Nhân dân Việt Nam có
truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng và truyền thống
ấy, tinh thần ấy luôn được củng cố, đắp bồi trong suốt hàng ngàn năm lịch sử
dựng nước và giữ nước.
Trong tác phẩm Đường Cách
mệnh, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cách mệnh là việc chung của cả
dân chúng chứ không phải việc một hai người". Vì thế, để làm tròn nhiệm vụ
mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của
giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam cần phải tập hợp, quy tụ, vận động và tổ
chức các tầng lớp nhân dân lại trong một tổ chức, một hình thức Mặt trận dân
tộc thống nhất, rộng rãi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phòng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 19/5/1941 Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
được thành lập (gọi tắt là Việt Minh). Chương trình cứu nước của Việt Minh đó
là: "Chủ trương lien hiệp hết các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách
mạng, các dân tộc bị áp bức ở Đông Dương, đặng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, làm
cho nước Việt Nam và cả xứ Đông Dương được hoàn toàn độc lập"; thực hiện
hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1) Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn
độc lập; 2) Làm cho dân Việt Nam sung sướng, tự do. Điều lệ của Việt Minh cũng
chỉ ra: "Tôn chỉ-liên hiệp hết thảy tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng
phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đặng cùng nhau đánh đuổi Nhật,
Pháp làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa. Từ đó có thể thấy Việt Minh là bước phát triển cao hơn, thu hút
được đông đảo các tầng lớp nhân dân hơn so với các hình thức mặt trận trước đó
như Hội Phản đế đồng minh, Hội Phản đế lien minh, Mặt trận thống nhất nhân dân
phản đế… Sức mạnh nội sinh từ khối toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh,
dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm
nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử, đánh đổ các
xiềng xích thực dân, tạo nên một nước Việt Nam độc lập.
Cùng với dòng lịch sử,
bài học về tinh thần đoàn kết, nguyên tắc đoàn kết và việc tổ chức, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững nguyên tắc, không lơ là cảnh giác
cách mạng, nhưng chân thành, cởi mở trong hợp tác và liên kết quốc tế vẫn còn
nguyên giá trị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét