Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

ĐẤU TRAN H XÓA BỎ TỔ CHỨC BẤT HƠP PHÁP

 

Hiện nay có những luận điệu sai trái được lan truyền trên không gian mạng rằng: “Mô hình “độc đảng” (Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo) là một mô hình tạo ra sự mất dân chủ trong xã hội Việt Nam". Theo luận điệu này, muốn có một xã hội dân chủ, muốn phát triển thì Việt Nam phải từ bỏ “chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN)”, đi theo con đường “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” như ở các nước phương Tây.

Trước hết, tư tưởng dân chủ của phương Tây có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ dân chủ xuất hiện đầu tiên tại Athens, Hy Lạp trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Về nội dung, đó là “quyền lực thuộc về nhân dân” đồng thời theo nguyên tắc đa số. Nhưng khái niệm “nhân dân” ở đây không bao gồm phụ nữ và người nô lệ. Về mặt phương thức, dân chủ có nhiều hình thức: Dân chủ trực tiếp đó là những người tham gia bầu cử bầu ra người đại diện cao nhất của xã hội. Dân chủ gián tiếp-dân chủ đại diện là người bầu cử chỉ bầu ra người đại diện của mình... từ đó chỉ có những người đại diện mới bầu ra cơ quan và người lãnh đạo xã hội. 

Trải qua quá trình phát triển, chế độ dân chủ trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình, trong đó có chế độ dân chủ đa đảng nhưng thực chất chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền như ở Mỹ (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa); hay dân chủ với nhiều đảng nhưng đều thừa nhận Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền như tại Trung Quốc... Đáng lưu tâm là vào năm 2019, Đại học Cambridge (Anh) có một nghiên cứu cho thấy mức độ bất mãn về thực trạng nền dân chủ tại Hoa Kỳ và Anh ở mức cao đặc biệt. Cụ thể, năm 2019, tỷ lệ người không hài lòng với nền dân chủ ở Anh lên tới 61%. Tại Mỹ, mức độ hài lòng chỉ còn dưới 50%. Như thế có thể thấy, chế độ dân chủ tại hai quốc gia trên chưa làm hài lòng chính công dân của họ, nên không thể và không nên được coi là hình mẫu cho nền dân chủ của bất cứ quốc gia nào.   

Chế độ dân chủ của chúng ta khởi nguồn từ khi dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Giữa vòng vây của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã vùng lên tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại được độc lập dân tộc, đồng thời xây dựng xã hội mới. Trong “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Nhà nước của chúng ta đã kế thừa có chọn lọc những tư tưởng dân chủ trên thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Từ đó, trong phần cuối của “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Ngay từ hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta-Hiến pháp năm 1946 đã cho thấy các quyền công dân (bao gồm cả quyền con người) được bảo đảm. Hơn 77 năm qua (1945-2022), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội, vượt qua những giai đoạn đầy khó khăn, gian khổ, đến nay đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế ngày càng phát triển, có vị thế, uy tín cao trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Những mô hình xã hội Việt Nam là sự vận dụng và phát triển sáng tạo các mô hình xã hội hiện đại trên thế giới, đồng thời kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền dân chủ của Việt Nam hiện nay là nền dân chủ gắn với chế độ làm chủ của nhân dân, do một đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền-đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hệ thống chính trị Việt Nam là cơ sở chính trị-pháp lý của nền dân chủ Việt Nam. Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều 4, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “1- Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Như thế, qua quy định trong Hiến pháp có thể thấy: 1-Đảng không chỉ là đại diện lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn là đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc; 2-Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền nhưng các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; 3-Dân chủ gắn liền với Nhà nước và pháp luật.

Cũng theo Hiến pháp năm 2013 thì: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Các đại biểu Quốc hội được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, nghĩa là mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia trực tiếp bầu cử đại biểu Quốc hội để đại diện cho tiếng nói của mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét