Trong
thời
gian gần đây, có thể nhận thấy nhiều
trào lưu độc hại trên TikTok đang
nở rộ và phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ, thậm chí là vượt qua cả Youtube và
Facebook.
Ðiều này có thể lý giải
bằng cơ chế hoạt động của TikTok. Khác với hai "đàn anh" là Youtube
hay Facebook, TikTok cung cấp cho người dùng một chế độ xem tự do và đơn giản
hơn, tư duy lý trí của người dùng không còn cần thiết khi các yếu tố kích thích
như âm thanh, hình ảnh xuất hiện liên tục. Người dùng chỉ cần bật TikTok là có
nội dung xem tức thì, mà không cần suy nghĩ lựa chọn. Nếu người dùng không
thích nội dung đang phát, phần tiếp theo video đã sẵn sàng để xuất hiện.
Ngay cả việc lựa chọn nội
dung xem của người dùng cũng là một quá trình được hình thành dựa vào đề xuất của
thuật toán. Ðể hiểu nhu cầu của người dùng, TikTok thống kê chính xác xem người
dùng có tích cực phản hồi về các video được hệ thống đề xuất hay không? Ðiều đó
thể hiện qua thời gian xem, lượt tương tác, từ đó hệ thống sẽ dần dần làm rõ sở
thích của người dùng, và hình thành một phong cách thống nhất. Người dùng sẽ
tin tưởng chắc chắn vào các ý kiến, quan điểm đã được xác lập và thậm chí trở
nên thỏa mãn, và mất đi khả năng suy nghĩ, phân tích, sàng lọc thông tin, mất
đi cả quyền lựa chọn độc lập và tư duy lý trí trong quá trình tham gia TikTok.
Có thể thấy đối tượng sử
dụng mạng xã hội TikTok đa phần là những người trẻ, thanh thiếu niên đang trong
quá trình phát triển và hoàn thiện nhận thức, dễ bị thu hút bởi những nội dung
mới, "lạ", "độc", thậm chí là quái gở, phản cảm, trái với
thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức. Với cơ chế hoạt động của TikTok, clip
càng thu hút nhiều người xem, những nội dung này lại càng được đề xuất, lên xu
hướng, rồi nghiễm nhiên trở thành trào lưu.
Từ đây, giới trẻ lại tiếp
thu và làm theo, đu theo xu hướng một cách mù quáng khiến cho những trào lưu vô
thưởng vô phạt, thậm chí độc hại có cơ hội phổ biến nhiều hơn. Hậu quả là có
không ít trẻ em là nạn nhân "nhiễm độc" thụ động từ chính những trào
lưu nguy hiểm trên TikTok. Trong số các trường hợp này có thể kể đến trường hợp
bốn học sinh Trường trung học cơ sở ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt
chước video trên TikTok rồi rủ nhau lên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai ném đá
vào xe ô-tô đang lưu thông; hay bé trai 10 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh phải nhập
viện trong tình trạng vẹo cổ, đầu nghiêng sang một bên sau khi bắt chước một
trò chơi nguy hiểm trên mạng xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét