Thời gian qua, toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức, đồng lòng để kìm chế, đẩy lùi đại
dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp thì trên mạng xã hội cũng xuất
hiện nhiều tin giả, tin sai sự thật về dịch Covid-19. Ban đầu chỉ lác đác một số
cá nhân tung tin không chính xác về tình hình dịch bệnh ở các địa phương để câu
view, câu like, phục vụ mục đích cá nhân. Nhất là từ khi đại dịch bùng phát ở
Thành phố Hồ Chí Minh , Bình Dương và một số tỉnh phía Nam rồi đến Thành phố Hà
Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ
để phòng, chống dịch Covid-19 thì số lượng tin giả, tin sai sự thật càng nở rộ
như “nấm mọc sau mưa”.
Thay vì đăng tải những thông tin thiết thực
giúp phòng, chống dịch bệnh, các phần tử cơ hội chính trị tiếp tục xuyên tạc,
nhiễu loạn thông tin, kích bác hệ thống chính quyền và chế độ. Điểm qua các
thông tin sai lệch trên mạng xã hội về tình hình phòng, chống dịch bệnh tại
Việt Nam thời gian qua thì phần nhiều các thông tin này xuất phát hoặc được
chia sẻ từ các trang web chuyên đăng tải các bài viết của đám “rận chủ”. Đơn cử
như: những ngày gần đây một tài khoản cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tung
tin giả, cho rằng: “người dân tự thiêu để phản đối chính sách của Đảng, Nhà
nước trong phòng, chống dịch Covid-19”; đưa thông tin sai lệch về các ca bệnh,
tình hình cung ứng nhu yếu phẩm tại các địa bàn phong tỏa do dịch bệnh, thậm
chí chúng còn loan tin giả bằng thủ đoạn cắt ghép các hình ảnh, video-clip với
nội dung quay cảnh một bệnh viện được cho là tại thành phố Hồ Chí Minh, với
nhiều bệnh nhân Covid nằm la liệt, có người chết đắp chiếu. Hay vừa qua, trang
facebook Việt Tân đã đăng tin giả về một đại biểu Quốc hội khóa XV là cán bộ
Quân đội bị nhiễm Covid-19 trong thời gian tham dự kỳ họp thứ nhất Quốc hội
khóa XV tại Hà Nội. Thậm chí chúng còn làm giả mạo báo cáo của cơ quan y tế địa
phương về thời gian, lịch trình di chuyển, người tiếp xúc,… từ các thông tin
sai sự thật này nhiều cá nhân thiếu hiểu biết đã cổ suy, chia sẻ lên các trang,
nhóm trên mạng xã hội gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong một bộ phận người
dân, thậm chí còn bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân.
Theo điểm a, d, khoản 1, Điều 101 Nghị định số
15/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu
chính viễn thông, Công nghệ thông tin... thì hành vi lợi dụng mạng xã hội để
cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống; hoặc cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang cho người dân,
kích động bạo lực... là hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng
dịch vụ mạng xã hội.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào
cuộc xác minh làm rõ những thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch
Covid-19, nhiều tổ chức, cá nhân đăng tải, chia sẻ các thông tin sai sự thật,
chống đối các cơ quan chức năng đã bị xử lý thích đáng, đây chính là bài học
nhằm răn đe cho những kẻ “Anh hùng bàn phím”, chuyên thọc gậy bánh xe, có tư
tưởng tuyên truyền kích động, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Do đó, mỗi công dân hãy tuân thủ, chấp hành
đúng các quy định phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ
và các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị về công tác phòng, chống dịch
Covid-19. Chúng ta hãy tỉnh táo, bình tĩnh, cẩn trọng và tuyệt đối cảnh giác
khi tiếp cận với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội, đặc biệt là các
thông tin chưa được kiểm chứng. Bên cạnh đó, cần theo dõi thông tin được đăng
tải và chia sẻ từ những nguồn chính thống của các cơ quan nhà nước, các tờ báo
uy tín, kênh truyền hình quốc gia để nắm được những thông tin xác thực, cần
thiết; đồng thời mỗi người dân chúng ta hãy là một tuyên truyền viên tích cực
để vận động người thân, gia đình, bạn bè chấp hành nghiêm các chỉ thị của Chính
phủ về công tác phòng, chống dịch; quy định “5K” của Bộ Y tế góp phần cùng các
lực lượng tuyến đầu sớm ngăn chặn, đầy lùi dịch Covid-19 ở nước ta
01.9.TMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét