Hành động vô ơn, vô cảm ấy càng phải bị lên án mạnh mẽ.

          Bàn đến thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân là do chế tài pháp luật của ta chưa đủ mạnh. Việc xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với những hành vi, đối tượng vi phạm chưa đủ sức răn đe. Trong lúc đó, vầng hào quang và thứ quyền lực ảo do các thế lực thù địch tạo ra cùng những giá trị vật chất trước mắt đã khiến họ mắc bệnh “ATSM” (ảo tưởng sức mạnh).

          Tuy nhiên, luật pháp chỉ có thể can thiệp khi các đối tượng có những hành vi cấu thành tội phạm. Việc lên mạng câu view kiểu ám chỉ, lan truyền tư tưởng tiêu cực, bi quan, cách giải quyết và ngăn chặn hiệu quả vẫn phải dựa vào dư luận và đạo đức xã hội. Tạo môi trường lành mạnh bằng hệ sinh thái văn hóa tích cực trên không gian mạng là việc cần làm của mọi người dùng MXH, trong đó vai trò của những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trong xã hội là vô cùng quan trọng. Cần phải thường xuyên, liên tục nhân rộng, mở rộng những “vùng xanh” trên không gian mạng để xây dựng hệ sinh thái văn hóa cho người dùng MXH. Các đối tượng đang có ý định “trở màu”, “trở cờ”, lợi dụng đại dịch Covid-19 để “đục nước béo cò” cần nhận thức sâu sắc triết lý hết sức đơn giản là, miếng mồi ngon chỉ có đầu lưỡi câu và miếng phô mai không mất tiền chỉ có trong bẫy chuột. Đừng tự ảo tưởng sức mạnh ảo để rồi chuốc lấy sự nhục nhã, ê 

Bi hài chuyện tích trữ thực phẩm mùa dịch

HÀ NỘIChi 6 triệu đồng mua thực phẩm cho hai tuần giãn cách, mất một ngày sơ chế để cất vào tủ lạnh thì Ngọc Anh, ở Gia Lâm phát hiện tủ... không lạnh. Ngọc Anh đã phát hiện tủ bị hỏng giàn lạnh từ chiều 23/7 và gọi thợ sửa đến sửa hết 2,4 triệu đồng. Hơn 10h đêm, khi xong xuôi việc sơ chế cũng là lúc người phụ nữ 28 tuổi nhận thông tin thành phố sẽ giãn cách theo Chỉ thị 16 từ 6h sáng ngày 24/7. Ngọc Anh xuýt xoa với chồng "may mắn đã kịp chuẩn bị và yên tâm nửa tháng tới không phải đi chợ nữa". "Cả nhà kê cao gối ngủ đến sáng hôm sau mở tủ lạnh, kinh hoàng nhận ra tủ không còn mát tí nào. Gọi cho thợ thì họ không thể tới nữa vì không dám đi qua chốt kiểm soát nên trả lại tiền", Ngọc Anh kể. Là chủ một công ty hoa giả, trước dịch phải nấu ăn cho nhân viên nên chị Ngọc Anh đã quen trữ đông thực phẩm sao cho khoa học. Đợt này, chị thậm chí còn quay video hướng dẫn người nhà làm theo. Trong ngày 23/7, chị đã đặt mua 7 kg thịt ba chỉ, 3 kg sườn, 3 kg cá basa, 2 set giả cầy, 2 kg nạc vai, 2 kg thịt chân giò, 2 kg mực ống, 2 kg râu bạch tuộc, một kg xúc xích, một kg ba chỉ gác bếp, một kg bò khô, một kg tôm nõn. Bên cạnh đó là đủ loại rau củ. Tổng chi phí khoảng 6 triệu đồng. Sau một hồi hoang mang, cả nhà quyết định sẽ thái và phơi khô tất cả "như cách người xưa vẫn làm khi không có tủ lạnh". Người mẹ thái thịt đến đâu, hai con lớp Một và lớp Ba xếp lên giấy thấm, rồi đặt vào rổ rá đến đó. Trong nhà có bao nhiêu rổ rá, nong nia đem ra tận dụng hết. Ông xã làm nhiệm vụ vận chuyển hàng chục chuyến lên nóc nhà phơi. Không chỉ thịt cá, họ còn phơi măng, sả, cà rốt, khoai tây cho đến cả hành lá. Mấy ngày nay giữa trưa nắng, hai vợ chồng phải leo lên mái tôn đảo, mỗi lần mất cả nửa tiếng. "Rau còn chưa héo thì người đã héo hết. Những tưởng giãn cách ở nhà ăn với ngủ, cuối cùng loanh quanh mất 4 ngày mới thu gom hết đồ phơi. Đã thế ông xã quên lật hai con cá basa, hỏng luôn", bà mẹ hai con chia sẻ. Bữa đầu ăn món "thịt phơi ba nắng" rang, cả nhà ai cũng tấm tắc. Sang bữa thứ hai thì không ai nói câu gì. Đến hôm nay thì ai cũng ngán. "Hai đứa con than chán, mình làm bố mẹ không dám than, phải động viên: Dịch này có cái ăn là may rồi", Ngọc Anh kể. Chị xác định sẽ ăn đồ khô từ nay đến hết lịch giãn cách dự kiến. Vì rau đã hỏng nên chị đang ủ giá từ đỗ đen để ăn thay. Sống trong chung cư bị phong tỏa ở quận Bắc Từ Liêm từ 21/7, gia đình chị Nguyễn Thúy Hồng, 27 tuổi cũng rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì tích trữ thực phẩm. Sáng 1/8, Hồng đang nấu cơm thì nghe thấy tiếng liếp nhiếp. "Tiếng kêu phát ra từ đống đồ linh tinh ở góc bếp, có mấy túi nilon đậy lên, ban đầu tôi nghĩ là chuột nhắt. Nhưng khi bới ra thì thấy 7 con chim cút", Hồng kể. Chị liền gọi ông xã và con gái ra xem. Cô bé nhìn thấy đàn chim cút thì hét lên thích thú. Hóa ra trước hôm bị phong tỏa, Hồng tranh thủ đi chợ, đầu tư khoảng 1,5 triệu đồng mua thực phẩm về tích trữ, trong số này có 40 quả trứng cút lộn. Bà nội trợ vốn định ăn ngay nhưng rồi quên. Từ đó đến nay 12 ngày, thực phẩm trong tủ lạnh cũng gần cạn kiệt. Con gái thèm ăn trứng mà không mua được, lại không chịu ăn món khác, nên cả ngày 1/8 chỉ chan nước canh. "Đã nghèo thì còn gặp eo, nuôi con không xong giờ phải nuôi cả chim", Hồng tếu táo. Trên thực tế, hơn 10 ngày không được ra khỏi căn hộ 50 m2 nên con gái 3 tuổi của Hồng rất cuồng chân. Cặp vợ chồng trẻ phải cùng nhau bày đủ trò chơi cho con. "Nay mất một bữa ăn nhưng có thêm niềm vui cho cả gia đình trong những ngày ở nhà chống dịch cũng đáng lắm", cô nói. Không riêng nhà Hồng, nhiều gia đình khác chung cảnh "mua trứng nở ra con". Hai mẹ con chị Mai Phương ( công nhân ở Đà Nẵng), mua 3 quả trứng lộn, sau một tuần thì cũng nở cả ba. Một gia đình ở TP HCM chia sẻ mua 20 quả trứng lộn, ăn đến quả thứ 13 thì có một con nở. Con trai 7 tuổi nhất quyết không cho bố mẹ ăn số trứng còn lại. Trong mùa dịch còn phức tạp, hầu hết các gia đình đều tích trữ thực phẩm để hạn chế ra ngoài. Vì nghĩ như vậy mà trước lúc Hà Nội phong tỏa, chị Nguyễn Thị Lương, 34 tuổi, ở Nam Từ Liêm, đặt online khá nhiều đồ ăn. Tuy nhiên gia đình 4 người, lại rơi vào tình trạng tủ chất đầy, mà không có đồ mình muốn ăn. Chị Lương kể, vì bận bịu mà chị không kịp chuẩn bị từ trước. Tận tối chị 23/7 mới biết thông tin giãn cách, nên vào chợ online của chung cư đặt đồ ăn. Lướt một vòng, chị đặt kha khá, trong đó mua nhiều nhất của một người bán, gồm 2 hộp nem cá, một kg pate, 500 gram sốt mỳ Ý. Ngoài ra chị mua thêm một cá thu, thịt lợn, thịt bò và rau quả. "Cả ba món chế biến sẵn đều không ngon, không hợp khẩu vị gia đình nên gần như còn nguyên. Cá thu này không phải là loại ngon như ở quê tôi nên nấu lên các con cũng không ăn", chị Lương, đến từ vùng biển Hải Hòa (Thanh Hóa), cho biết. Thành thử từ lúc làm việc từ xa đến nay, gia đình chỉ ăn quanh quẩn thịt, trứng, lạc. Cuối tuần rồi được phát phiếu đi chợ, chị mới ra ngoài bổ sung thêm đồ ăn. Rút kinh nghiệm, bà mẹ hai con cho biết từ giờ có tích trữ cũng chỉ mua hàng tươi sống, chứ không mua đồ qua chế biến nữa.

Nhiều lao động bỏ việc về quê

TP HCMTạm nghỉ không lương thì sống chật vật còn đi làm lại sợ F0 xuất hiện tại nhà máy, nhiều công nhân quyết định nghỉ việc về quê và chưa có ý định quay lại. Chị Thuỳ quê Quảng Ngãi là một công nhân may có hơn 10 năm kinh nghiệm tại Pouyuen vừa quyết định nghỉ việc về quê ổn định cuộc sống dù tỏ ra tiếc nuối khi cho rằng đây là môi trường làm việc tốt. Chị cho biết 2 tháng gần đây, thu nhập liên tục bị giảm vì xin nghỉ nhiều để ở nhà trông con nhỏ trong lúc trường mầm non đóng cửa. Thời gian gần đây, số ca nhiễm tại TP HCM liên tục tăng cao, dịch lại xâm nhập vào các nhà máy khiến chị cảm thấy sợ và càng không dám đi làm. "Mẹ con tôi suốt ngày ở trong căn trọ chật hẹp nên thấy cuộc sống rất ngột ngạt. Với tình hình dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay không biết khi nào mới ổn. Do đó, tôi quyết định nghỉ việc hẳn để về quê ổn định cuộc sống", chị nói. Chị Oanh, nhân viên may ở Khu chế xuất Linh Trung - TP HCM cũng cho biết, công ty chị lúc trước bị phong toả, giờ thì tạm ngưng sản xuất vì không đáp ứng được 3 tại chỗ nên chị đã nghỉ làm hơn một tháng nay. "Tình hình dịch bệnh quá phức tạp, bám trụ lại thành phố càng lâu càng không đủ tiền ăn ở, trong khi nếu đi làm lại thì sợ nguy cơ nhiễm bệnh cao nên tôi quyết định nghỉ hẳn và sẽ về Nghệ An sinh sống, lập nghiệp", chị Oanh tâm sự. Không chỉ chị Oanh mà khá nhiều đồng nghiệp của chị đến từ Tây Nguyên và miền Tây cũng cho biết sẽ nghỉ dài hạn dù lãnh đạo công ty kêu gọi ráng đợi và hứa sẽ tăng lương khi đi làm lại. Thừa nhận thực trạng này, ông Hoàng Xuân Thái, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam Inc cho biết, công ty đang tiến hành từng bước 3 tại chỗ. Tuy nhiên, trước đó khi doanh nghiệp có ca nghi nhiễm, nhiều công nhân lo sợ dịch bệnh đã nghỉ ngang về quê. Số khác sau khi nghe tin bị phong tỏa đã tự nghỉ mà không thông báo với ban quản lý. Do đó, lượng nhân công đang bị thiếu hụt ở hiện tại và tương lai sau giãn cách cũng gặp khó trong tuyển dụng. Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng theo lãnh đạo doanh nghiệp dệt may ở Bình Dương cho hay, từ khi áp dụng biện pháp 3 tại chỗ, doanh nghiệp cũng đã có khoảng 1.000 lao động nghỉ việc và con số này đang tăng lên khi nhiều công nhân lo F0 xuất hiện tại nhà máy. Một số cũng đã viết đơn xin nghỉ việc để về quê sinh sống. Là doanh nghiệp lớn trong ngành hàng tiêu dùng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan – đơn vị có hơn 30 nhà máy tại các tỉnh thành trên cả nước cũng đang khá khó khăn do thiếu hụt nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc cao. Một trong những nguyên nhân là việc áp dụng mô hình 3 tại chỗ có nhiều bất cập khiến một số lao động nữ không thể đáp ứng vì họ phải trông con tại gia đình. "Chúng tôi bị ảnh hưởng lớn về nguồn lực lao động khi tỷ lệ nghỉ việc của tập đoàn trong năm nay dự kiến lên đến 100% (nghỉ quay vòng, chủ yếu tập trung ở khối bán lẻ), cao nhất từ trước tới nay", bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc thường trực VinCommerce nói và cho biết đã phải khắc phục bằng cách điều động nhân viên từ vùng khác về hỗ trợ nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh lây lan nhanh. Không chỉ Vincommerce, các doanh nghiệp bán lẻ ở TP HCM cũng đang đối diện với khó khăn thiếu hụt nhân sự. Lãnh đạo một doanh nghiệp bán lẻ nằm trong top đầu của thị trường cũng cho biết, dịch bệnh khiến gần 30% lượng nhân viên phải đi cách ly, phong toả. Số nhân viên khác thì viết đơn xin nghỉ vì lo sợ nhiễm bệnh khiến các hệ thống phải điều phối nhân sự thay đổi liên tục. Vì thiếu hụt nên phần đông nhân viên siêu thị làm việc lên tới 20 tiếng một ngày. Cho rằng làn sóng nghỉ việc đang lan rộng khắp nơi, nhiều hiệp hội ngành nghề ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai đang lên tiếng "cầu cứu". Báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện 3 tại chỗ. Tuy nhiên, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50%. Trước tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp, nhiều người lao động tự kéo nhau về quê đang khiến doanh nghiệp đau đầu. Dự báo, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp không chỉ thiếu lao động phổ thông mà còn cả nhóm lành nghề. Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) khá lo lắng khi cho biết có tới 97% doanh nghiệp dệt may ngưng hoạt động. Thời gian tới, họ sẽ phải đối diện với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Bởi dịch bệnh đang khiến lao động rời bỏ khu công nghiệp, khu chế xuất để về quê sinh sống. Số còn lại chưa thể về quê cũng đang nhen nhóm ý định từ bỏ công việc do dịch bệnh. Theo bà Mai, để giữ chân người lao động, ngoài các chính sách hỗ trợ, tăng lương thì tiêm vaccine là giải pháp hữu hiệu nhất giúp họ trở lại với doanh nghiệp. "Nếu lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp bị thiếu hụt thì việc duy trì đơn hàng với đối tác sẽ thất bại. Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất là khó tránh khỏi. Do đó, chúng tôi mong Chính phủ hãy ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động nhanh nhất có thể", bà Mai đề xuất. Đồng quan điển với bà Mai, Masan cho rằng, nguy cơ đóng cửa nhà máy do có ca Covid-19 dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào đối với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp mong được tiếp cận nguồn vaccine càng sớm càng tốt để tiêm cho công nhân và người lao động yên tâm sản xuất. Ngoài tiêm vaccine, VASEP đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh việc hỗ trợ công nhân, người lao động khó khăn. Chính phủ cũng nên đề nghị BHXH chi trả lương và chi phí cho các trường hợp người lao động đi cách ly do dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế.

Thêm 4.271 ca Covid-19, Bình Dương vượt 20.000 ca

Bộ Y tế sáng 4/8 công bố Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4 ca nhập cảnh và 4.267 ca ở 17 tỉnh thành, trong đó có 1.044 ca cộng đồng. 4.267 ca ghi nhận tại: TP HCM (2.365), Bình Dương (1.032), Tây Ninh (194), Đồng Nai (164), Long An (146), Đà Nẵng (93), Bình Thuận (77), Vĩnh Long (60), Cần Thơ (37), Phú Yên (28), An Giang (24), Bình Định (23), Đồng Tháp (14), Bạc Liêu (4), Đăk Nông (4), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1). Như vậy, số ca nhiễm sáng nay tăng 704 so với sáng qua. Trong đó, 3.223 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 347 ca), 1.044 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 357 ca). Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP HCM lên 105.095, Bình Dương 20.445, Long An 7.169, Đồng Nai 5.459, Đồng Tháp 3.419, Tây Ninh 1.951, Phú Yên 1.467, Cần Thơ 1.281, Đà Nẵng 1.173, Vĩnh Long 1.034, Bình Thuận 816, An Giang 366, Bình Định 243, Lạng Sơn 132, Đăk Nông 101, Lâm Đồng 54, Bạc Liêu 40. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 170.512, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. Tổng số ca được điều trị khỏi: 50.831. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 463. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20. 4 tỉnh gồm Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thái Bình, Yên Bái, đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. 3 tỉnh gồm Bắc Kạn, Quảng Ninh, Yên Bái, đã qua 30 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 6.451.122 mẫu cho 18.303.458 lượt người. Trong ngày thêm 405.884 liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 7.291.808, trong đó tiêm 1 mũi là 6.547.477 người, tiêm mũi 2 là 744.331 người.

Lập chốt 'vùng xanh' ngăn dịch ở Hà Nội

Quận Hoàng Mai lập gần 400 chốt "vùng xanh" tại 14 phường để ngăn dịch bệnh xâm nhập vào các khu dân cư chưa có ca mắc Covid-19. 17h ngày 3/8, ông Trần Văn Đàn, 65 tuổi, dân phòng phường Mai Động, cùng ba tình nguyện viên bắt đầu vào ca trực tại chốt cụm dân số 10. Chốt đặt ở đầu ngõ 175 đường Tam Trinh với biển báo cỡ lớn màu xanh lá ghi "vùng xanh", lối vào căng sợi dây dù. Người lạ, khách không được vào, người dân bên trong chỉ được ra ngoài khi cần thiết hoặc có giấy đi đường. Hàng hóa đều giao nhận, phun khử khuẩn tại bàn sắt. Được lập từ bốn ngày trước, đây là một trong những chốt "vùng xanh" đầu tiên ở quận Hoàng Mai. Chốt chia 4 ca, từ 6h mỗi ca có từ 3 đến 4 người ứng trực, đến 23h sẽ rào cứng. Nhận bao gạo nặng 10 cân ở chốt, chị Nguyễn Thu Giang, 38 tuổi, được một thanh niên tình nguyện chuyển vào tận nhà. "Ngõ nhà tôi ở gần đường lớn, thường ngày rất nhiều nhân viên giao hàng, người lạ đi qua. Từ khi có chốt, tôi thấy yên tâm hơn trước", chị Giang chia sẻ. Phường Mai Động hiện đã lập 35 chốt. Việc lập các chốt "vùng xanh" do tổ dân phố, người dân tự quản cũng giúp chính quyền giảm bớt áp lực, tập trung truy vết khoanh vùng các điểm nóng có ca nhiễm, ông Trần Văn Vịnh, Chủ tịch UBND phường Mai Động cho hay. Phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, hai ngày qua cũng lập 40 chốt tương tự. Dân số hơn 50.000 người, trong đó hơn một nửa sống tại 40 khu chung cư nên theo ông Phạm Hải Bình, Bí thư phường, "mật độ cư dân cao tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch". Theo ông, mô hình vùng xanh khi được thiết lập đã phát huy được tinh thần tự giác, gắn kết trong cộng đồng cư dân, đặc biệt phát huy hiệu quả ở khu chung cư với các chốt kiểm soát đặt ngay tại sảnh. Trong đợt dịch thứ 4, quận Hoàng Mai ghi nhận 162 ca mắc Covid-19, cao thứ hai sau quận Hai Bà Trưng (165 ca). Hoàng Mai đang triển khai gần 400 chốt "vùng xanh" tại 14 phường. Từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.410 ca mắc, trong đó 852 ca cộng đồng, ca được cách ly là 557.

CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ COVID - 19

            Rất dễ nhận ra, từ sau ngày 30-4-2021 đến nay, một số tổ chức phản động lưu vong, như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media... cấu kết với nhiều phần tử hiềm khích, bất mãn trong nước, tổ chức đăng tải hàng trăm bài viết có nội dung phản động trên mạng xã hội và tung ra vô số thông tin sai lệch, bịa đặt về tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam.

          Thực chất, đây là một chiêu trò mới, khá tinh vi; ví như một mũi tên tẩm độc, được bắn đi với tham vọng trúng cùng lúc nhiều đích. Có nghĩa là, ngoài việc cố tình gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự ức chế và tâm lý tiêu cực trong cộng đồng, các thế lực thù địch còn hướng mưu toan vào việc hạ bệ uy tín của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam; đồng thời chủ ý bôi nhọ, chế giễu quyết tâm chính trị của dân tộc ta là vừa bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của nhân dân, vừa tập trung phát triển kinh tế đất nước.

          Các luận điệu trên ngụy biện rằng: Chính phủ Việt Nam chỉ giỏi tung hô, tuyên truyền sáo rỗng, dẻo miệng “đổi trắng thay đen”, cố tình giấu giếm bức tranh đen tối về tình hình dịch Covid-19. Chúng còn tự đúc rút và đả kích: Quan chức Việt Nam, nhất là các lãnh đạo ở Trung ương chỉ ngồi trong phòng lạnh, chỉ đạo chống dịch từ xa, chứ không buồn xuống cơ sở, không dành thời gian về với dân. Chúng nêu ra các “ví dụ cụ thể” về việc một số đồng chí Trung ương đang khoanh tay đứng nhìn, khoán trắng công tác phòng, chống dịch cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và LLVT, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực tế này là do tâm lý sợ bị “vướng dịch” của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

          Thực tế cho thấy, trong 4 đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam, nhất là đợt gần đây nhất, người dân Việt Nam đều có điều kiện quan sát, theo dõi và bày tỏ sự cảm phục, tự hào về quyết tâm chính trị và hành động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cũng như đội ngũ cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị. Bất chấp mọi gian nguy, vất vả, các nhà lãnh đạo Việt Nam, cán bộ các cấp luôn có mặt ở các vùng dịch diễn biến phức tạp để trực tiếp chỉ đạo; vào nơi tâm dịch để hướng dẫn cơ sở, động viên quần chúng đồng lòng khắc phục khó khăn, chống dịch thắng lợi. Sẽ thật không quá lời khi khẳng định: Đã có hàng triệu tin, bài, hình ảnh được người dân Việt Nam sáng tác, lưu chụp, đăng tải trên tài khoản xã hội để ngợi ca và bày tỏ niềm tự hào về những nhà lãnh đạo của đất nước. Đó không chỉ là những cán bộ mẫn cán, gần dân, trở thành nguồn sáng tác thơ ca, tranh ảnh cho quần chúng mà còn là “điểm tựa niềm tin”, kết chặt tình cảm của người dân với Đảng, Chính phủ và bộ máy cầm quyền. Những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ... còn được ghi nhận là hình mẫu sinh động về bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần quả cảm, đức hy sinh, lòng nhiệt thành, nhiệt huyết cống hiến cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng và hệ thống chính trị học tập, noi theo. Cũng vì vậy mà mọi công dân Việt Nam (dù ở trong nước hay học tập, lao động, công tác ở nước ngoài) đều một lòng tuân theo chủ trương, đường lối của Đảng; hành động theo mệnh lệnh và sự kêu gọi của Chính phủ, vì chính sự bình an, hạnh phúc của mỗi người và muôn người.

          Có lẽ bởi thế mà không phải luận bàn, giải thích gì thêm cũng đủ cơ sở để khẳng định: Chính hành động vì dân của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nói lên tất cả, phơi bày rõ những ưu việt tốt đẹp của chế độ XHCN và phẩm chất cao quý của những cán bộ hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thực tế đó càng giúp chúng ta thêm thấm thía và vững tin rằng: Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam dù trong bất luận mọi thời kỳ, giai đoạn lịch sử và tình huống cách mạng nào cũng luôn thật sự hành động vì lợi ích quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đặt lên cao nhất tính mạng và sức khỏe nhân dân; trăn trở đề ra các giải pháp thượng tôn sức dân, quy tụ lòng dân; đồng thời lăn xả vào cuộc chiến đầy rủi ro, nguy hại... Bởi thế, mọi luận điệu ngụy tạo, bịa đặt dẫu có tinh vi, xảo quyệt cũng đều bị thải loại, không có căn cứ bám víu vào tư duy, nhận thức hay chỉ đơn thuần thoáng qua ý nghĩ của những người dân Việt Nam chân chính, vốn đã được vũ trang bằng niềm tin vững chắc vào Đảng và sự nghiệp cách mạng.

TBQL 17