Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng người đọc báo mạng,
nhất là học sinh, sinh viên (gọi chung là thanh niên hoặc sinh viên) đang có xu
thế tăng nhanh đột biến so với một vài năm trước đây; trong số những người thường
xuyên truy cập mạng Internet đa số là sinh viên, đây là một thực tiễn rất đáng
chú ý trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó có vấn đề “tư tưởng chính
trị”.
Sự phát triển nhanh của mạng internet và dịch vụ viễn
thông cũng đang đặt ra những thách thức mới đối với công tác tư tưởng. Các quan
điểm sai trái trên mạng thường được in ấn, nhân bản với số lượng lớn nên phát
tán rất nhanh trong xã hội, do đó cũng tác động đến một bộ phận không nhỏ học
sinh, sinh viên.
Với lượng thông tin sai trái, thù địch trên mạng lớn
gấp rất nhiều lần so với cách truyền bá thủ công trước đây, lại được tuyên truyền
hằng ngày hằng giờ, đã thực sự tác động mạnh mẽ đối với cộng đồng cư dân mạng.
Thực tế cho thấy một bộ phận cư dân mạng, nhất là “học sinh, sinh viên, đã và
đang chịu tác động tiêu cực của mặt trái công nghệ thông tin, bị mê hoặc, lung
lạc bởi những ''điều phi lý'' trên mạng internet, trở thành nạn nhân "một
cách rất tự nhiên".
Những thông tin sai trái, thù địch trên mạng phát tán rộng rãi, thường xuyên đã và đang
gây phân tâm, lo lắng trong một bộ phận lớn cư dân mạng nói chung và học sinh,
sinh viên nói riêng. Điều đáng ngại là, trong khi tuyệt đại đa số cán bộ, đảng
viên, nhân dân ta vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi
của công cuộc đổi mới đất nước, thì có một số người, do những hoàn cảnh, động
cơ khác nhau, hoặc vô tình hoặc cố ý, đã “sập bẫy” cuộc chiến tranh tâm lý -
thông tin. Đây đó đã xuất hiện sự dao động, hoài nghi, thậm chí có người phản bội
sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng;
hoài nghi, phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng và thành quả cách mạng; tuyên
bố “sám hối”, ly khai học thuyết Mác - Lênin và con đường đi lên CNXH do Đảng
ta lãnh đạo, chạy theo những học thuyết, trào lưu, trường phái học thuật, văn
nghệ tư sản vốn đã và đang bị chính học giả các nước tư bản đào thải, phê phán
- sa vào chủ nghĩa giáo điều mới; đề cao cái tôi cá nhân và lối sống vị kỷ, ích
kỷ...
Các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về tư tưởng
chính trị trên mạng internet lan truyền trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới
sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên, đặc biệt là trong một bộ phận thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ,
tri thức.
Một số thanh niên, sinh viên phai nhạt lý tưởng, mắc
căn bệnh "nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị". Một số sinh viên đề
cao quan điểm “dân chủ tư sản”; sống thực dụng, ích kỷ, cá biệt có hiện tượng
tha hoá về nhân cách; một số viết bài cho đài nước ngoài nói xấu chế độ ta để
xin học bổng. Ngoài ra, còn hàng trăm thanh niên do nhận thức mơ hồ hoặc bị lừa
phỉnh đã tham gia vào các cuộc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét