Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

CHỈ ANH EM MỚI CHO MÀ KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN

 

42 năm trước người Nga giúp Việt Nam chinh phục dòng sông đà hung dữ, xây dựng nhà máy thủy điện ngăn lũ cho đồng bằng bắc bộ. 40 năm trôi qua, bây giờ Liên Xô cũng không còn, những kỹ sư Liên Xô trên đại công trường thủy điện hòa bình ngày đó nếu còn cũng đã tới tuổi 'Thập cổ lai hi'. Không biết ai còn nhớ tới họ, nhớ tới những công trình cao cả của những người anh em cộng sản không nhỉ? 10 kỹ sư Liên Xô đã mãi mãi nằm lại trên công trường thủy điện Hòa Bình cho dòng điện được về xuôi.

Và bây giờ lớp trẻ sau này họ ca thán " giá như đừng đuối đi một nền văn minh của Pháp, hay như đừng đánh Mỹ thì Việt Nam giàu ngang hàn nhật". Nhưng xin thưa rằng không thể dùng từ khai sáng hay từ gì mĩ miều hơn ngoài 2 từ: "xâm lăng" và "đô hộ" để nhắc đến thực dân Pháp. 


Quê mình năm 96 có điện, đúng sau 2 năm khi tổ máy cuối cùng của thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, chấm dứt một thời kỳ đèn dầu mà mỗi lúc ngồi vào bàn học cay xè nước mắt.

Năm 1971, miền Bắc trải qua trận đại hồng thủy "250 năm mới gặp một lần". hàng trăm km đê vỡ, 500 nghìn ha lúa mất trắng. Nước sông Hồng dâng xấp xỉ mặt cầu Long Biên. Ngành giao thông phải điều một đoàn tàu chở đá hộc lên trấn giữ mặt cầu để không bị lũ cuốn trôi.


Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng khi đó đưa đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô đi thị sát lụt ở Hà Bắc. Đứng trên triền đê nhìn ra mênh mông nước, ông mong muốn Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng một công trình để cắt lũ cho đồng bằng sông Hồng.


Cũng chính từ đây công trình thủy điện Hòa Bình manh nha hình thành và dần đi vào hiện thực. Có thể nói rằng lịch sử thường rất công tâm nếu không có người Nga chúng ta có lẽ chưa biết bao giờ có dòng điện quốc gia đầu tiên của cả nước. Mà trước đó người Pháp từng tuyên bố ' Sông Đà bất trị". Và ngược lại nếu không có người Mỹ thì chúng ta sẽ không bị chia cắt 20 năm, không có hàng triệu tấn bom đạn trút trên làng mạc ruộng đồng người Việt, không có những e bé da cam mà dù gần 50  năm trôi qua hậu quả còn dai dắng nặng nề. Nhìn lại lịch sử để xem ai là bạn là thù để có cái nhìn công tâm đối với lịch sử.


Nếu nhiều người hỏi Liên Xô được gì ở đất nước này? Không gì cả, nuôi cho Việt Nam một đống du học sinh, tạo cho hàng ngàn lao động ở đông âu mà nhiều người nhờ đó giàu sụ lên trong khi đất nước còn khốn khó, ngay như tỷ phú của Việt Nam bây giờ Phạm Nhật Vượng cũng được nuôi dưỡng bằng bánh mỳ của nước Nga. Ngay cả sau này nước Nga đã xóa nợ hầu hết cho chúng ta vay từ thời Liên Xô gần 10 tỷ. Nhưng giờ thì sao? Đám đi Liên Xô tầm 8x chúng chửi Liên Xô ko ra gì... đó là sự vong ơn bội nghĩa.


Còn người Mỹ để lại gì cho đất nước này qua 20 năm cai trị Miền Nam?


Không gì cả, lòng người ly tán phân tranh, ngoài bom đạn và những nghĩa trang đầy ắp ngôi mộ. Và ngay bây giờ chúng vẫn đang thò cây gậy " nhân quyền" vào đất nước chúng ta, điều mà gần 50 năm trước chúng chưa bao giờ làm được, chỉ thay đổi phương thức từ súng đạn sang đồng đô la mà thôi.


Từng ấy năm sau, Việt Nam tuy đã mở cửa để hội nhập với thế giới nhưng vẫn phải nhớ rằng ai đã từng đô hộ, ai đã từng xâm lược. Trò chơi chính trị luôn là trò chơi 2 mặt, những nước hiện tại viện trợ hoặc kết giao hữu nghị với VN cũng chỉ là những mối quan hệ cầm chừng,

Bên nào có lợi thì họ sẽ ngả về bên đó. Chỉ có những người anh em như Liên Xô, Cuba, Iraq... là những đất nước từng viện trợ cho VNDCCH mà không đòi hỏi nhận lại bất cứ một điều gì.

Còn với người Mỹ, chúng tôi có thể tha thứ nhưng chúng tôi không bao giờ quên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét