Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Ngăn chặn trò lố bằng hệ sinh thái văn hóa trên không gian mạng


          Thực tiễn cho thấy, nhiều đối tượng trước đây từng là cán bộ, công chức, trí thức... chỉ sau một biến cố hay bất mãn vì không được đề bạt, tiến thân, lên không gian mạng bày tỏ quan điểm tiêu cực, chống đối, lập tức sẽ có lượng like, lượt view tăng rất nhanh. Những vết trượt không phanh bắt đầu từ đó. Các thành viên trong tổ chức của cái gọi là nhóm “Báo sạch”, vừa bị khởi tố, bắt tạm giam là một dẫn chứng điển hình. Bài học nhãn tiền ở đây là, một số người trong số đó từng là những phóng viên giỏi nghề, nhiều triển vọng. Vết trượt của họ khởi nguồn từ những trò lố trên không gian mạng và cách kiếm tiền bất chính. Họ lấy danh nghĩa “chống tiêu cực” để tự tung tự tác thực hiện các hành vi tiêu cực, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân...
          Có một đặc điểm chung là, ngay sau khi các đối tượng dạng này bị lôi ra trước ánh sáng công lý, nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài lập tức nhảy vào cuộc, tung hô những kẻ phạm tội như những “người hùng” và vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do ngôn luận... Động thái này chứng minh, các “nhà tự xưng” đã tự biến mình thành những con rối cho các thế lực bên ngoài giật dây, phản bội lợi ích quốc gia, dân tộc mà không tự tỉnh ngộ, giác ngộ được.
          Cái kết “đắng” cho những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc là, người thì bị gia đình, bạn bè, cộng đồng xã hội tẩy chay, xa lánh, kẻ thì vướng vòng tù tội, kẻ thì bỏ Tổ quốc, quê hương, tha phương ở xứ người, sống chui lủi, tủi nhục và lại tiếp tục biến mình thành quả chanh héo cho các thế lực phản động vắt hết nước, trước khi vứt cái vỏ vào thùng rác.
          Vậy nhưng, những bài học nhãn tiền ấy dường như vẫn chưa đủ thức tỉnh những cái đầu mông muội. Không ít người vẫn tiếp tục lao vào trò lố như thiêu thân. Nhiều trang cá nhân trên nền tảng MXH những ngày này tiếp tục xuất hiện các bài viết, video clip có nội dung bóng gió, ám chỉ, với thông điệp làm cho xã hội thêm bi quan, tiêu cực. Họ mong muốn cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam phải thất bại. Đáng chú ý, trong số những tài khoản MXH này có không ít người từng là cán bộ, công chức, giáo viên, trí thức... đã rời khỏi ngành. Vì tư tưởng bất mãn, họ “trở màu” quay lại chỉ trích, lèo lái dư luận bằng giọng điệu mỉa mai, ám chỉ. Bám vào mớ thông tin tiêu cực này, các trang mạng của một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài thiếu thiện chí với Tổ quốc, quê hương đã bày tỏ sự hả hê trước nỗi đau, sự vất vả, gian khó của đồng bào mình đang bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch. Hành động vô ơn, vô cảm ấy càng phải bị lên án mạnh mẽ.

          Bàn đến thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân là do chế tài pháp luật của ta chưa đủ mạnh. Việc xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với những hành vi, đối tượng vi phạm chưa đủ sức răn đe. Trong lúc đó, vầng hào quang và thứ quyền lực ảo do các thế lực thù địch tạo ra cùng những giá trị vật chất trước mắt đã khiến họ mắc bệnh “ATSM” (ảo tưởng sức mạnh).

          Tuy nhiên, luật pháp chỉ có thể can thiệp khi các đối tượng có những hành vi cấu thành tội phạm. Việc lên mạng câu view kiểu ám chỉ, lan truyền tư tưởng tiêu cực, bi quan, cách giải quyết và ngăn chặn hiệu quả vẫn phải dựa vào dư luận và đạo đức xã hội. Tạo môi trường lành mạnh bằng hệ sinh thái văn hóa tích cực trên không gian mạng là việc cần làm của mọi người dùng MXH, trong đó vai trò của những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trong xã hội là vô cùng quan trọng. Cần phải thường xuyên, liên tục nhân rộng, mở rộng những “vùng xanh” trên không gian mạng để xây dựng hệ sinh thái văn hóa cho người dùng MXH. Các đối tượng đang có ý định “trở màu”, “trở cờ”, lợi dụng đại dịch Covid-19 để “đục nước béo cò” cần nhận thức sâu sắc triết lý hết sức đơn giản là, miếng mồi ngon chỉ có đầu lưỡi câu và miếng phô mai không mất tiền chỉ có trong bẫy chuột. Đừng tự ảo tưởng sức mạnh ảo để rồi chuốc lấy sự nhục nhã, ê 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét