Việc làm cần thiết hiện nay là phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Thời gian qua, các thế lực thù địch không ngừng
xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu của chúng là
tìm mọi cách phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm suy yếu rồi dần xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và
chế độ XHCN ở nước ta.
Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là phát huy vai
trò, sức mạnh của nhân dân để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Phương thức tuyên truyền, chống phá ngày càng tinh
vi, nham hiểm. Hiện nay, Việt Nam trở thành một trong
những nước có tốc độ phát triển mạng di động nhanh nhất thế giới; với khoảng 75
triệu người dân sử dụng internet cho các mục đích thông tin liên lạc, giao lưu
văn hóa, học tập, giải trí và kinh doanh điện tử.
Tuy
nhiên, trên môi trường internet, bên cạnh các thông tin bổ ích, tích cực là
những thông tin tiêu cực, độc hại không dễ kiểm soát, ngăn ngừa. Thực tế cho
thấy, các đài VOA, BBC, RFI, RFA trước kia dùng sóng radio phát vào nước ta nên
phần nào bị hạn chế tiếp cận với người nghe, nhưng nay nhờ sử dụng kỹ thuật số
nên khả năng chống phá tăng lên gấp nhiều lần. Chỉ cần một chiếc điện thoại
thông minh livestream phát trực tiếp có thể truyền tải thông tin “xấu, bẩn,
độc” đến hàng vạn người nghe, người xem trên khắp thế giới.
Theo
thời gian, phương thức tuyên truyền, chống phá của các thế lực thù địch ngày
càng tinh vi, xảo quyệt. Trước đây, các luận điệu tuyên truyền "cách mạng
màu", xuyên tạc, xét lại lịch sử, bôi xấu hạ bệ lãnh tụ, phủ nhận công
lao, vai trò của Đảng với đất nước thường khá rõ ràng, lộ liễu, thậm chí thô
thiển, khó thuyết phục, không được nhân dân chấp nhận.
Mấy
năm trở lại đây, trên các trang thông tin tiếng Việt của VOA, BBC, RFI, RFA
cũng như một số trang mạng YouTube, Twitter, Facebook của các tổ chức Việt Tân,
Triều đại Việt, Tiếng dân, Phố Bolsa TV, Nửa vòng trái đất TV, Hội anh em dân
chủ... thường tổ chức những cuộc bàn tròn, đối luận, bình luận, hội luận, kể
chuyện lịch sử mà các đối tượng thường sử dụng những thông tin, sự kiện có
thật, nhưng được sửa chữa và thêm thắt nhiều tình tiết ngụy tạo, bóp méo rồi
tung ra như một dạng thông tin chính thống.
Những
thủ đoạn kiểu này thường được thực hiện theo kịch bản dàn dựng công phu để khi
tiếp cận, không chỉ người trẻ thiếu hiểu biết, người dân nhận thức hạn chế mà
cả những người có học vấn cao, thậm chí một số ít cán bộ trung, cao cấp nghỉ
hưu cũng có thể bị mắc lừa.
Phát huy sức mạnh của nhân dân trong cuộc chiến
“không khói súng”. Ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị
quyết số 35-NQ/TW “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết số
35 nêu rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, Cương lĩnh chính
trị, đường lối của Ðảng; bảo vệ nhân dân; bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc... Đây là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân.
Thời
gian qua, hàng triệu người dân trong nước khi tiếp cận được các thông tin bẩn
đã vô cùng phẫn nộ với các chiêu trò kích động, bịa đặt, bôi xấu, hạ bệ lãnh
tụ, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng và Nhà nước. Bức xúc trước thực trạng đó,
nhiều người dân đã dùng ngay chính những phương tiện cá nhân tự có và sử dụng
các mạng xã hội Facebook, YouTube, Twitter, Zalo của mình để đấu tranh, phản
bác các luận điệu xuyên tạc của những kênh “truyền thông bẩn” chủ yếu từ nước ngoài.
Ban
đầu là hành động đơn lẻ của những cá nhân riêng lẻ. Sau một thời gian ngắn, vì
cùng tư tưởng “chống giặc trên không gian mạng” nên những người dân dần liên
kết với nhau một cách tự nguyện, từ tự phát trở thành tự giác, để phối hợp cùng
đấu tranh, phản bác các kênh “truyền thông bẩn” và thông tin xấu độc. Họ thuộc
nhiều thành phần, giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, trong đó có cán bộ, công chức,
giáo viên, nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, bộ đội nghỉ hưu, sinh viên trên khắp
mọi miền đất nước và cả một bộ phận người Việt Nam yêu nước đang sinh sống ở
nước ngoài.
Nhiều
người dân đã tổ chức các cuộc hội luận, đối luận, tranh luận trực tiếp trên
không gian mạng với những đối tượng phản động, chống cộng cực đoan, “cờ vàng” ở
nước ngoài và các thành phần “dân chủ cuội”, thoái hóa, biến chất, “tự diễn
biến, tự chuyển hóa” ở trong nước.
Thật
đáng mừng là các cuộc “chống giặc trên không gian mạng” của người dân đạt được
hiệu quả khá tích cực, qua đó làm cho nhiều chủ kênh “thông tin bẩn” phải giảm
bớt tần suất, mật độ xuyên tạc chống phá. Vì là trí tuệ tập thể, trí tuệ nhân
dân, nhiều người bằng trình độ lý luận, kinh nghiệm hiểu biết thực tiễn, kiến
thức lịch sử phong phú vốn có đã phản bác các luận điệu xuyên tạc một cách kịp
thời, thuyết phục. Cũng nhờ các cuộc đấu tranh “chống giặc trên không gian
mạng” nên nhiều người dân đã tự bổ sung kiến thức cả về lý luận chính trị, lịch
sử, văn hóa xã hội cho bản thân.
Nếu
trước đây, Đảng ta lãnh đạo toàn dân tiến hành chiến tranh nhân dân giành độc
lập cho dân tộc và thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Pháp và đế
quốc Mỹ; thì ngày nay, trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, chúng ta
tiếp tục thực hiện chiến tranh nhân dân trên mặt trận tư tưởng.
Cùng
các bài viết đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước
trên những cơ quan báo chí: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Nhân dân, Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam... cũng như nhiều cơ quan báo chí trong cả nước thì hằng ngày, trên không
gian mạng cũng diễn ra các cuộc đấu tranh quyết liệt của nhiều người dân đối
với những phần tử phản động, thù địch, cơ hội chính trị.
Không
ít luận điệu xuyên tạc bịa đặt, bóp méo, xét lại lịch sử của các nhóm phản động
ở trong và ngoài nước vừa tung ra online ngay lập tức bị nhiều người dân phản
bác bằng lý lẽ thông minh, lập luận sắc bén. Thật khâm phục thái độ làm việc
nghiêm túc, khoa học của một cán bộ cao tuổi nghỉ hưu có thể trích dẫn ngay
những câu nói của Bác Hồ về một vấn đề nào đó, Bác nói mấy lần, trong những
hoàn cảnh nào, trích dẫn cụ thể, tên sách, tập, trang, dòng, cơ quan và năm
xuất bản để phản bác thông tin xuyên tạc lãnh tụ.
Một
thanh niên, một cô giáo dạy trung học cơ sở, một thương binh-cựu chiến binh,
một cán bộ nghỉ hưu... đều đồng lòng góp sức, góp công, góp phần tham gia “bẻ
gãy” các luận điệu xuyên tạc về Đảng, về lãnh tụ và bôi đen, bóp méo thành tựu
công cuộc đổi mới ở Việt Nam...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng
khẳng định: “Tin ở dân, chăm lo cho dân, lấy dân làm gốc là một bài học
lớn được rút ra từ chiều sâu lịch sử đất nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng, Bác Hồ và Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của nhân
dân, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác dân vận, thường xuyên chăm lo xây
dựng và củng cố mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Chính nhờ thế mà mặc dù với
số lượng không đông, Đảng ta vẫn có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng vượt qua mọi
khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, dù đó là kẻ thù nguy hiểm và hung bạo nhất”.
Đảng
ta dựa vào nhân dân, tin tưởng vào lực lượng, trí tuệ của nhân dân, chăm lo cho
cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân là điều căn bản, cốt yếu tạo nên sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mà Đảng là hạt nhân. Từ đó khẳng định chúng ta
chỉ có thể bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trước các thế lực thù địch, phản động khi chúng ta biết dựa
vào và phát huy sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét