Xung quanh vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất Bồng
Lai”, xuất hiện luồng thông tin tiêu cực, không đúng sự thật do các đối tượng xấu
lan truyền hòng làm nhiễu dư luận.
Về vụ án này, ngày 21/7, HĐXX TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã
tuyên án sơ thẩm đối với 6 bị cáo. Theo đó, bị cáo Lê Tùng Vân (90 tuổi) bị tuyên
5 năm tù; các bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (30
tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) cùng mức án 4 năm tù; bị cáo Lê Thanh
Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc (62 tuổi) 3 năm tù.
Trong phần luận tội, đại diện viện kiểm sát cho rằng, hành vi của các bị cáo là
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các bị cáo đã phạm tội có tổ
chức nhưng tại phiên tòa không có ý thức khai báo, không có thái độ ăn năn để
hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” liên quan các yếu tố mà các đối tượng xấu lợi
dụng xuyên tạc, chính trị hoá. Thứ nhất, đây là vụ án nhận được sự quan tâm đặc
biệt của dư luận. Những hành vi vi phạm tại đây diễn ra từ lâu, có tổ chức. Tuy
nhiên, cái tên “Tịnh thất Bồng Lai” chỉ thực sự “nóng” và nhận được sự chú ý của
cộng đồng khi “hiện tượng mạng” Nguyễn Phương Hằng đăng đàn tố cáo. Sau
những cuộc phát sóng trực tiếp (livestream) với hàng trăm ngàn người cùng theo
dõi ở một thời điểm của Nguyễn Phương Hằng thì mọi nhất cử, nhất động của
“Tịnh thất Bồng Lai” đều gây chú ý dư luận. Thứ hai, các bị cáo trong vụ án đã
mượn danh cơ sở tôn giáo để trục lợi.
Với phương châm lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ
để chống phá chế độ, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị
đã nhanh chóng hướng lái “chính trị hoá” vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”. Về vấn đề
này, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, qua trao đổi với Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam cho thấy, “Tịnh Thất Bồng Lai” là cơ sở thờ tự không hợp pháp.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Long An gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, cơ sở trên có
một số sai phạm như: các công trình xây dựng đều do cá nhân đứng tên và xây
dựng trên đất ở nông thôn; bà Cao Thị Cúc là chủ cơ sở trên đã sử dụng đất trồng
lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
UBND xã cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và buộc bà
Cúc khôi phục tình trạng ban đầu của đất. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, vụ việc
này có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi, mặc dù chủ cơ sở khẳng định chỉ thờ
tượng Phật tại gia, không phải sinh hoạt tôn giáo.
Ngay từ những giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên, các đối tượng xấu đã ra
sức “kêu oan”, “khóc mướn” cho các đối tượng trong vụ án và vu khống chính
quyền làm oan người vô tội. Họ cố tình che đậy bản chất vi phạm của “Tịnh thất
Bồng Lai”, biến các đối tượng trong vụ án thành “nạn nhân” của chế độ.
Ngoài ra, qua các video, clip được chính các bị cáo chia sẻ, lan truyền trên
kênh Youtube “5 chú Tiểu - Thiền Am bên bờ vũ trụ” và “Nhất Nguyên - Hoàn
Nguyên Official” trước khi bị bắt, có thể thấy các đối tượng trong “Tịnh thất Bồng
Lai” có hành vi xúc phạm đạo Phật, xuyên tạc giáo lý của Phật giáo, xúi giục mọi
người không tôn trọng tôn giáo và pháp luật.
Việc xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại “Tịnh thất
Bồng Lai” đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình xét xử
đảm bảo nguyên tắc tranh tụng công khai, dân chủ. Nếu không đồng ý với bản án
sơ thẩm, các bị cáo hoàn toàn có quyền kháng cáo đến toà án cấp trên trực tiếp. Vì
vậy, chẳng có lý do gì để các “nhà dân chủ” vu khống rằng việc xét xử là thiếu
công bằng, bản án được đưa ra là “bất công”, “phi lý”!
Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của người dân. Tuy nhiên, tự do tôn giáo phải đi liền với tôn trọng pháp
luật. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Không ai được phép xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, xúc
phạm đến tổ chức, cá nhân. Bản chất của “Tịnh thất Bồng Lai” là lợi dụng tôn giáo
để trục lợi. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở này trái quy định của pháp luật,
không đúng với quy tắc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngay trong phiên toà sơ thẩm, bản thân các bị cáo cũng cho biết hoạt động
không theo tôn giáo nào. Thực tế, hoạt động của các bị cáo trong vụ án “Tịnh thất
Bồng Lai” đã ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự của địa phương và gây chia rẽ tôn
giáo. Việc xử lý các bị cáo, toà đã cân nhắc kỹ các yếu tố, đảm bảo có lý, có tình.
Do đó, những luận điệu cho rằng chính quyền “đàn áp tôn giáo” đang được các đối
tượng chống phá đưa ra là không thể chấp nhận.
Đằng sau những luận điệu xuyên tạc bản chất vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” là
mục đích làm nhiễu loạn tình hình, gây phân tâm dư luận, kích động sự mâu thuẫn
trong xã hội hòng tạo ra sự mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đồng thời, bằng các luận điệu sai trái, các thế lực bên ngoài đang cố tình bẻ lái,
dựng chuyện nhằm bôi nhọ hình ảnh, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế và tìm kiếm những tác động từ bên ngoài hòng can thiệp vào công việc nội
bộ của Việt Nam. Những hoạt động này đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi
ích xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét