Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022
LUẬN ĐIỆU SUY DIỄN, XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG
TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM DUỚI GÓC NHÌN BÌNH ĐẲNG GIỚI
Trên mạng xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đăng tin,
bài cố tình xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước ta về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, trong đó có nói đến vấn đề bình
đẳng giới hiện nay như: Việt Nam phân biệt đối xử với phụ nữ, Việt Nam không có
bình đẳng giới, Việt Nam đàn áp những người “bất đồng chính kiến” là phụ nữ và
trẻ em... Thậm chí, những đối tượng trên còn nhận định phụ nữ Việt Nam không có
tự do, không có quyền gì quyết định cuộc đời.
Để làm được điều này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội ra sức xuyên tạc,
bóp méo sự thật; phủ nhận thành tựu, thực tiễn các giá trị lý luận, quan điểm,
đường lối của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, trong đó
có bình đẳng giới tại Việt Nam. Xuyên tạc, vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền
trong bình đẳng giới, ngăn cản tự do ngôn luận, tự do hội họp; lợi dụng những hạn
chế, yếu kém trong quản lý xã hội, sơ hở, thiếu sót trong quản lý, điều hành đất
nước hoặc những vấn đề bức xúc, khiếu kiện kéo dài chưa được giải quyết để lôi
kéo, kích động người dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất an ninh trật tự; tung
hô, cổ vũ, cường điệu hóa các giá trị dân chủ tư sản “kiểu Mỹ” và phương Tây;
xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con người, không bảo vệ
quyền phụ nữ, trẻ em, chèn ép “những người bất đồng chính kiến”…
Có thể thấy rõ, những thủ đoạn đổi trắng, thay đen, bóp méo, xuyên tạc lịch
sử, sự thật nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt
Nam của thế lực thù địch tuy không phải chiêu trò mới nhưng rất nguy hiểm.
Những luận điệu xuyên tạc với thủ đoạn chống phá tinh vi lợi dụng không gian
mạng nhằm “nhào nặn”, “vá víu” các sự kiện, tư duy ngụy biện xảo trá, đánh tráo
khái niệm, suy diễn méo mó làm ảnh hưởng hình ảnh, các nỗ lực của Việt Nam
trong thực hiện tự do, dân chủ, nhân quyền và bình đẳng giới.
Tự do, dân chủ, nhân quyền dưới góc nhìn bình đẳng giới ở Việt Nam
Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên
suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt
Nam. Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người như:
Vai trò của phụ nữ Việt Nam đã được thể hiện rõ nét từ Quốc hội khóa I, chỉ
với 10 đại biểu nữ (chiếm 3%) các nữ đại biểu đã thể hiện xuất sắc vai trò của
mình. Trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, bà Lê Thị Xuyến đã được
bầu làm Ủy viên Thường trực Quốc hội. Đến năm 1950, tại Đại hội Phụ nữ toàn
quốc lần thứ nhất, bà được bầu làm Hội trưởng. Trong những năm tháng kháng
chiến chống Pháp, bà Lê Thị Xuyến đã đảm nhiệm cùng lúc cả hai vị trí: Ủy viên
Thường trực Quốc hội và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà Nguyễn
Thị Thập là một trong mười nữ đại biểu đầu tiên của Quốc hội Việt Nam. Trong 18
năm bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đồng thời bà được bầu làm
Phó Chủ tịch Quốc hội và giữ cương vị này liên tục trong 21 năm, từ khóa III đến
khóa VI (1960-1981).
Quốc hội Việt Nam khóa XV được bầu ra ngày 23/5/2021 có 499 đại biểu,
trong đó có 151 đại biểu nữ, chiếm 30,26%. Đây là lần thứ hai số nữ đại biểu Quốc
hội của nước ta đạt trên 30% (lần đầu tiên là Quốc hội khoá V, đạt 32,31%). Số đại
biểu nữ tham gia Quốc hội ngày càng nhiều và đảm nhiệm những vị trí quan trọng
trong Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Tỉ lệ nữ ủy viên thường vụ và chủ
nhiệm các ủy ban của Quốc hội trong 3 khóa gần đây tăng lên. Số đại biểu nữ giữ
các vị trí lãnh đạo trong Quốc hội kỳ này chiếm gần 40%. Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong số ủy viên Trung ương
Đảng chính thức được bầu có 18 đại biểu nữ (chưa tính 1 ủy viên dự khuyết), tăng
1 đại biểu so với nhiệm kỳ khóa XII.
Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong các cấp chính quyền với số nữ đại biểu HĐND
cấp tỉnh đạt 26,5% (tăng 1,37% so với nhiệm kỳ trước); cấp huyện đạt 27,9% (tăng
3,2% so với nhiệm kỳ trước). Trong 63 Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung
ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 9 người là nữ tại các tỉnh: Lạng Sơn, Lai Châu, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ngãi và An Giang.
Đây là số lượng nữ Bí thư tỉnh ủy nhiều nhất từ trước đến nay.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trong nhiệm kỳ này, ở cấp cơ
sở, số nữ tham gia cấp ủy đạt 21%, tăng 2%; cấp trên cơ sở đạt 17%, tăng 2%. Đối
với các đảng bộ trực thuộc Trung ương, tỷ lệ nữ đạt 16%, tăng 3% so với nhiệm kỳ
trước.
Với những chủ trương, đường lối đúng đắn phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước, nên trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong
tham gia lãnh đạo quản lý nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu được cộng đồng
quốc tế ghi nhận. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 51 trên thế giới, thứ 4 ở châu Á và
đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội Các nước Đông Nam Á về
tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội. Chỉ số bình đẳng giới không ngừng được cải thiện. Năm
2020, Việt Nam xếp vị trí 87 trên tổng số 153 quốc gia được khảo sát trên thế giới
về thu hẹp khoảng cách giới. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt nhiều
năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới,
được thế giới công nhận là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5
về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong các
mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Những thành tựu đạt được cũng
trở thành tiền đề, thành động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục
tiêu về bình đẳng giới, góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững đến
năm 2030.
Với những thống kê trên, một lần nữa khẳng định những thành tựu mà Việt Nam
đã và đang nỗ lực đạt được trong việc đảm bảo quyền tự do, dân chủ, nhân quyền
nói chung và thúc đẩy bình đẳng giới nói riêng. Thực tiễn đó bác bỏ những luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và các cá nhân, tổ chức chống đối trong và
ngoài nước.
THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC, HƯỚNG LÁI VỤ ÁN TẠI “TỊNH THẤT BỒNG LAI”
Xung quanh vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất Bồng
Lai”, xuất hiện luồng thông tin tiêu cực, không đúng sự thật do các đối tượng xấu
lan truyền hòng làm nhiễu dư luận.
Về vụ án này, ngày 21/7, HĐXX TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã
tuyên án sơ thẩm đối với 6 bị cáo. Theo đó, bị cáo Lê Tùng Vân (90 tuổi) bị tuyên
5 năm tù; các bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (30
tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) cùng mức án 4 năm tù; bị cáo Lê Thanh
Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc (62 tuổi) 3 năm tù.
Trong phần luận tội, đại diện viện kiểm sát cho rằng, hành vi của các bị cáo là
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các bị cáo đã phạm tội có tổ
chức nhưng tại phiên tòa không có ý thức khai báo, không có thái độ ăn năn để
hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” liên quan các yếu tố mà các đối tượng xấu lợi
dụng xuyên tạc, chính trị hoá. Thứ nhất, đây là vụ án nhận được sự quan tâm đặc
biệt của dư luận. Những hành vi vi phạm tại đây diễn ra từ lâu, có tổ chức. Tuy
nhiên, cái tên “Tịnh thất Bồng Lai” chỉ thực sự “nóng” và nhận được sự chú ý của
cộng đồng khi “hiện tượng mạng” Nguyễn Phương Hằng đăng đàn tố cáo. Sau
những cuộc phát sóng trực tiếp (livestream) với hàng trăm ngàn người cùng theo
dõi ở một thời điểm của Nguyễn Phương Hằng thì mọi nhất cử, nhất động của
“Tịnh thất Bồng Lai” đều gây chú ý dư luận. Thứ hai, các bị cáo trong vụ án đã
mượn danh cơ sở tôn giáo để trục lợi.
Với phương châm lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ
để chống phá chế độ, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị
đã nhanh chóng hướng lái “chính trị hoá” vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”. Về vấn đề
này, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, qua trao đổi với Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam cho thấy, “Tịnh Thất Bồng Lai” là cơ sở thờ tự không hợp pháp.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, cơ sở trên có
một số sai phạm như: các công trình xây dựng đều do cá nhân đứng tên và xây
dựng trên đất ở nông thôn; bà Cao Thị Cúc là chủ cơ sở trên đã sử dụng đất trồng
lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
UBND xã cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc bà
Cúc khôi phục tình trạng ban đầu của đất. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, vụ việc
này có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi, mặc dù chủ cơ sở khẳng định chỉ thờ
tượng Phật tại gia, không phải sinh hoạt tôn giáo.
Ngay từ những giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên, các đối tượng xấu đã ra
sức “kêu oan”, “khóc mướn” cho các đối tượng trong vụ án và vu khống chính
quyền làm oan người vô tội. Họ cố tình che đậy bản chất vi phạm của “Tịnh thất
Bồng Lai”, biến các đối tượng trong vụ án thành “nạn nhân” của chế độ.
Ngoài ra, qua các video, clip được chính các bị cáo chia sẻ, lan truyền trên
kênh Youtube “5 chú Tiểu - Thiền Am bên bờ vũ trụ” và “Nhất Nguyên - Hoàn
Nguyên Official” trước khi bị bắt, có thể thấy các đối tượng trong “Tịnh thất Bồng
Lai” có hành vi xúc phạm đạo Phật, xuyên tạc giáo lý của Phật giáo, xúi giục mọi
người không tôn trọng tôn giáo và pháp luật.
Việc xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất
Bồng Lai” đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình xét xử
đảm bảo nguyên tắc tranh tụng công khai, dân chủ. Nếu không đồng ý với bản án
sơ thẩm, các bị cáo hoàn toàn có quyền kháng cáo đến toà án cấp trên trực tiếp. Vì
vậy, chẳng có lý do gì để các “nhà dân chủ” vu khống rằng việc xét xử là thiếu
công bằng, bản án được đưa ra là “bất công”, “phi lý”!
Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, tự do tôn giáo phải đi liền với tôn trọng pháp
luật. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Không ai được phép xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, xúc
phạm đến tổ chức, cá nhân. Bản chất của “Tịnh thất Bồng Lai” là lợi dụng tôn giáo
để trục lợi. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở này trái quy định của pháp luật,
không đúng với quy tắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngay trong phiên toà sơ thẩm, bản thân các bị cáo cũng cho biết hoạt động
không theo tôn giáo nào. Thực tế, hoạt động của các bị cáo trong vụ án “Tịnh thất
Bồng Lai” đã ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự của địa phương và gây chia rẽ tôn
giáo. Việc xử lý các bị cáo, toà đã cân nhắc kỹ các yếu tố, đảm bảo có lý, có tình.
Do đó, những luận điệu cho rằng chính quyền “đàn áp tôn giáo” đang được các đối
tượng chống phá đưa ra là không thể chấp nhận.
Đằng sau những luận điệu xuyên tạc bản chất vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” là
mục đích làm nhiễu loạn tình hình, gây phân tâm dư luận, kích động sự mâu thuẫn
trong xã hội hòng tạo ra sự mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đồng thời, bằng các luận điệu sai trái, các thế lực bên ngoài đang cố tình bẻ lái,
dựng chuyện nhằm bôi nhọ hình ảnh, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế và tìm kiếm những tác động từ bên ngoài hòng can thiệp vào công việc nội
bộ của Việt Nam. Những hoạt động này đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi
ích xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII ĐÃ KHAI MẠC SANG NGÀY 3/ 10/ 2022 TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước thay mặt Bộ
Chính trị điều hành phiên họp.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
thay mặt Bộ Chính trị báo cáo về Chương trình Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Sau Phiên khai mạc, Trung ương thảo luận và quyết định một số nội dung về
công tác cán bộ, cụ thể như sau:
1. Trung ương cho ý kiến vào Tờ trình của Bộ Chính trị về việc xem xét, kỷ
luật đồng chí Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương vì những vi phạm sau:
Đồng chí Phạm Xuân Thăng đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống;
vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những
điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm
trọng, làm thiệt hại lớn cho ngân sách của Nhà nước, nhân dân và xã hội; để xảy ra
vụ án tham nhũng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; gây dư luận xấu, làm
giảm uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương; đồng chí Phạm Xuân
Thăng đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an quyết định khởi tố, bắt tạm
giam.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm; căn cứ quy định
của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, quyết định thi hành kỷ
luật Khai trừ Đảng đối với đồng chí Phạm Xuân Thăng.
2. Căn cứ quyết định hiện hành, ý kiến của các cơ quan liên quan và chủ
trương của Bộ Chính trị về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật; trên cơ
sở đề nghị của cấp uỷ, tổ chức đảng, ý kiến của các cơ quan chức năng và xem xét
nguyện vọng của cán bộ; Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất
để 3 đồng chí: Nguyễn Thành Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban
Kinh tế Trung ương; Bùi Nhật Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Huỳnh Tấn Việt, Uỷ viên Trung ương Đảng,
Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương thôi tham gia Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XIII.
Buổi chiều: Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về
Đề án tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong giai đoạn mới.
ĐIỂM TIN NHANH NGA- UKRAINE (Sáng 02/11)
NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG TÔN GIÁO ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Chiêu bài tôn giáo là một phần của chiến lược “diễn biến hoà bình” mà các
tổ chức, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam thường sử dụng nhằm kích
động xu hướng chia rẽ, ly khai, từ đó phát triển thành các cuộc tuần hành, biểu
tình, gây rối an ninh, trật tự, tạo sự bất ổn định về chính trị - xã hội, ảnh hưởng
không nhỏ sự phát triển toàn diện của xã hội.
Thực tế cho thấy, tại các khu vực trọng yếu của đất nước như miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thế lực chống phá cực đoan ở trong và ngoài
nước đã lợi dụng vấn đề dân tộc gắn với vấn đề tôn giáo để kích động tư tưởng dân
tộc hẹp hòi, xúi giục người dân di cư tự do, biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định
chính trị nhằm tạo cớ can thiệp, phá hoại độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Nổi lên thời gian qua là các vụ việc trọng điểm xảy ra trên địa bàn Tây Bắc,
trong đó tập trung ở các tỉnh như Điện Biên, Lai Châu… Dưới sự hậu thuẫn của
các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối trong nước ráo riết thực hiện mưu đồ
lập ra tôn giáo riêng ở đồng bào dân tộc như lập ra “đạo Vàng Chứ” để qua đó lôi
kéo, tập hợp lực lượng thành lập cái gọi là “Vương quốc Mông tự trị”. Ở một số
địa phương, tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc, các
phần tử xấu còn lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới, tà đạo như Giê Sùa, Bà Cô
Dợ, Hội thánh Đức Chúa trời, Sề Chu Hà Ly Cha và một số hiện tượng tôn giáo
liên quan đến tục lễ thờ cúng các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng để
tiến hành các hoạt động gây rối an ninh, trật tự. Thực tế, Giê Sùa, Bà Cô Dợ đều là
tà đạo lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp phát triển lực lượng lập “Nhà nước
Mông”. Thời gian qua, các đối tượng triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông
qua điện thoại, mạng xã hội, các phần mềm trực tuyến để chỉ đạo số đối tượng cốt
cán ở trong nước tích cực tuyên truyền, lôi kéo người Mông tại Việt Nam tham gia
tà đạo nhằm kích động lập “Nhà nước Mông” với các luận điệu như: Đức Chúa trời
Giê Hô Va đã chia đất cho người Mông nhưng người Mông không đoàn kết, nên
đất đai đã bị các nước khác xâm chiếm; người Mông không có lãnh thổ, nhà nước
riêng, suốt đời đi làm thuê cho các dân tộc khác…
Những vấn đề nêu trên đã và đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trong khu vực, tạo thành những điểm nóng tôn giáo.
Bên cạnh đó, thời gian qua, tại một số địa phương xuất hiện những mặt hạn
chế, yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội như vấn đề đầu tư, ô nhiễm môi
trường, giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa… Triệt để lợi dụng vấn đề này, các
đối tượng chống đối cực đoan trong tôn giáo tìm mọi cách để ngụy tạo chứng cứ,
thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các ban, ngành chức năng có liên quan. Từ
đó tạo tâm lý tiêu cực, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với các cấp uỷ đảng,
chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cao hơn nữa có thể kích động
quần chúng tín đồ tụ tập đông người, gây rối an ninh, trật tự hoặc thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật, chống phá chế độ. Không những vậy, một số đối tượng
cực đoan trong tôn giáo còn lợi dụng tình hình thiên tai hay đại dịch COVID-19 để
tuyên truyền xuyên tạc, tạo “chiến tranh tâm lý”, gây hoang mang, lo lắng, hoài
nghi trong nhân dân, nhất là việc xuyên tạc chất lượng của vaccine phòng COVID-
19; xuyên tạc chính sách phòng, chống COVID-19 của Nhà nước ta; bôi nhọ các
lực lượng thực thi pháp luật, hỗ trợ nhân dân chống dịch bệnh; thổi phồng những
mất mát, tổn thất do dịch bệnh gây ra, quy nguyên nhân dịch bệnh do “chính quyền
thờ ơ, vô cảm”, “đường lối của Đảng sai lầm”!
Rõ ràng, qua phân tích những vấn đề nêu trên cho thấy, chiêu bài tôn giáo
được các thế lực thù địch và số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước triệt để
lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta, là vấn đề mang tính quy luật. Hiện nay,
thủ đoạn lợi dụng chống phá của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, lại
được che đậy bởi vỏ bọc tôn giáo nên người dân khó phát hiện. Tính chất nguy
hiểm ngày càng cao khi thủ đoạn này đã tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng
của đồng bào theo đạo. Đây sẽ là tiền đề để khi có điều kiện, có thời cơ, các đối
tượng sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kích động, lôi kéo quần chúng tín
đồ tham gia vào các hoạt động chống đối, vi phạm pháp luật.
Do đó, mọi chức sắc, tín đồ tôn giáo nói riêng và mỗi người dân Việt Nam
nói chung hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên án những mưu đồ
xấu của kẻ địch. Đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh, đẩy lùi việc lợi dụng vấn
đề chính trị để chống phá ra khỏi đời sống tôn giáo, góp phần làm cho các hoạt
động tôn giáo trở nên thuần khiết, tốt đẹp như bản chất vốn có. Nâng cao nhận
thức, tinh thần cảnh giác của người dân, phân biệt rõ hoạt động tôn giáo đúng
nghĩa và hành vi lợi dụng tôn giáo để kích động chống phá của kẻ xấu. Mọi hoạt
động tôn giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo luật, tuân thủ luật pháp, đem lại đời sống
đạo pháp đúng nghĩa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho đồng bào trên cơ sở
tuân thủ pháp luật của Nhà nước.
ĐỪNG ĐỂ ‘LẠC TRÔI” THEO NHỮNG LỜI TUNG HÔ KÍCH ĐỘNG
Vào giữa tháng 12/2021, TAND thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án
và tuyên án phạt 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Cần thấy rằng, việc toà phúc
thẩm có giảm nhẹ hình phạt hay không phải căn cứ hồ sơ, tài liệu, có tình tiết mới
nào là căn cứ giảm nhẹ hình phạt hay thái độ của bị cáo có ăn năn, hối lỗi so phiên
sơ thẩm? Tuy nhiên, diễn biến tại phiên toà cho thấy, dù cáo trạng đã nêu rõ tính
chất, mức độ phạm tội, các căn cứ kết án, bị cáo Phạm Thị Đoan Trang vẫn giữ
thái độ như trước đó, tiếp tục cho rằng mình không phạm tội và kêu oan. Khi được
HĐXX giải thích, bị cáo Phạm Thị Đoan Trang không thành khẩn khai báo, có thái
độ chống đối tại phiên tòa. Trong khi đó, trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên
phúc thẩm, căn cứ lời khai, tài liệu, kết quả giám định, tòa phúc thẩm nhận định,
đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo. Toà phúc thẩm đánh giá, việc tòa
sơ thẩm tuyên án phạt 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” là đúng người, đúng tội,
không oan, hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội. HĐXX xác định hành vi của
bị cáo Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm
phạm chế độ và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, xã hội, xâm phạm đến
sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân bị cáo là người có trình độ
nhận thức nhất định. Bị cáo hiểu và biết rõ hậu quả hành vi vi phạm của mình
nhưng vẫn tích cực thực hiện trong một thời gian dài, do vậy cần phải xử phạt
nghiêm minh. Vì vậy, toà phúc thẩm tuyên y án 9 năm tù đối với bị cáo.
Cũng tương tự như tại phiên sơ thẩm, các trang mạng truyền thông chống
phá Việt Nam ở nước ngoài lại tiếp tục điệp khúc “kêu oan” cho bị cáo Phạm Thị
Đoan Trang. Họ đưa ra các bài viết tô vẽ hình tượng, tạo dựng một bị cáo “giữ
vững chí khí”, lập luận rằng Phạm Thị Đoan Trang không phạm tội, cần “trả tự do
ngay lập tức”!
Cũng với cách tiếp cận này, một số trang mạng còn dùng chiêu “cập nhật
diễn biến phiên toà”, đưa thông tin, hình ảnh trong và ngoài phiên toà, thông tin về
sức khoẻ, thái độ bị cáo, về thân nhân, việc tranh tụng tại toà… nhằm tạo điểm
nhấn gây chú ý như là một sự kiện “bất thường”! Không ít bài viết lấy cớ “minh
oan” cho bị cáo, đưa ra lời lẽ phê phán, đả kích phiên toà, đả kích nền tư pháp Việt
Nam, từ đó coi đây là “dẫn chứng” để rêu rao trước công luận về “phiên toà bịt
miệng”, một thể chế người dân bị bỏ tù vì “dám lên tiếng đấu tranh cho tự do, dân
chủ”!
Điều đáng nói, sự tung hô, đánh tráo bản chất vụ án của các trang mạng
truyền thông này được sự hậu thuẫn từ những tuyên bố sai lệch của một số cơ quan
ngoại giao. Sau khi kết thúc phiên toà, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu
“Hoa Kỳ hết sức lo ngại trước bản án được giữ nguyên và bản án 9 năm tù đối với
tác giả và nhà báo Việt Nam nổi tiếng Phạm Thị Đoan Trang”.
Cũng “té nước theo mưa”, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ra
thông cáo bày tỏ “sự bất bình trước bản án phúc thẩm của bà Trang”! Cũng chính
RSF từng tung ra trò giải thưởng báo chí rồi “vinh danh” người đoạt giải RSF 2019
về quyền tự do báo chí cho Phạm Thị Đoan Trang. Lần này, RSF lấy cớ phiên phúc
thẩm y án 9 năm tù với bị cáo rồi “kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam,
chẳng hạn như EU và Hoa Kỳ, yêu cầu trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang như một
phần trong thỏa thuận của họ với Hà Nội”.
Như vậy, từ những phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, EU với những
thông tin sai lệch về vụ án cũng như đưa ra những tuyên bố, kêu gọi phi thực tế,
các tổ chức chống phá Việt Nam như RSF, CPJ… được dịp “lên đồng” với các
tuyên bố, thông cáo cố tình xuyên tạc sự thật, chỉ trích, miệt thị nền tư pháp, chỉ
trích Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới chiêu bài nhân quyền, tự do báo chí, tự do
ngôn luận. Hành động này cũng thể hiện tương tự như tại phiên toà sơ thẩm hồi
năm ngoái, dù nội dung, bản chất vụ án đã được thể hiện rất rõ và thông tin cụ thể
trên các phương tiện truyền thông.
Đây là vụ án xét xử công khai, hoàn toàn không có gì “mập mờ” hay “tuỳ tiện”
như những phán xét nói trên. Việc xét xử phúc thẩm là dựa trên kháng cáo của bị
cáo và TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở thủ tục phiên toà theo đúng trình tự pháp
luật tố tụng hình sự. Cáo trạng tại phiên phúc thẩm một lần nữa nêu rõ, trong
khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, bị cáo Phạm Thị Đoan Trang
có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ngoài ra, bị cáo Đoan Trang còn trả lời
phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính
sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang
mang trong nhân dân. Cụ thể, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài
liệu: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung
về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín
ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng
ở Việt Nam”. Cơ quan tố tụng xác định, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền,
phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc
đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
KHÔNG THỂ CHIA RẼ, ĐOÀN KẾT GIỮA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Trong
thực hiện “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc để lôi kéo, kích động
đồng bào chống phá Đảng và Nhà nước ta là một chiêu trò nguy hiểm mà các thế
lực thù địch, thường xuyên tiến hành. Mặc dù đã thất bại trong mưu đồ dựng lên
cái gọi là”nhà nước Đề-ga” ở Tây Nguyên, “vương quốc Mông” ở Tây Bắc… nhưng âm
mưu, thủ đoạn ấy các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ.
Những
năm gần đây, thông qua internet, mạng xã hội các thế lực thù địch gia tăng bóp
méo, thông tin sai lệch về đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyên
truyền xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lợi dụng
việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam áp dụng các biện pháp xử lý đối với
những phần tử là người dân tộc thiểu số vi phạm pháp luật trong các vụ việc gây
rối trật tự an ninh - an toàn xã hội tại một địa phương, các thế lực thù địch
xuyên tạc, vu cáo rằng: “Ở Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc không
được bảo đảm”; “các lực lượng an ninh Việt Nam trấn áp đồng bào dân tộc…”. Sự
xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch dù có lươn lẹo, tinh vi đến đâu đi
chăng nữa cũng không phủ nhận được thực tế. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc
với 54 dân tộc anh em. Hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam sinh sống
ở địa bàn miền núi, biên giới nơi có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đồng bào các
dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN,
Đảng, Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, chính sách dân tộc rất đúng đắn và rõ
ràng: Đó là, muốn có bình đẳng dân tộc thì phải giành và giữ cho được độc lập
dân tộc; quyền bình đẳng thực sự giữa các dân tộc chỉ được xây dựng, thực hiện
trên nền tảng độc lập dân tộc. Sau giải phóng, đặc biệt trong những năm đổi
mới, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới ưu tiên cao nhất là thực hiện quyền
phát triển của các dân tộc. Với những điều kiện thuận lợi mới, đời sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện trên nhiều mặt, mọi người đều bình
đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm đối với đất nước. Các dân tộc
càng đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Không phải ngẫu nhiên mà bà Gay McDougall - chuyên gia độc lập về các
vấn đề dân tộc thiểu số của Liên hợp quốc, đã đánh giá cao việc Việt Nam coi
cộng đồng các dân tộc thiểu số là bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam. Qua
khảo sát thực tế, bà Gay McDougall hoan nghênh quyết tâm chính trị, các chính
sách, biện pháp và chương trình của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo đảm quyền của
các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực, nhất là những nỗ lực thu hẹp khoảng
cách phát triển kinh tế - xã hội giữa đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số với
miền xuôi. Cùng với tôn giáo, dân tộc luôn là vấn đề mà các thế lực thù địch
lợi dụng để chống phá Việt Nam. Đối với địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa
vấn đề dân tộc thường gắn với vấn đề tôn giáo vì mặt bằng dân trí, trình độ
nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là vùng đồng bào
thiểu số còn nhiều hạn chế. Các thế lực thù địch thường lợi dụng sự hạn chế về
hiểu biết của bà con để tuyên truyền xuyên tạc, kích động. Trên địa bàn có đông
người Mông sinh sống, chúng lấy lý do “Người Mông không có Tổ quốc” xúi giục,
lôi kéo người Mông di cư, có lúc ồ ạt trong nội bộ các tỉnh biên giới, đi Tây
Nguyên, sang Lào, làm cho tình hình an ninh chính trị trên địa bàn có lúc diễn
biến phức tạp. Một số người nhẹ dạ, cả tin, một số phần tử thoái hóa, biến chất
bị chúng lôi kéo vào các hoạt động chống phá. Chúng lợi dụng truyền đạo để
tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, xuyên tạc đường lối, chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo,
vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền ở cơ
sở. Để đấu tranh ngăn chặn những âm mưu và hành động ấy chúng ta phải tiến hành
đồng bộ nhiều việc. Thực tế trên cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động quần
chúng ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc, cần đẩy mạnh với nhiều hình thức và cách
làm phù hợp, đề cao tính hiệu quả. Cần huy động sức mạnh tổng hợp của cấp ủy,
chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, tiến hành tuyên truyền vận
động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Đặc biệt, cần đi sâu vào từng bản, làng, từng cơ sở để tuyên truyền chủ
trương phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn
giáo để đồng bào hiểu rõ những âm mưu, thủ đoạn thâm độc xảo quyệt của bọn phản
động đội lốt tôn giáo gieo rắc những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, những luận
điệu xuyên tạc nói xấu Đảng, Nhà nước, chia rẽ người Kinh với người dân tộc,
chia rẽ Đảng với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Cần sáng tạo
nhiều hình thức tuyên truyền văn hóa cổ vũ thuần phong mỹ tục, những tập quán,
nếp sống văn hóa đẹp, lành mạnh của các dân tộc, đồng thời phê phán đấu tranh
mạnh mẽ với những hiện tượng mê tín, dị đoan, bài trừ các hủ tục lạc hậu. Đây
chính là những hàng rào vô hình ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, tư
tưởng phản động và luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch. Chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán và rõ ràng, thể hiện đầy đủ quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: “Sự nghiệp cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng”, “Dân là gốc”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”. Tuy nhiên, các chính sách này cần được
thể chế hóa, cụ thể hóa phù hợp với từng vùng, miền và từng địa phương, tạo ra
những chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc và quan trọng nhất là phục vụ lợi ích
thiết thực của người dân. Chính sách dù hay đến mấy mà cuối cùng người dân
không được hưởng lợi, không có lợi ích trong đó thì cũng vô nghĩa. Các chính
sách, do vậy, cần được kiểm nghiệm trong thực tế và có những điều chỉnh phù hợp
sát đúng với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, bảo đảm phát huy hiệu quả cao nhất
trên thực tế. Làm như vậy thì nhất định không một thế lực nào có thể bóp méo,
xuyên tạc, chia rẽ, phá hoại quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt
Nam./.
ĐẰNG SAU LUẬN ĐIỆU ĐÒI XÓA BỎ MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Thời đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều quản lý xã hội bằng pháp
luật và các quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tình hình, đặc điểm, điều
kiện cụ thể. Điều đó thể hiện sự tiến bộ, văn minh của loài người.
Thế nhưng, hiện một số người, nhất là số cơ hội chính trị có quan hệ với các
tổ chức thù địch, đối tượng phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài
đang tìm cách đi ngược lại sự văn minh, tiến bộ xã hội. Các đối tượng tìm kiếm sự
can thiệp từ bên ngoài nhằm kêu gọi xóa bỏ một số điều luật với các mục đích chính trị xấu.
Thực chất, việc kêu gọi xóa bỏ các điều luật này xuất phát từ các đối tượng
có âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Vậy, mục đích của các đối
tượng kêu gọi xóa bỏ các điều luật này là gì?
Thứ nhất, các đối tượng đang muốn đưa mình thoát khỏi "vùng cấm" của
luật pháp, muốn đứng ngoài vòng pháp luật để dễ bề hoạt động chống phá mà
không bị chế tài pháp luật xử lý. Các đối tượng đang cố gắng tạo cho mình một
vành đai an toàn, nằm trong "nhóm lợi ích" vượt ra ngoài sự quản lý của pháp luật
để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước như: Tuyên truyền chống Nhà
nước; thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt
Nam… mà không bị pháp luật cấm đoán.
Thứ hai, các đối tượng muốn gây sự chú ý từ bên trong lẫn bên ngoài, thông
qua các hoạt động tuyên truyền kêu gọi, tẩy chay, đòi xóa bỏ các điều luật nhằm
gây sự chú ý cho dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế, nhất là các tổ
chức theo dõi nhân quyền, các cơ quan truyền thông thiếu thiện chí, thường xuyên
có các bài viết chống phá Việt Nam như đài RFA, RFI... Các hoạt động kêu gọi
nhằm đánh lạc hướng dư luận để tạo suy nghĩ rằng môi trường chính trị của Việt
Nam đang "rối ren"; tâm lý người dân bất ổn, hoang mang, qua đó hòng tạo áp lực
dư luận để đòi hỏi phải thay đổi các quy định hoặc xóa bỏ các điều luật này.
Thứ ba, tất cả các hoạt động kêu gọi xóa bỏ các quy định của điều luật trên
không nằm ngoài âm mưu tạo ra môi trường thuận lợi để tiến hành các hoạt động
chống phá Đảng, Nhà nước, mục đích hướng đến là thay đổi nhận thức của đông
đảo quần chúng toàn xã hội, tiến tới xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Việc kêu gọi xóa bỏ một số điều luật trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam nhằm xuyên tạc, vu khống, hạ bệ hình ảnh Việt Nam, cho rằng chúng ta vi
phạm dân chủ, nhân quyền; vu cáo nhà nước sử dụng các điều luật này để "bóp
nghẹt" quyền tự do dân chủ, các quyền căn bản của công dân được Hiến định.
Các đối tượng chống phá muốn xóa bỏ các điều luật nói trên đều nằm trong âm
mưu, ý đồ hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và đây không phải là thủ đoạn
mới. Các Bộ luật Hình sự trước đây khi ban hành và thực thi thì các tổ chức, cá
nhân thù địch, phản động cũng tìm cách đả phá, đòi huỷ bỏ những điều luật mà họ
cho rằng "lạc hậu", "trói cột", "bịt miệng"…
Thực tế, không phải vì nhận thức thiếu hiểu biết dẫn tới phạm pháp mà hầu
hết các đối tượng đều hiểu rõ những hành động của mình là trái với quy định của
pháp luật, là phạm tội, nhưng với các động cơ khác nhau, họ vẫn cố tình thực hiện
hành vi phạm tội. Thậm chí không ít đối tượng dù bị cơ quan chức năng nhiều lần
cảnh cáo, nhắc nhở hay xử phạt hành chính, xử lý hình sự nhưng sau đó vẫn bất
chấp, cố tình thực hiện hành vi, thách thức pháp luật. Do đó, việc xử phạt với các
điều khoản tương ứng hành vi, tính chất phạm tội là việc làm đương nhiên của cơ
quan bảo vệ pháp luật. Điều đó càng cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật và
việc xử lý đó được cộng đồng xã hội đồng tình ủng hộ (ngoại trừ các phần tử tham
gia các tổ chức phản động, chống phá Nhà nước).
Một nguyên tắc trong xây dựng nhà nước pháp quyền là phải thượng tôn
pháp luật, không ai có thể đứng ngoài pháp luật. Dù là ai, vị trí nào, gia thế ra sao
thì khi vi phạm đều xử lý bình đẳng và pháp luật hình sự cũng quy định rõ các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo đó, những ai chủ mưu, cầm
đầu, cố tình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm tội nhiều lần, tái phạm
nguy hiểm… thì sẽ bị tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ngược lại, những ai vì nhận
thức thấp kém, phạm tội do bị rủ rê, lôi kéo; biết ăn năn, hối lỗi, thành khẩn khai
báo… thì được giảm nhẹ hình phạt. Khi xét xử, luận tội, toà án xem xét công và tội
rõ ràng, công minh.
Việc điều tra, truy tố, xét xử các bị can, bị cáo tuân thủ theo quy định của Bộ
luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, quá trình xét xử đảm bảo việc tranh tụng
dân chủ trước toà. Các vụ án xét xử bị cáo theo các tội danh mà các đối tượng
thường xuyên có hoạt động kêu gọi xóa bỏ như Điều 109, Điều 117, Điều 331 Bộ
luật Hình sự cũng đảm bảo theo quy định, nguyên tắc đó. Các hoạt động tố tụng
đều thực hiện theo các trình tự, thủ tục được luật pháp quy định, thể hiện sự công
khai, minh bạch, trách nhiệm trong các hoạt động công tố và các bản án được xem
xét khách quan, người dân ủng hộ, điều này cũng góp phần củng cố niềm tin của
nhân dân đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
LẬT TẨY NHỮNG CHIÊU TRÒ TUNG HỎA MÙ, GÂY NGHỜ VỰC
Tiếp tục nhiệm vụ xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, từ đầu năm 2022
đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã tập
trung chỉ đạo các cơ quan chức năng đấu tranh mạnh với tội phạm tham nhũng và
kinh tế.
Một số
vụ án điển hình như vụ Công ty Việt Á, những “chuyến bay giải cứu”, mua sắm
thiết bị trong lĩnh vực y tế, giáo dục… được phát hiện, xử lí. Qua đó, nhiều tổ
chức, cá nhân bị kỉ luật; đã có những cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản
lí bị khởi tố, bắt giam vì cáo buộc nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ. Và mới đây nhất, tối 20/10/2022, Cơ quan Cảnh sát
điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Đồng Nai, bà Bồ Ngọc Thu về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ. Đây là diễn tiến của việc mở rộng điều tra vụ án được khởi tố
cuối tháng 4/2022 đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty AIC
Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số bị can có hành vi thông thầu, gian lận trong
đấu thầu, vi phạm Luật Đấu thầu để AIC trúng 12 gói thầu với tổng giá trị hơn
476 tỉ đồng. Đấu tranh phòng, chống tội phạm lĩnh vực kinh tế từ đầu năm 2022,
nổi lên là vụ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch FLC) với hành vi thao túng thị trường
chứng khoán; vụ Đỗ Anh Dũng, chủ tịch Tân Hoàng Minh cùng đồng phạm thông qua
phát hành trái phiếu lừa đảo, chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng (khoảng 320 triệu
USD); vụ Vạn Thịnh Phát với hành vi gian dối phát hành, mua bán trái phiếu,
chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của nhà đầu tư. Riêng vụ Trịnh Văn Quyết, theo
kết quả điều tra bước đầu, từ năm 2014 đến năm 2016, thông qua việc tăng vốn
điều lệ khống từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng 430 triệu cổ phần của
Công ty CP Xây dựng Faros. Khi được niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn
chứng khoán, Trịnh Văn Quyết và một số đồng phạm đã bán, chiếm đoạt tiền của
các nhà đầu tư hơn 6.400 tỉ đồng (khoảng 260 triệu USD). Những vụ việc trên cho
thấy, tội phạm kinh tế đã gây thiệt hại khủng khiếp đối với nền kinh tế nói
chung, với các nhà đầu tư và người dân nói riêng. Đã có biết bao người khánh
kiệt tài sản, bao gia đình tan nhà nát cửa vì bỗng chốc trở thành nạn nhân của
những kẻ lừa đảo siêu hạng. Và việc điều tra, xử lí cương quyết nhằm ngăn chặn
tội phạm, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt là nhiệm vụ cấp bách mà Bộ Công an và
các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực thực hiện, dưới sự chỉ đạo sát sao,
quyết liệt và hiệu quả của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực. Thực tế sờ sờ như vậy song vẫn có những luận điệu ở cả trong và ngoài
nước tung hỏa mù dưới chiêu bài: Nào là, Công an Việt Nam đang hình sự hóa các
quan hệ kinh tế, dân sự; nào là chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam vẫn chỉ “tắm
từ vai” và chỉ nhằm vào những người không cùng cánh hẩu; nào là Công an sắp sửa
“sờ gáy” tập đoàn này, doanh nghiệp kia, v.v. khiến một bộ phận dư luận, nhà
đầu tư dao động, làm ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán nói riêng, sự phát
triển của nền kinh tế nói chung. Không chỉ tung hỏa mù, gây ngờ vực vào quyết
tâm và hiệu quả chống tham nhũng, tiêu cực, các thế lực thù địch còn đặt vấn
đề: Càng chống thì tiêu cực, tham nhũng càng nhiều; muốn chống tham nhũng hiệu
quả, thì cần thay đổi thể chế. Những luận điệu sai trái, trơ trẽn nêu trên được
một số người triệt để khai thác, lợi dụng, nhằm mục đích “giảm cường độ” và
hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đảo ngược quá trình lành mạnh
hóa, minh bạch hóa các hoạt động đầu tư, kinh doanh và thị trường chứng khoán
cũng như nền kinh tế. Nhìn lại 3 năm qua, trong bối cảnh đại dịch COVID-19
hoành hành khiến hàng vạn người thiệt mạng, sản xuất đình đốn, tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế bị trùng xuống; tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước, mọi mặt đời sống xã hội, quốc phòng và an ninh vẫn được bảo đảm. Đáng
mừng, từ cuối năm 2021, sản xuất, xuất khẩu phục hồi, tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam được . Thực tế đó cho thấy kết quả, hiệu quả sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ trong thời gian qua.
Đồng thời, việc Bộ Công an khởi tố điều tra một số cá nhân, tổ chức trong các
vụ án như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… đã góp phần bảo đảm thị trường
chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tài chính, ngân
hàng hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn và phát triển bền vững,
bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đây là việc
làm cần thiết, đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực pháp
lý quốc tế. Nói một cách ngắn gọn, hành vi “phù phép” vài tỉ đồng thành hàng
ngàn tỉ đồng thông qua việc tăng vốn điều lệ khống; sau đó, niêm yết trên sàn
chứng khoán rồi bán, chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của nhà đầu tư, của người
người dân… thì không thể là một giao dịch kinh tế, dân sự bình thường. Đó là
tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần xử lí nghiêm theo pháp luật.